Legal executive là gì? Thủ thuật trở thành legal executive giỏi
Theo dõi viecday365 tạiHiện nay chúng ta sống và tuân thủ theo những quy định của pháp luật, nhưng không phải ai cũng nắm rõ cho mình những hiểu biết một cách rõ nét về những quy định này. Chính vì điều này mà legal executive – chuyên viên pháp lý được ra đời để có thể giải đáp đưa ra định hướng tốt nhất về pháp lý cho các cơ quan doanh nghiệp.
1. Tìm hiểu về legal executive là gì?
1.1. Khái niệm legal executive
Ngành nghề legal executive làm hiện nay đã phổ biến hầu hết trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay, đây được hiểu là một công việc về lĩnh vực pháp lý, là công việc bảo vệ và định hướng cho các doanh nghiệp, đơn vị cơ quan làm việc tuân thủ theo đúng pháp luật hiện hành.
Là một legal executive chuyên nghiệp sẽ có đóng góp vai trò rất lớn trong việc hình thành, hoạt động và phát triển trong suốt con đường sản xuất, hoạt động của mình dưới sự quản lý của những quy phạm pháp luật được ban hành hiện nay.
Vì thế là một chuyên viên tư vấn ngành nghề này thì nhất định đòi hỏi yêu cầu bạn cần cập nhật thường xuyên những chính sách, điều luật mới được ban hành.
1.2. Vai trò của nhân viên legal executive là gì?
Hiện nay số lượng các doanh nghiệp, công ty được thành lập ngày càng nhiều, ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng, nhất là ở những trung tâm kinh tế thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, … có rất nhiều những bạn trẻ nung nấu mong muốn được khởi nghiệp, và một điều chắc chắn rằng không phải bạn trẻ nào cũng nắm rõ, hiểu hết những quy định của pháp luật. Chính vì vậy, legal executive hay còn gọi những chuyên viên pháp lý vì thế được ra đời. Họ sẽ là kim chỉ nam cho sự hoạt động của công ty theo đúng hướng hợp pháp, họ sẽ là những người dẫn dắt và chỉ hướng đi cho các doanh nghiệp về những giấy tờ hợp pháp mang tính bắt buộc. Đây thực sự là một ngành nghề đòi hỏi yêu cầu bạn cần có những hiểu biết rõ nét về pháp luật Việt Nam cũng như các điểm nổi bật trong môi trường pháp luật quốc tế. Chính vì vậy, đây là một ngành nghề không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm chuyên môn, vì thế mà nó luôn được các bạn sinh viên trẻ săn đón, theo đuổi.
Nhìn chung công việc này nắm giữ hai vai trò quan trọng sau đây:
Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp: được sinh ra và phát triển với sứ mệnh đem lại sự chính xác trong việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp non trẻ mới thành lập. Đây sẽ là một trong những vị trí chủ chốt nắm sự thành bại của công ty.
Phụ trách và hoàn thiện những văn bản hành chính cho doanh nghiệp: là một doanh nghiệp lâu đời hay doanh nghiệp có quy mô lớn thì thực sự vị trí này rất cần thiết bởi họ sẽ là những người quản lý, lưu giữ những giấy tờ cần thiết liên quan đến các thủ tục hành chính như hóa đơn, hợp đồng, các quyết định,…
2. Làm thế nào để trở thành một legal executive chuyên nghiệp
Sau khi biết được tầm quan trọng của công việc này, nếu như bạn muốn theo đuổi gắn bó với công việc này bạn cần trang bị cho mình một số những hiểu biết, kỹ năng sau:
2.1. Nắm lòng những điều luật áp dụng cho doanh nghiệp
Đây là một điều kiện tối thiểu và bắt buộc bạn cần có nếu như muốn làm việc ở vị trí này, bởi ngành nghề này làm việc liên quan trực tiếp tới luật pháp. Nếu như bạn không có kiến thức hay một chút hiểu biết gì về pháp luật thì việc ứng tuyển cho vị trí này thực sự là một thử thách không hề nhỏ với bạn. Bởi lẽ như đã tìm hiểu ở trên thì nhân viên pháp lý này sẽ làm việc trực tiếp với những luật pháp với những giấy tờ hành chính của công ty. Vì thế để đem lại sự an toàn cho công ty thì bạn cần và nên có những hiểu biết nhất định về luật kinh doanh.
Đặc biệt là bạn cần hệ thống cho mình những am hiểu về những điều luật, về những điều được và không được phép làm, các thủ tục giấy tờ hành chính có liên quan.
2.2. Trau dồi kỹ năng mềm
Không chỉ riêng ngành nghề chuyên viên pháp lý này mà hiện nay bất kỳ công việc gì, ngành nghề nào, lĩnh vực nào tất cả chúng đều yêu cầu đòi hỏi chúng ta cần phải có những kỹ năng mềm nhất định. Những kỹ năng đó là:
Kỹ năng giao tiếp, khả năng truyền đạt tư vấn cho khách hàng
Khả năng thuyết trình, trình bày một cách rõ ràng hệ thống các vấn đề cho mọi;
Kỹ năng tin học văn phòng, sử dụng thành thạo các ứng dụng soạn thảo lập trình văn bản như bộ Office, google docs, onenote… : dù là một công việc liên quan nhiều đến việc tư vấn nhưng đôi khi chúng ta vẫn cần tự lập những giấy tờ văn bản hành chính cho công ty
Khả năng sắp xếp và quản lý công việc: đây được đánh giá là một công việc khá bận rộn bởi lẽ hàng ngày hàng giờ trôi qua công ty sẽ có hàng tá những sự thay đổi, những giao dịch trao đổi hàng hóa, vì thế mà người nhân viên pháp lý này cần sắp xếp các công việc ổn định để có thể chu toàn được mọi việc.
Khả năng tìm tòi, học hỏi trau dồi: chúng ta cũng đã biết rằng hệ thống pháp luật là một dãy những quy định, một dãy những điều luật luôn đổi mới và cần chúng ta nắm được và thực hiện theo nó để có thể hưởng hết những lợi ích mà nó đem lại.
2.3. Khả năng đánh giá giải quyết vấn đề
Các vấn đề liên quan đến pháp luật luôn là những thứ khó khăn và cần khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề đẻ từ đó có cái nhìn rõ nét để đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề. Nếu như đánh giá sai, hay coi nhẹ những quy định của pháp luật, thì doanh nghiệp có thể vô tình gặp phải những bất trắc những sự cố không lường trước không mong muốn. điều này có thể dẫn đến những sai lệch trong suốt quá trình hoạt động và phát triển của cơ quan, công ty, doanh nghiệp
Chính vì vậy mà những lời tư vấn, những lời hướng dẫn pháp lý của những người làm công việc này thực sự rất quan trọng, trong nhiều trường hợp nó còn là điều tiên quyết cho sự sống còn của doanh nghiệp. một là đưa doanh nghiệp khỏi những rắc rối, những sai phạm nhỏ hai là đưa doanh nghiệp vướng vào một mớ bòng bong, nguy hiểm. Tất cả những điều đó đều phụ thuộc ở khả năng tư chất của legal executive này.
Tìm việc làm chuyên viên tư vấn luật
3. Những tố chất cần thiết cho ngành nghề Legal executive
3.1. Khả năng hiểu biết
Vốn hiểu biết của một người legal executive chính là điều kiện tiên quyết quyết định người đó có thể có khả năng tiến xa hơn trong công việc hay không. Công việc tư vấn pháp lý này nói riêng và bất kỳ ngành nghề nào nói chung thì việc có vốn hiểu biết lớn sẽ luôn giúp mình nắm được sự phát triển trong lòng bàn tay.
Một người tư vấn, một người chuyên viên pháp lý sẽ có nhiệm vụ đảm nhận hệ thống toàn bộ những kiến thức pháp lý cho khách hàng cho doanh nghiệp. Vì vậy để đảm bảo mọi sự an toàn cho họ, những người ngành nghề này cần phải có cho mình những hiểu biết rộng, những cách xử lý rõ ràng cho mọi người để từ đó họ có định hướng tốt hơn trong công việc.
Vậy làm sao để có thể nắm giữ, nhớ hết tất tần tật những quy định được ban hành ư? Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải có thời gian để trau dồi để ghi nhớ từ từ. vì vậy mà ngay từ khi đang đi học bạn cần chuẩn bị cho mình một tâm thế học thực sự, học để sau này có thể dùng tới vận dụng vào chứ không phải học chỉ để hoàn thành xong chương trình học. Theo đó chúng ta nên rèn luyện cho mình tính chăm đọc, chăm học và chăm tìm hiểu ở đây để có thể lĩnh hội toàn bộ những kiến thức cần thiết.
3.2. Thái độ nhiệt huyết
Góp nên sự thành công bên cạnh một vốn kiến thức sâu rộng thì việc chúng ta có một khả năng một tinh thần làm việc đầy năng lượng nhiệt huyết sẽ giúp cho các khách hàng, các doanh nghiệp tin tưởng vào bạn nhiều hơn. Hiện nay có vô vàn những trung tâm tư vấn pháp lý legal kiểu này, vì thế trung tâm nào càng có thái độ nồng nhiệt chuyên nghiệp thì trung tâm đó lại càng thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Chúng ta cũng đã biết thái độ phục vụ chính là những điều tạo nên thương hiệu tạo nên điểm nhấn để thu hút khách hàng, vì đó chúng ta cần trang bị cho mình một thái độ làm việc thật tích cực. Điều duy nhất có thể làm cho người sử dụng dịch vụ của bạn cảm thấy thoải mái và hài lòng đó chính là quan trọng để thiết lập niềm tin.
4. Cơ hội với công việc legal executive
Nỗi lo lắng về cơ hội việc làm, những điểm sáng công việc mang lại luôn là những câu hỏi muôn thuở, là những nỗi lo thường trực cho tất cả chúng ta khi đang tìm kiếm một công việc nào. Với ngành legal executive nói riêng, sau khi hoàn thành đảm nhiệm tốt công việc chúng ta sẽ có rất nhiều những điểm sáng, những cơ hội cho tương lai của chúng ta, một số cơ hội cho ngành nghề này là:
4.1. Mức lương hấp dẫn
Mức lương và chế độ ưu đãi đãi ngộ luôn là những điều quan tâm hàng đầu với người lao động, Với công việc này người lao động, theo một cuộc điều tra khảo sát hiện nay thì nếu tính cả mức lương được hưởng theo quy chế, theo mức thỏa thuận về lương cứng ban đầu thì người làm ngành nghề này nếu bao gồm cả thưởng thì một chuyên viên pháp lý có thể có một mức lương nhiều người mong ước, đó là sẽ dao động trong khoảng từ 10 – 15 triệu đồng tùy vị trí công việc đảm nhận.
4.2. Khả năng thăng tiến cao
Với ngành nghề này, cơ hội đi lên từ nhân viên soạn thảo chuẩn bị những quy phạm về thủ tục hành chính tới nhân viên, chuyên viên tư vấn sẽ rất nhanh chóng nếu bạn là một người biết cách chủ động tạo ra cơ hội cho chính bản thân mình
4.3. Mở rộng các mối quan hệ
Như chúng ta cũng biết thì ngành nghề này đòi hỏi yêu cầu chúng ta hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng, nếu như bạn nhiệt tình bạn tận lòng giúp đỡ họ thì sẽ rất dễ có thể gây được tạo dựng nên những mối quan hệ riêng như này. Mà những người tìm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý thường là những người làm việc trực tiếp ở những địa vị cao, có tiếng nói trong xã hội trong thương trường trong nhà nước. điều này sẽ khiến bạn có thể trau dồi tốt hơn những kiến thức, những hiểu biết hữu ích ngoài ngành giúp ích cho cơ việc thăng tiến, đi lên trong công việc.
Và trên là tất tần tật những thông tin về “legal executive” mà chúng ta nên lưu tâm. Vì vậy hãy để mình đóng một vai trò như chiếc cầu nối dẫn bước doanh nghiệp tiếp cận với pháp luật. Chúc các bạn sẽ có những may mắn những cơ hội tốt nhất khi lựa chọn ngành nghề tư vấn pháp lý này nhé.
2900 0