Khủng hoảng kinh tế là gì? Giải pháp vượt qua khủng hoảng kinh tế
Theo dõi viecday365 tạiKhủng hoảng kinh tế là cụm từ quen thuộc và cũng chính là cụm từ mà hầu hết ai cũng rất sợ phải nghe thấy tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Vậy, các bạn đã hiểu biết những gì về khủng hoảng kinh tế là gì? Khủng hoảng kinh tế có những tác động xấu như thế nào đến đời sống của mỗi chúng ta. Hãy theo dõi bài viết chuyên sâu để hiểu khủng hoảng kinh tế là gì và tìm ra những nguyên nhân, giải pháp khắc phục khủng hoảng kinh tế.
1. Khủng hoảng kinh tế là gì?
1.1. Định nghĩa về khủng hoảng kinh tế là gì?
Khủng hoảng kinh tế là một thuật ngữ có phạm trù rất rộng và để hiểu được thuật ngữ này thì chúng ta sẽ cần phải đi sâu vào phân tích về khủng hoảng kinh tế.
Theo học thuyết kinh tế của Mác - Lê nin thì khủng hoảng kinh tế có ý chỉ một khoản thời gian rất ngắn để nền kinh tế chuyển sang giai đoạn của sự suy thoái. Khủng hoảng kinh tế muốn nói tới quá trình sản xuất đang tạm thời suy sụp, tái tích tụ một tư bản mới trong xã hội,
Bên cạnh đó, một định nghĩa khác về khủng hoảng kinh tế đó là sự sụt giảm về tất cả các hoạt động kinh tế trong cả nước, có thời gian dài ít nhất là vài tháng.
Một quan điểm khác lại cho rằng khủng hoảng kinh tế chính là của đất nước có GDP thự tế âm trong suốt hai quý liên tiếp nhau. Đồng thời, có nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản và các doanh nghiệp khác có doanh số bán lẻ bị sụt giảm nghiêm trọng mà nguyên nhân là do các đối tượng khách hàng ít mua sắm, nhu cầu mua sắm chi tiết cho các hoạt động sống giảm đi đáng kể, tỷ lệ thất nghiệp vô cùng cao.
1.2. Tìm hiểu bản chất của sự khủng hoảng kinh tế là gì?
Bản chất của sự khủng hoảng nền kinh tế hiện nay không ở đâu xa đó chính là sự đổ vỡ và sự mất cân bằng trong tất cả các thị trường trong nền kinh tế như thị trường tài chính, thị trường lao động, các thị trường sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào quan điểm của Kác Mác thì chúng ta có thể thấy rõ rằng nền kinh tế của tư bản chủ nghĩa chính là nền kinh tế không có tính cân đối. Sự cân bằng trong quá trình sản xuất (nguồn cung) và sự tiêu dùng (nhu cầu) mất cân đối, mối quan hệ giữa cung và cầu hiện nay vẫn chỉ mang tính nhất thời mà thôi.
Qúa trình đầu cơ tích trữ đã khiến cho các thị trường kinh doanh bị bành trướng mau lẹ, khiến cho GDP của các lĩnh vực kinh tế tăng lên một cách nhanh chóng, sự tăng trưởng cứ thế diễn ra cho tới lúc thị trường bị mất cân bằng một cách quá tải dẫn tới sự sụp đổ đối với nền kinh tế.
Sự quá tải này cũng giống như một quả bong bóng, mọi thứ đổ dồn vào bên trong quả bong bóng cho tới khi quả bong bóng căng ra quá mức và không thể chịu được nữa, khiến cho quả bong bóng bị nổ. Bản chất của sự khủng hoảng đã có trong mọi nền kinh tế, kể cà các nền kinh tế nhỏ như Việt Nam.
Sự khủng hoảng về tài chính dẫn tới sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, những nhà đầu cơ tài chính luôn chiếm giá trị cao nhất, tất cả những hoạt động của các thị trường khác đều chịu sự chi phối chặt chẽ của thị trường tài chính. Một trong những đầu cơ có sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới nền kinh tế của cả thế giới đó là nền kinh tế của đất nước Mỹ. Một khi nền kinh tế của Mỹ có sự chông chênh thì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới trong mọi lĩnh vực.
2. Những nguyên nhân chủ yếu gây khủng hoảng kinh tế
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế, hầu hết đều cho rằng sự sụp đổ của nền kinh tế tại Mỹ có chính sách tín dụng không đạt chuẩn và có nhiều rủi ro được xem là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, Mỹ lại tiến hành các chính sách tiền tệ trong việc nới lỏng về giá trị đồng tiền khiến cho đồng Đô la của Mỹ với giá rẻ hơ so với các đơn vị tiền tệ của các nước trên thế giới.
Do sự lỏng lẻo trong công tác quản lý của Nhà nước dẫn đến việc bất động sản và tài chính nổ tung, gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế không chỉ ở Mỹ mà còn ở các quốc gia khác.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ đã có sức lan tỏa mạnh, lây lan sang những đất nước khác từ những đất nước trong cùng khu vực cho tới các đất nước ngoài khu vực và các đất nước đang phát triển cũng bị ảnh hưởng. Trong thị trường tài chính thì những cơ quan tài chính đã không ngừng tạo ra các loại sản phẩm về tài chính có tính chất phức tạp, sinh ra các khoản nợ xấu. Trong khi đó, người vay tiền không phải ai cũng đủ khả năng để chi trả khoản nợ cùng với khoản lãi, lúc này thị trường tài chính bị mất kiểm soát, sau đó các ngân hàng sẽ bị phá sản và khi đó, chính phủ, nhà nước sẽ phải bỏ tiền ra để chi trả và phục vụ các chính sách cứu trợ nền kinh tế.
Qua phân tích một phần rất nhỏ về đầu cơ của sự khủng hoảng kinh tế thì chúng ta có thể thấy được rằng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế, đối với mỗi nền kinh tế của mỗi đất nước sẽ có những nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại thì chúng vẫn có các điểm chung về nguyên nhân, và đó cũng chính là những yếu tố nguyên nhân cơ bản như là: sự quá tải, lãi suất cho vay cao, sự lạm phát tăng nhanh.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác có thể dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế trong thời đại ngày này mà con người cần phải lưu ý. Đa số các thị trường bán buôn bán lẻ hiện nay, thị trường tài chính, thị trường bất động sản không ngừng dấy lên phong trào phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn, tuy nhiên sự phát triển này lại dựa trên những nhu cầu ảo mà không thực tế, thay vào đó sự quyết định các thị trường này lại là các nhà đầu cơ tích trữ.
Tại thị trường chứng khoán, các nhà đầu cơ thổi phồng về giá và những lợi ích, khiến cho người lao động bị thu hút và nhảy vào thị trường này để đầu tư, đổ tiền vào đó với mong ước có một phép màu vô cùng thú vị mang đến cho họ khoản tiền khổng lồ. Có nhiều người đã làm giàu rất nanh, có nhiều người đã đủ điều kiện để trở thành các nhà triệu phú, tỉ phú nhưng họ lại chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian rất ngắn, Khi bị rơi vào thế bí thì họ bất chấp mọi thứ để vay thêm các khoản vạy, họ có thể đưa ra thế chấp bất kỳ thứ quý giá nào mà mình có nhưng cuối cùng có khi họ lại trở về trắng tay hơn cả trước khi họ chưa đổ các khoản tiền vào đầu tư.
Một nguyên nhân khác mà chúng ta cần biết tới đó là các nhà đầu cơ đầy kinh nghiệm có thể thu được những lợi nhuận kếch xù từ những nhà đầu cơ khác ít kinh nghiệm hơn.
Tìm việc làm thực tập sinh tài chính
3. Những ảnh hưởng nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế
Những cuộc khủng hoảng kinh tế luôn khiến cho cả thế giới bị chao đảo nếu như cuộc khủng hoảng đó xuất phát từ những đất nước có sức ảnh hưởng tới tới nền kinh tế như Mỹ. Ảnh hưởng rõ ràng nhất từ những cuộc khủng hoảng kinh tế đó là hàng triệu người lao động trên thế giới sẽ bị rơi vào các tình trạng như thất nghiệp, đói kém, phá sản…
Khủng hoảng kinh tế cũng có tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực, nhất là thị trường tài chính và thị trường chứng khoán. Khi có sự khủng hoảng nền kinh tế diễn ra thì những người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn và từ dó sẽ dẫn tới những ảnh hưởng doanh thu của các doanh nghiệp.
4. Những giải pháp khi có sự khủng hoảng kinh tế
4.1. Làm gì khi xuất hiện khủng hoảng kinh tế
Có nhiều cách để khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế, con người có thể dựa vào những nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục khủng hoảng kinh tế. Hoặc cũng có thể tìm chính xác thời điểm diễn ra khủng hoảng kinh tế, xem các diễn tiến của khủng hoảng kinh tế như thế nào trong thời điểm đó để có thể đưa ra các giải pháp khắc phục sự khủng hoảng về kinh tế.
Một số việc mà con người có thể làm để dự trù trước khi các cuộc khủng hoảng có thể diễn ra như sau:
- Chúng ta hãy mở các tài khoản giao dịch trên sàn chứng khoán hợp pháp.
- Tiếp theo, bạn hãy học cách để có thể sử dụng các loại CFD để có thể thu lợi nhuận từ những thị trường đang bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế.
- Đầu tư vào một công ty bằng hình thức cổ phiếu.
- Luôn ưu tiên các giao dịch đối với các nền tảng để dễ dàng sử dụng một cách nhanh chóng và an toàn.
4.2. Việt Nam cần có những giải pháp như thế nào để đứng vững trước và trong khủng hoảng kinh tế
Để nói về những giải pháp để tránh khủng hoảng kinh tế, các giải pháp để các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung có thể đứng vững vàng trong quá trình khủng hoảng kinh tế diễn ra thì rất rộng và không thể nào bàn hết trong vài trang giấy.
Tuy nhiên, chúng ta có thể nêu ra những giải pháp cơ bản như một bước phòng thủ có hiệu quả khi xuất hiện khủng hoảng kinh tế mà chưa cần phải bàn sâu hơn nữa như các chuyên gia về kinh tế.
Theo đó, Việt Nam cần phải nâng cao tính đa dạng của các loại hàng hóa cùng với thị trường xuất nhập khẩu. Các thị trường hàng hóa cần được phân tán một cách hợp lý. Cùng với đó, trước khi tiến xa hơn các thị trường quốc tế thì Việt Nam cần làm tốt công tác khai thác các thị trường nội địa trong nước, tìm ra những ưu điểm và cơ hội để đưa thị trường nội địa phát triển. Thị trường nội địa được đánh giá là thị trường vững chắc và an toàn.
Cùng với đó, thị trường nội địa tại Việt Nam như thị trường ngoại tệ, thị trường kinh doanh địa ốc, thị trường vàng, thị trường chứng khoán là những thị trường được các nhà đầu cơ tại Việt Nam quan tâm. Chính bởi vậy mà Nhà nước cần phải đưa ra những chính sách để có thể giám sát, quản lý các thị trường này.
Cùng với đó, những chính sách phát triển nền kinh tế của các thị trường tại Việt Nam cần được đẩy mạnh theo hướng phát triển bền vững và không cần phải có tốc độ nhanh chóng, Nhà nước quan tâm tới sự bền vững và chặt chữ, quan tâm tới sự phát triển hạ tầng của đất nước, trong đó chú trọng tới phát triển và mở rộng giao thông, giao thông đô thị, các tuyến giao thông nông thôn.
Đối với nền công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì các doanh nghiệp, người dân và Nhà nước cần phải quan tâm tới nhận thức của người dân và các nhà lãnh đạo, các mối quan hệ về công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong sản xuất, trong phong cách làm việc, trong công tác quản lý, trong các vấn đề tổ chức.
Tìm việc làm cộng tác viên tài chính
Với những phân tích trên đây, viecday365.com đã phần nào giải thích cho các bạn hiểu được khủng hoảng kinh tế là gì? Đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế, những giải pháp để khắc phục tình trạng khủng hoảng.
5953 0