Mô tả công việc Kỹ sư cơ khí - Cơ hội nhận việc lương cao!
Theo dõi viecday365 tạiNhu cầu về nhân lực ngành cơ khí đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Đặc biệt trong bối cảnh nền công nghiệp của nước nhà phát triển rất mạnh mẽ. Cơ hội việc làm rộng mở cho những ứng viên lành nghề và qua các lớp đào tạo chính quy. Đã bao giờ bạn từng đặt câu hỏi, một Kỹ sư cơ khí đảm nhận những chức năng gì trong các doanh nghiệp? Thông qua mô tả công việc Kỹ sư cơ khí được viecday365.com tổng hợp sau đây. Chắc chắn bạn sẽ có một cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về nghề nghiệp này đấy!
1. Tổng quan về vị trí Kỹ sư cơ khí
Là một ngành truyền thống ở nước ta, Kỹ thuật cơ khí được dự báo là lĩnh vực bao hàm rất nhiều cơ hội việc làm khác nhau, đặc biệt mang lại một thu nhập trung bình khá ổn định. Trong số đó, Kỹ sư cơ khí là nghề được săn đón hơn bao giờ hết. Mặc dù chúng ta đã nghè rất nhiều về Kỹ sư cơ khí, nhưng phần lớn các ứng viên mới vào nghề còn chưa thực sự nắm chắc những trách nhiệm nghề nghiệp gắn liền với vị trí này ở thực tiễn các doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao, bản mô tả công việc Kỹ sư cơ khí luôn là chủ đề được cả ứng viên và nhà tuyển dụng quan tâm.
Có thể thấy, kỹ thuật cơ khí là ngành có phạm vi hoạt động và ứng dụng lớn nhất nước ta. Do đó, nhu cầu về nhân lực đối với ngành nghề này chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiều. Trách nhiệm chính của những Kỹ sư cơ khí là gì? Đó chính là việc trực tiếp phân tích, nghiên cứu, thiết kế và cho ra đời các sản phẩm cơ khí mới. Có thể kể đến như máy móc, thiết bị cơ khí, động cơ,...
Song song với trách nhiệm trên, Kỹ sư cơ khí còn là cá nhân có nhiệm vụ thiết kế và trực tiếp điều hành, giám sát, cũng như theo dõi tất cả các hoạt động liên quan đến việc sản xuất các thiết bị, máy móc trong các ngành công nghiệp khác nhau. Hãy thử nhìn xung quanh, bạn có thể nhìn ra được rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ một Kỹ sư cơ khí, chẳng hạn như tủ lạnh, điều hòa, máy hơi nước, máy phát điện,... Kỹ sư cơ khí cũng là người đóng góp công sức vào việc đưa các hệ thống máy móc vào phục vụ cuộc sống như: thang máy, băng tải, thang cuốn,....
2. Bản mô tả công việc Kỹ sư cơ khí đầy đủ nhất
JD của công việc có lẽ là điều được các ứng viên quan tâm đầu tiên khi bắt gặp một tin tuyển dụng nào đó. Bản JD của vị trí tuyển dụng là tài liệu thể hiện và bao gồm những thông tin giúp ứng viên có thể hiểu rõ hơn về công việc trước khi quyết định nộp hồ sơ ứng tuyển. Đó là các nội dung như: mô tả công việc, yêu cầu công việc, mức lương, quyền lợi, cách thức ứng tuyển, thời gian làm việc,....
Cả nhà tuyển dụng và ứng viên cần phải hiểu và nắm chắc những thông tin trong bản mô tả công việc Kỹ sư cơ khí. Đối với những nhà tuyển dụng, các thông tin này có thể giúp họ dựa vào để thiết kế hoàn chỉnh JD cho công ty. Đối với ứng viên, thông tin trong bản mô tả có thể giúp họ chắc chắn hơn về quyết định có nên ứng tuyển hay không? Hoặc dựa vào bản mô tả, có thể giúp họ vượt qua vòng phỏng vấn, vòng sàng lọc hồ sơ một cách dễ dàng.
2.1. Thiết kế, gia công và lắp đặt các sản phẩm
Đối với một Kỹ sư cơ khí, việc tạo ra các sản phẩm mới hoặc góp phần tạo ra các sản phẩm mới là vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, máy móc hay các cơ sở chế biến,... có nhu cầu tuyển Kỹ sư cơ khí để phục vụ họ trong công tác này. Kỹ sư cơ khí phải tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng các bản vẽ thiết kế sản phẩm. Tùy vào quy mô doanh nghiệp, Kỹ sư cơ khí có thể là cá nhân trực tiếp thi công sản xuất hoặc chỉ đạo các công nhân, kỹ thuật viên cơ khí tiến hành thi công sản phẩm. Và cuối cùng là thực hiện lắp đặt các sản phẩm mới cho các khách hàng của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ máy móc) và lắp đặt cho chính doanh nghiệp.
Trách nhiệm đầu tiên này được thể hiện qua những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, thiết kế các bản vẽ sản phẩm (máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất), thực hiện đọc bản vẽ, bóc tách các bản vẽ,... trên cơ sở yêu cầu của khách hàng hoặc trên nhu cầu của thực trạng doanh nghiệp sản xuất.
- Tùy vào cơ cấu nhân sự của doanh nghiệp, Kỹ sư cơ khí có thể là người trực tiếp tham gia vào quá trình gia công sản phẩm. Hoặc là người chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn và quản lý quá trình gia công (phân công nhiệm vụ cho các công nhân sản xuất, các thợ, các kỹ thuật viên sản xuất) nhằm hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo đúng với yêu cầu từ thiết kế, kịp thời phát hiện các lỗi sai để đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
- Trực tiếp tham gia hoặc chỉ đạo kỹ thuật viên thực hiện quá trình lắp đặt, vận hành, chạy máy kiểm tra và nghiệm thu những máy móc, sản phẩm mới.
Ở trách nhiệm này, có thể thấy các Kỹ sư cơ khí cần có chuyên môn khá cao về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí. Có kỹ năng kỹ thuật, am hiểu việc sử dụng những phần mềm thiết kế kỹ thuật,... để ứng dụng trong quá trình xây dựng bản vẽ, bóc tách và trình chiếu bản vẽ kỹ thuật.
2.2. Lắp đặt và trực tiếp vận hành các thiết bị, máy móc
Trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và chế biến, Kỹ sư cơ khí không chỉ là người phụ trách công tác thiết kế, mà còn là cá nhân chịu trách nhiệm trong quá trình lắp đặt, vận hành và ứng dụng các sản phẩm đó để phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Vì là người tạo ra sản phẩm cơ khí, nên chính Kỹ sư cơ khí là người hiểu rõ những chức năng, thông số kỹ thuật và cách vận hành các sản phẩm đó hơn hết. Họ cần là cá nhân trực tiếp lập kế hoạch cho sản phẩm đi vào hoạt động, hướng dẫn các công nhân sử dụng và thực hiện những quan sát, để tìm ra các vấn đề rủi ro tiềm ẩn.
Những nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
- Thứ nhất, đảm nhận nhiệm vụ lắp đặt trực tiếp cho các công trình công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,... các máy móc, dây chuyền sản xuất và thiết bị đã sản xuất trước đó. Đảm bảo công tác lắp đặt đúng quy trình, đúng kỹ thuật và cam kết về an toàn lao động trong quá trình lắp đặt sản phẩm.
- Thứ hai, trực tiếp thực hiện công tác điều hành, giám sát, quản lý và theo dõi quá trình sử dụng, vận hành các máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất. Đảm bảo quá trình vận hành diễn ra thuận lợi, phát hiện các sự cố kịp thời, đưa ra những phương án sửa chữa và bảo dưỡng tiếp theo.
2.3. Bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa máy cơ khí
Trong ngành kỹ thuật cơ khí, điều quan trọng là phải đảm bảo những sản phẩm được tạo ra trước đấy được ứng dụng và vận hành một cách suôn sẻ. Máy móc, thiết bị là các tác nhân trực tiếp tác động vào hoạt động sản xuất và phát triển của doanh nghiệp. Các thiết bị và máy móc bị hư hỏng và không kịp thời bảo dưỡng sẽ làm cho quy trình sản xuất bị gián đoạn, gây ảnh hưởng lớn đến những thành phẩm được tạo ra.
Các nhiệm vụ phải làm như sau:
- Thứ nhất, Kỹ sư cơ khí phải là người trực tiếp kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các lỗi, các hư hỏng. Tham gia vào quá trình sửa chữa hoặc trực tiếp chỉ đạo phương án sửa chữa cũng như điều phối nhân sự thực hiện.
- Xây dựng và thiết lập các kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng và thực hiện triển khai kế hoạch này cho các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất trong các cơ sở kinh doanh.
2.4. Nghiên cứu và đưa ra các đề xuất cải tiến
Với vai trò là người có chuyên môn và trình độ cao nhất, Kỹ sư cơ khí không chỉ là người trực tiếp tạo ra các sản phẩm cơ khí. Mà còn là cá nhân chịu trách nhiệm cập nhật, cải tiến và tìm ra những phương án, giải pháp hay phương thức mới, đảm bảo hệ thống thiết bị, máy móc được gia tăng về hiệu quả hoạt động. Trên cơ sở đó, thúc đẩy quá trình sản xuất được diễn ra một cách ổn định và nhanh chóng hơn. Các đề xuất về cải tiến được đúc kết từ quá trình mà Kỹ sư cơ khí phải nghiên cứu, cũng như học hỏi thường xuyên các xu hướng công nghệ kỹ thuật hiện hành.
Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
- Thực hiện các nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu trên tinh thần chủ động và đưa ra những đề xuất, ý kiến tham mưu nhằm cải tiến hoạt động của các dây chuyền sản xuất, máy móc và thiết bị.
- Xây dựng các kế hoạch cụ thể để thực hiện triển khai ý tưởng trước đó về các nhân lực và vật lực.
Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn kỹ sư cơ khí và kinh nghiệm phỏng vấn
2.5. Một số nhiệm vụ khác
Ngoài các trách nhiệm chính ở trên, Kỹ sư cơ khí còn có một số nhiệm vụ khác như sau:
- Đề xuất và tham mưu cố vấn những gợi ý về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, công nghệ thuộc về lĩnh vực cơ khí.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, phối hợp với bô phận nhân sự để tiếp nhận, hướng dẫn và đào tạo tay nghề cho đội ngũ công nhân, nhân viên mới.
- Trực tiếp làm các báo cáo chi tiết về hoạt động thực hiện đột xuất hoặc theo định kỳ để trình lên cấp trên xem xét.
- Một vài công việc khác sẽ được phân công trực tiếp từ cấp trên hoặc ban lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Tìm việc làm kỹ sư thiết kế cơ khí
3. Yêu cầu công việc đối với Kỹ sư cơ khí
Như vậy, bản mô tả công việc Kỹ sư cơ khí có thể cho bạn đọc thấy được khối lượng công việc của vị trí này là không hệ nhẹ nhàng, cũng không hề đơn giản. Chính vì thế, các doanh nghiệp thường có những tiêu chí cụ thể khi tuyển dụng các ứng viên, đảm bảo tìm được những ứng viên đáp ứng được các tiêu chí và phù hợp với vị trí ứng tuyển nhất. Những yêu cầu công việc cho Kỹ sư cơ khí có thể bao gồm:
- Người đã tốt nghiệp Đại học trở lên chọn các ngành như Kỹ thuật cơ khí, Cơ khí - chế tạo máy,... hoặc một số ngành liên quan.
- Ưu tiên những ứng viên đã từng có kinh nghiệm làm việc trong ngành. Chẳng hạn như làm kỹ thuật viên, kỹ sư,...
- Am hiểu về các kiến thức cơ khí và có kỹ năng truyền đạt, phổ biến lại những kiến thức đó cho người khác.
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế kỹ thuật như ProE, AutoCAD,... và tin học văn phòng.
- Có kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo và logic.
- Kỹ năng tính toán, nhạy bén với công nghệ, biết cách quan sát và giải quyết vấn đề nhanh khi gặp phải các sự cố.
- Kiên nhẫn, chịu được áp lực cao, cẩn thận và chú ý đến chi tiết.
Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn kỹ sư cơ khí và kinh nghiệm phỏng vấn
4. Mức lương và quyền lợi đãi ngộ của Kỹ sư cơ khí
- Được tham gia làm việc ở môi trường hiện đại, có nhiều đồng nghiệp, cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng mềm.
- Được hưởng các chế độ dành cho nhân sự tại các doanh nghiệp
- Được tham gia đầy đủ các hình thức bảo hiểm cho người lao động cơ bản và cho đối tượng lao động làm việc ở những ngành đặc thù.
- Có cơ hội thăng tiến lên các cấp giám sát, quản lý và trưởng phòng.
- Mức lương phổ biến: 15 triệu/tháng
- Mức lương trung bình: 9 - 30 triệu/tháng.
Bạn đang chưa biết tìm tin tuyển dụng Kỹ sư cơ khí ở đâu? Truy cập ngay viecday365.com để cập nhật tin tuyển dụng hấp dẫn, nóng hổi và đáng tin cậy.
>>> Bạn có thể tải bản mô tả công việc Kỹ sư cơ khí tại đây:
mo-ta-cong-viec-ky-su-co-khi.docx
2644 0