Màu thực phẩm là gì? Tác hại và lợi ích của màu thực phẩm

Theo dõi viecday365 tại
Bảo Vy tác giả viecday365.com Tác giả: Bảo Vy

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm ăn uống với nhiều loại màu sắc khác nhau. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao chúng lại có nhiều màu sắc như vậy? Đó có phải là màu thực phẩm không? Hãy cùng viecday365.com tìm hiểu và giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về màu thực phẩm

1.1. Màu thực phẩm là gì?

Màu thực phẩm hiểu đơn giản là một chất tạo màu được sản xuất để sử dụng trong thực phẩm nhằm mục đích mang lại giá trị thẩm mĩ, màu sắc cho loại sản phẩm đó. Hiện nay, một số loại đồ ăn thường sử dụng màu thực phẩm như: nước ngọt, kẹo, bánh,... Chất tạo màu thực phẩm là một trong những chất được sử dụng phổ biến và được cho phép bởi bộ y tế.

Màu thực phẩm là gì?
Màu thực phẩm là gì?

1.2. Công dụng của màu thực phẩm

Công dụng của những loại màu thực phẩm này mang lại là vô cùng hữu ích. Nó có thể làm thay đổi màu sắc của đồ ăn, thực phẩm mà bạn muốn chế biến. Nếu bạn muốn màu sắc của món ăn trở lên hấp dẫn và đậm đà hơn thì bạn có thể sử dụng một chút màu thực phẩm. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều mục đích sử dụng khác ngoài việc làm cho đồ ăn trở nên hấp dẫn hơn. Màu thực phẩm còn dùng để che đi những sản phẩm không đẹp mắt, kém chất lượng. Hoặc cũng để tạo điểm nhất, nét khác biệt để tôn lên giá trị đặc trưng của thực phẩm

1.3. Bảo quản màu thực phẩm

Màu thực phẩm thì được chia làm 2 loại bao gồm màu thực phẩm tự nhiên và màu thực phẩm nhân tạo. Nhưng cho dù màu thực phẩm tự nhiên hay nhân tạo thì chúng cũng cần có những quy tắc bảo quản tương đối khắt khe. Nếu không được bảo quản kĩ, màu thực phẩm ghi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, không khí, độ ẩm sẽ hỏng và chảy nước hoặc mất màu. 

Bảo quản màu thực phẩm
Bảo quản màu thực phẩm

Xem thêm: GMP trong thực phẩm là gì? Thông tin cơ bản về chứng nhận GMP

2. Các loại màu thực phẩm

2.1. Màu thực phẩm tự nhiên

Đúng như tên gọi của nó, màu thực phẩm tự nhiên tức là được chiết xuất từ những sản phẩm tự nhiên và hoàn toàn không gây hại cho sức khoẻ, không độc hại và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Màu thực phẩm tự nhiên được chiết xuất từ nhiều loại trái cây với những màu sắc khác nhau. Trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt nhờ sử dụng các phần trong tự nhiên như: quả, thân, lá, rễ để tạo ra những loại màu sắc khác nhau.

Một số chất tạo màu thực phẩm tự nhiên được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta như sau:

Anthocyanin là một loại chất tạo màu thực phẩm được được sản xuất từ hai loại quả là nho và việt quất, củ dền sẽ cho ra màu tím và màu xanh đậm

Caramel là màu được tạo ra từ đường caramen có màu vàng óng và nó thường được dùng trong mỹ phẩm là phổ biến.

Carotenoids là một loại màu thực phẩm được sản xuất từ các loại bí đặc biệt là bí ngô, nó sẽ cho ra màu đỏ đậm hoặc màu vàng cam.

Chlorella được sản xuất từ tảo biển và có màu xanh lục

Annatto được sản xuất từ hạt của cây Achiote sẽ cho ra màu đỏ cam

Hay những loại nước ép từ một số củ quả như: ớt, cà rốt, nghệ,... cũng được sử dụng làm chất tạo màu thực phẩm phổ biến. Ngoài ra, các loài vi sinh vật cũng được chế biển để tạo ra màu thực phẩm tự nhiên và an toàn với sức khỏe con người.

Màu thực phẩm tự nhiên
Màu thực phẩm tự nhiên

2.1.1. Ưu điểm của màu thực phẩm tự nhiên

Mang lại yếu tố thẩm mỹ cao

Đảm bảo an toàn vệ sinh tuyệt đối với sức khỏe của người sử dụng

Sử dụng dễ dàng để tạo ra các màu sắc tự nhiên phù hợp với nhu cầu sử dụng

Được chiết xuất từ những nguyên liệu trong tự nhiên nên có khả năng giúp bổ sung hàm lượng vitamin và khoáng chất lớn cho người sử dụng 

2.1.2. Nhược điểm của màu thực phẩm tự nhiên

Chi phí sản xuất màu có giá thành khá cao

Vì là sản phẩm tự nhiên nên số lượng sản xuất tương đối hạn chế

Quá trình bảo quản và sử dụng chỉ trong thời hạn nhất định 

2.2. Màu thực phẩm nhân tạo

Đây là loại màu được trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài từ những năm 1856, chất được tạo màu nhân tạo đầu tiên là nhựa than. Việc sản xuất này cũng được diễn ra khá tốn kém và mất nhiều chi phí. Hiện nay, với sự phát triển của những công nghệ hiện đại chất tạo màu thường có nguồn gốc từ giàu mỏ hoặc than đá. Bởi vì quy trình thực hiện để tạo ra loại sản phẩm này khá đơn giản chỉ cần tuỳ chỉnh nhiệt độ và thời gian nấu. Ngoài ra, Tartrazine và erythrosine cũng là 2 loại chất tạo màu từ dầu mỏ đặc trưng và được sản xuất sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Ngày nay, nhu cầu sử dụng màu thực phẩm nhân tạo của mọi người cũng dần tăng dẫn đến loại sản phẩm này chiếm ưu thế trong thị trường sản xuất. Hơn nữa, việc sản xuất chất tạo màu nhân tạo tốn kém ít chi phí hơn chất tạo màu từ tự nhiên. 

 Màu thực phẩm nhân tạo
 Màu thực phẩm nhân tạo

Hiện nay, cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ và cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu cũng công bố cung cấp một số loại thực phẩm nhân tạo sau đây được sử dụng trên thị trường

Brilliant Blue là chất tạo có màu xanh lục được sử dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất kem, đậu,...

Indigo Carmine cũng là một loại chất màu xanh khác được chế biến từ những loại kẹo, kem,...

Erythrosine là chất tạo có màu đỏ tươi thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất gel bánh kẹo, kem

Tartrazine là chất tạo có màu vàng chanh được sử dụng để chế biến kẹo, nước ngọt, kem, bắp rang bơ,...

Sunset Yellow là chất tạo có màu vàng cam được sử dụng để chế biến các loại trái cây bảo quản hộp, bánh nướng,...

2.2.1. Ưu điểm của màu thực phẩm nhân tạo

Chi phí sản xuất rẻ, nguyên liệu dồi dào

Sản xuất công nghiệp với số lượng sản phẩm lớn

Thời gian bảo quản và sử dụng khá dài

Màu sắc đa dạng với nhiều gam màu nổi trội

2.2.2. Nhược điểm của màu thực phẩm nhân tạo

Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ ng sử dụng

Có thể bị dị ứng hoặc ngộ độc khi sử dụng 

Xem thêm: Chất bảo quản thực phẩm là gì? Có những loại chất bảo quản thực phẩm nào?

3. Tác hại của màu thực phẩm 

3.1. Có khả năng gây ung thư

Theo một vài nghiên cứu đã được chỉ ra thì màu thực phẩm có nguy cơ gây ung thư đối với sức khỏe người sử dụng cụ thể là màu Indigo Carmine và Brilliant Blue. Hai loại màu này có thể làm tăng nguy cơ hình thành khối u trong cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên thì vẫn chưa có bằng chứng nào là cụ thể để xác minh tác hại của 2 loại chất này. Chúng vẫn được sử dụng vì cho rằng có mức độ thẩm và không có khả năng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ

Có khả năng gây ung thư
Có khả năng gây ung thư

3.2. Có khả năng gây dị ứng

Có nhiều trường hợp khi sử dụng các loại sản phẩm bị dị ứng như: ngứa, nổi mẩn đỏ hay ngộ độc. Theo nghiên cứu thì màu Tartrazine cho thấy có chất gây phát ban trên cơ thể người và các triệu chứng bệnh khác. Có tới 55% số người sử dụng chất tạo màu này đều bị dị ứng 

3.3. Có khả năng gây tăng động

Theo một nghiên cứu mới được đưa ra thì chất tạo màu nhân tạo có thể gây ra các vấn đề cho trẻ em. Vì trong chất tạo màu nhân tạo có một chất bảo quản là natri benzoat và có tới 73% trẻ em khi sử dụng chất tạo màu nhân tạo này đã có khả năng tăng động và nhạy cảm. Các nhóm tuổi tập trung chủ yếu là từ 3-8 tuổi, đây là độ tuổi phát triển ở trẻ nhỏ và nó ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ sau này

Có khả năng gây tăng động
Có khả năng gây tăng động

Trên đây là một số thông tin mà viecday365.com mang đến cho quý độc giả để giải đáp thắc mắc về câu hỏi Màu thực phẩm là gì? Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ giúp quý độc giả có cái nhìn tổng quát hơn về màu thực phẩm và những lợi ích cũng như tác hại mà nó mang lại cho cuộc sống!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem436 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT