Mách bạn mẫu phiếu đánh giá công chức đầy đủ và chính xác nhất

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Ngày đăng: 14-05-2024

Dù là bất kỳ tổ chức, công ty, cơ quan nào thì vẫn luôn cần có việc đánh giá năng lực, chuyên môn, thái độ của từng thành viên, nhân viên. Điều này là căn cứ để xét thưởng, tuyên dương cũng như là điều kiện cho những sự thăng bậc của từng thành viên. Chính vì vậy mà đặc biệt ở những cơ quan nhà nước thì điều này lại càng trở nên cần thiết. Vậy nên người ta dùng đến mẫu phiếu đánh giá công chức để thực hiện việc này. 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Các tiêu chí để thực hiện việc viết mẫu phiếu đánh giá công chức 

Các tiêu chí để thực hiện việc viết mẫu phiếu đánh giá công chức
Các tiêu chí để thực hiện việc viết mẫu phiếu đánh giá công chức 

Mẫu phiếu đánh giá công chức là một loại phiếu quen thuộc được viết bởi chính cá nhân các công chức và có sự xác nhận của những đơn vị và cá nhân cấp trên. Nó được thể hiện thông qua các nguyên tắc đánh giá đã được quy định trong bộ luật của Đảng và Nhà nước. Cụ thể mỗi công chức sẽ được xếp loại, nhận xét về 6 yếu tố sau, từ đó làm kết quả để ghi vào các mẫu phiếu đánh giá. Sáu 6 yếu tố này đó là: Kỷ cương, Đạo đức, Năng lực, Năng suất, Trách nhiệm, Thái độ. 

Trong đó yếu tố đầu tiên chính là sự thực hiện đúng các quy định của pháp luật, sự chấp hành tôn nghiêm về đường lối, chính sách của Đảng và các quy định tại cơ quan làm việc. Yếu tố thứ hai đó được nhắc đến là đạo đức, ở đây thể hiện ở hai phạm vi, một là trong lối sống ngoài xã hội và hai là trong quá trình làm việc, bên cạnh đó nhấn mạnh về đạo đức chính trị của mỗi Đảng viên. Yếu tố thứ ba đó được đánh giá là năng lực chuyên môn của mỗi người thể hiện trong quá trình làm việc, chủ động sáng tạo cũng như sự phát huy được những kiến thức, kỹ năng chuyên trách của mình. 

Yếu tố thứ tư về năng suất chính là nói đến về thời gian, tiến độ thực hiện và hoàn thành các công việc, trong đó bao gồm cả khả năng vượt chỉ tiêu ở mỗi nhiệm vụ cụ thể trong quá trình làm việc. Tuy nhiên với sự nhanh thì kết quả tốt cũng phải được đánh giá song song. Yếu tố thứ năm và thứ sáu được xem là một yếu tố quan trọng và tiêu biểu đối với một cán bộ trong cơ quan nhà nước đó là: trách nhiệm với công việc và thái độ với nhân dân. Điều này thực hiện đúng theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước đối với các cán bộ theo tôn chỉ "Hết lòng vì dân, vì dân phục vụ". Làm việc có trách nhiệm và phục vụ cho nhân dân có tốt, đó là những yếu tố để đánh giá công chức ở phần này. 

Các tiêu chí đánh giá với công chức lãnh đạo
Các tiêu chí đánh giá với công chức lãnh đạo

Đặc biệt với những công chức ở các chức vụ lãnh đạo, hay nằm trong bộ máy quản lý nhà nước thì còn được đánh giá thêm vào 3 yếu tố nữa, gồm có:

Những điều này thực chất nằm trong phần năng lực chuyên môn, song nó được tách hẳn ra thành 3 yếu tố về chuyên môn lãnh đạo. Điều này giúp đánh giá chính xác hơn về toàn diện hoạt động, cống hiến cũng như chất lượng công tác của cá nhân giữ vai trò quản lý. Tất cả đã được quy định rõ ràng trong điều 56 của Luật Cán bộ từ trước đến, song cho đến ngày 1/7/2024, những quy định này sẽ có sự sửa đổi. Vì vậy mà các yếu tố để đánh giá công chức cũng có sự thêm thắt và bổ sung đảm bảo cho sự đánh giá được chính xác và công bằng hơn. 

Cụ thể đó là: 

Bản chất sự sửa đổi này là nhằm hoàn thiện các thang điểm đánh giá công chức, bên cạnh đó hướng tới sự trả lương công bằng, đúng năng lực và khối lượng công việc cụ thể. Từ đó hạn chế việc lãng phí, tham nhũng trong các cơ quan nhà nước này. Không những thế về thời gian đánh giá cũng có sự thay đổi. Thay vì chỉ đánh giá chung chung hằng năm (trước khi có sự quy hoạch vị trí hay bổ nhiệm và các thay đổi điều động về vị trí làm việc, môi trường làm việc) thì tại khoản 11 điều 1 Luật sửa đổi vào ngày 1/7/2024 cụ thể hơn đó là thời gian trước khi nâng ngạch, nâng lương và có thể đánh giá theo từng mốc thời gian nhỏ hơn (tuần, tháng, quý). 

Xem thêm: Việc làm công chức - viên chức

2. Các xếp loại trong đánh giá công chức hiện nay 

Các xếp loại trong đánh giá công chức hiện nay
Các xếp loại trong đánh giá công chức hiện nay 

Các hạn mức, xếp loại về đánh giá công chức có sự thay đổi rõ rệt về trước và sau khi sửa đôi. Ví dụ trước đây, các mức xếp loại gồm có:

Tuy nhiên nếu nhìn vào 4 mức xếp loại này thì rất khó để biết được tốt ở đâu hay còn yếu kém ở điểm nào. Điều này dẫn đến các kết quả đánh giá chung chung, dễ bị “lách luật”. Chính vì vậy khi sửa đổi lại Luật cán bộ thì các mức xếp loại này sẽ được kèm theo cả dẫn chứng và đặt trong hoàn thành cụ thể để đánh giá chi tiết hơn. 

Không chỉ vậy khi ghi lại các kết quả này trên mẫu phiếu đánh giá công chức thì các mẫu phiếu sẽ được công khai cho tất cả cơ quan, đơn vị, phòng ban nơi làm người đó làm việc để đảm bảo tính minh bạch, đánh giá công bằng. Kèm theo đó thì mẫu phiếu đánh giá này cũng được lại vào trong hồ sơ công chức để làm căn cứ cho những khen thưởng, xử phạt về sau. 

Đánh giá xếp loại của Thủ tướng
Đánh giá xếp loại của Thủ tướng 

Song song với các mức xếp loại này, mỗi công chức cũng được đi kèm với các mức khen thưởng và xử phạt, đặc biệt với những công chức có kết quả xếp loại chung là không hoàn thành nhiệm vụ. Cụ thể với việc xử phạt này đó là:

Công chức nếu trong vòng 2 năm liên tiếp có xếp loại là không hoàn thành nhiệm vụ hoặc tái phạm đến lần thứ 2 sẽ bị cho thôi việc.

Công chức trong vai trò lãnh đạo, nếu trong vòng 2 năm liên tiếp không đảm bảo được kết quả công việc quản lý của mình sẽ bị bố trí công tác khác hoặc ra khỏi danh sách bổ nhiệm lại vào các nhiệm kỳ sau.

Công chức trong 3 năm có 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị xuống làm ở một vị trí thấp hơn, tương ứng với mức lương thấp hơn (đối với công chức không phải lãnh đạo)

Xem thêm: Mẫu sơ yếu lý lịch viên chức mới đạt chuẩn nhất hiện nay

3. Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá công chức 

Là một văn bản hành chính nhà nước, cho nên mẫu phiếu đánh giá công chức cũng được trình bày đúng theo quy chuẩn gồm có: 

Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá công chức
Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá công chức 

Đặc biệt trong đó, phần tên của mẫu phiếu cần được ghi rõ năm, nhiệm kỳ đánh giá. Và phần nội dung gồm có như sau: 

Cụ thể với nội dung phần I tự đánh giá đó là 6 yếu tố đã được nêu ở phần 1 đối với công chức không tham gia vai trò lãnh đạo và 9 yếu tố với công chức lãnh đạo. Những phần tự đánh giá này phải được viết một cách chi tiết và trung thực, khách quan, tuy nhiên không được dài dòng giải thích lý do hay trình bày quá trình. Tiếp đến phần II, công chức sẽ tự xếp loại tình hình và kết quả quá trình làm việc của mình (cũng dựa theo 4 mức xếp loại đã nêu ở phần 2). Kèm theo đó, mỗi công chức cũng phải tự mình đưa ra các ưu nhược điểm của bản thân trong nhiệm kỳ/năm vừa rồi để có được đánh giá tổng quan nhất. 

Từ những phàn tự đánh giá, xếp loại trên, đại diện tập thể cán bộ nhân viên làm việc cùng đơn vị công chức đó và lãnh đạo trực tiếp quản lý công chức sẽ nhận xét. Nhật xét này vừa là minh chứng cho những phần tự đánh giá trên cũng là ý kiến, bình luận khi theo dõi quá trình làm việc của những người khác. Từ đó chứng thực hơn và khách quan hơn cho những đánh giá này. Hết 3 phần này, Thủ tướng sẽ ký xác nhận và đánh giá xếp loại của công chức. Sau đó mẫu phiếu đánh giá công chức này tiếp tục được trình lên một cấp cao hơn, có thẩm quyền để tiếp tục đánh giá và nhận xét ở phần thứ 4. Tương tự như phần 2, phần này sẽ gồm có ưu nhược điểm của công chức đang nhận xét và đánh giá xếp loại. Cuối cùng, Thủ tướng một lần nữa lại ký xác nhận. 

Những nội dung được viết trên mẫu phiếu đánh giá công chức này đều phải được viết chính xác theo yêu cầu và quy định của Luật Cán bộ. Bên cạnh đó một mẫu phiếu đánh giá công chức được công nhận phải có đầy đủ các dấu, chữ ký, kèm theo là phần in, đánh dấu giáp lai đảm bảo độ chính xác cao. Cụ thể là in 1 mặt giấy và có giáp lai của các trang ở mép phải của các tờ xếp lệch lên nhau. Sau đó các tờ phiếu này sẽ được lưu lại và gửi đến với đúng nơi nhận để có thể làm căn cứ cho các thời điểm nâng ngạch, nâng lương sau này. 

Các nội dung đánh giá
Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá công chức 

Một số mẫu phiếu đánh giá công chức để bạn tham khảo dưới đây.

Mẫu phiếu đánh giá công chức 1.docx 

Mẫu phiếu đánh giá công chức 2.docx 

Mẫu phiếu đánh giá công chức 3.docx

Bài viết trên đây là tổng hợp đầy đủ các ghi mẫu phiếu đánh giá công chức. Hy vọng rằng với bản hướng dẫn này các bạn có thể tự tin để viết các tờ phiếu đánh giá sao cho chính xác nhất (theo đúng Quy định hiện hành), từ đó làm căn cứ cho các công việc xếp loại sau này của bản thân.  

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem12455 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT