[Giải đáp] Kỹ xảo là gì? Kỹ xảo giúp công việc dễ dàng hơn
Theo dõi viecday365 tạiKỹ xảo là một thuật ngữ chắc chắn không còn xa lạ với nhiều người. Kỹ xảo không chỉ áp dụng trong phim ảnh mà còn là một cụm từ dùng để chỉ đến hành động nhuần nhuyễn, thành thạo nào đó. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về kỹ xảo với những thông tin cực kỳ hữu ích và chi tiết được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hiểu chính xác khái niệm kỹ xảo là gì?
Kỹ xảo một thuật ngữ đã quá quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên để hiểu rõ, cặn kẽ với các vấn đề này thì chưa chắc nhiều người đã hiểu hết về nó.
Kỹ xảo chính là khả năng mà con người dùng để thực hiện một hoạt động nào đó mà đã đặt để độ vô cùng điêu luyện, thực hiện cực kỳ khéo léo và thành thạo đến mức “xuất thần”, những sản phẩm áp dụng kỹ xảo thường hấp dẫn hơn với người nhìn, mang đến chất lượng tuyệt vời hơn.
Kỹ xảo có thể hiểu đó là hành động của con người, thông qua việc tự củng cố hóa, mang tính kỹ thuật và được rèn luyện trong một khoảng thời gian dài và thường xuyên. Thường được chính các bạn phát hiện ra vào thời điểm nào đó.
Phân tích kỹ lưỡng hơn thì các bạn có thể hiểu những hành động nào được lặp đi lặp lại hàng ngày một cách có ý thức nhiều lần trong thời gian dài sẽ hình thành nên kỹ sao. Mà từ việc tập luyện để trở thành hành động nhuần nhuyễn để thực hiện chúng một cách hiệu quả nhất.
Tóm lại, các bạn có thể hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn về kỹ xảo đó là hành động đã được củng cố và tự động hóa nhờ việc luyện tập trong khoảng thời gian rất dài của con người. Cùng tìm hiểu kỹ hơn nữa về đặc điểm của kỹ xảo với những thông tin cực hữu ích chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!
Tuyển dụng: Việc làm Kỹ thuật dựng phim
2. Kỹ xảo mang những đặc điểm như thế nào?
Kỹ xảo mang những đặc điểm cụ thể như sau:
Thứ nhất, kỹ xảo không bao giờ thực hiện một cách đơn độc, tức là nó sẽ không tách rời với hành động có ý thức. Trong hành động có ý thức mục đích và cách thức hành động không quan hệ đến kỹ xảo và chúng thường quan hệ nhiều đến biện pháp để hoàn thành được hành động nào đó.
Thứ hai, mức độ tham gia của ý thức con người thường rất ít, nhiều người còn không cảm nhận được sự có mặt của nó khi tham gia. Nó không tuyệt đối, ý thức luôn hiện hữu thường trực và có sự can thiệp rất kịp thời trong trường hợp khi bất ngờ có vấn đề xuất hiện.
Thứ ba, kỹ xảo không nhất thiết phải tiến hành theo dõi thông qua mắt mà có thể kiếm trả bằng cảm giác vận động.
Thứ tư, những động tác trong một hành động được đánh giá là thừa sẽ bị loại bỏ, những động tác được cho là cần thiết sẽ càng ngày thực hiện càng nhành, các chính xác và tiết kiệm được thời gian hơn để hoàn thành hành động nào đó.
Thứ năm, kỹ xảo tùy theo mục đích và tính chất chung của hành động mà có thể di chuyển một cách dễ dàng.
3. Quy luật để hình thành kỹ xảo là gì?
3.1. Quy luật với sự tiến hộ không đồng đều của kỹ xảo
Khi luyện kỹ xảo luôn có sự tiến bộ không đồng đều với nhau, cụ thể như:
Thứ nhất, có những loại kỹ xảo khi mới bắt đầu luyện tập sẽ tiến bộ rất nhanh nhưng sau đó chậm dần lại. Ví dụ cụ thể như: Khi bạn tiến hành tập luyện đánh máy tính bằng 10 ngón tay, ban đầu công việc luyện tập này rất nhanh để nắm bắt. Tuy nhiên càng về sau khi đưa vào tiến độ công việc trong thực tế thì còn cần đến độ chính xác bên cạnh tốc độ đánh, điều này khiến cho kỹ xảo đánh máy tính của bạn sẽ chậm lại hơn.
Thứ hai, có những lợi kỹ xảo khi mới luyện tập thì sẽ có những tiến bộ rất chậm, nhưng sao một thời gian thì tiến bộ lại nhàng hơn rất nhiều. Ví dụ cụ thể như sau: Khi bạn tiến hành luyện tập đánh máy bằng 10 đầu ngón tay so với 2 đầu ngón tay thì ban đầu tốc độ luyện tập sẽ rất chậm tiến bộ, nhưng càng về sao thì bạn sẽ càng nhận thấy được hiệu quả của việc đánh máy 10 ngón sẽ nhanh hơn rất nhiều so với đánh bằng 10 đầu ngón tay.
Thứ ba, có những trường hợp khi luyện tập mới thì có sự tiến bộ tạm thời, sau một thời gian thì nó lại tăng dần lên. Ví dụ cụ thể như sau: Đối với việc viết chữ của những người khuyết tật ở tay là điều không hề dễ dàng, ban đầu có có ý chí và động lực để bắt đầu việc tập luyện viết bằng chân, tuy nhiên theo thời gian họ cảm thấy nản dần và tiến bộ bị tạm thời lùi lại. Tuy nhiên, khi có những sự động viên, ủng hộ của những người xung quanh, hay tác động khách quan từ bên ngoài cổ vũ cho họ, từ đó giúp họ tiếp tục nỗ lực vượt qua rào cản để đạt được tiến độ viết chữ nhanh như những người bình thường khác.
Xem ngay: Việc làm Kỹ thuật viên sản xuất
3.2. Quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo mới và cũ
Quy luật này cũng đi theo hai chiều hướng tốt và xấu khác nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất, những kỹ xảo cũ có tác động tích cực với việc hình thành và phát triển các kỹ xảo mới. Điều này được gọi là sự di chuyển, hay “cộng kỹ xảo”. Ví dụ như: Việc luyện tập đánh máy tính bằng 10 ngón giúp những ngón tay di chuyển linh hoạt hơn, đây là tiền đề tốt để giúp các bạn luyện tập Piano dễ dàng hơn về sau đó nhé!
Thứ hai, những kỹ xảo cũ ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực, tạo thành những trở ngại với việc hình thành các kỹ xảo mới hiện nay. Đây là hiện tượng được gọi là “giao thoa kỹ xảo”. Ví dụ cụ thể như: Bạn có kỹ thuật chơi bóng chuyền cực đỉnh sau một thời gian dài luyện tập, tuy nhiên khi chuyển qua chơi các môn thể thao khác như bóng rổ hay bóng đá sẽ bị ảnh hưởng đến kỹ thuật chơi của các môn này bởi chúng có sự khác nhau.
3.3. Quy luật đối với đỉnh của phương pháp luyện tập
Mỗi phương pháp được thực hiện để luyện tập kỹ xảo bất kỳ chỉ đem lại kết quả cao nhất với kỹ xảo đó mà thôi, đó được gọi là “đỉnh” của phương pháp đó, phải thay đổi thường xuyên trong quá trình luyện tập để đạt được kết quả cao hơn.
Ví dụ cụ thể như sau: Bạn đang luyện tập giọng hát của mình tại vị trí hát bè, điều này chỉ mang đến cho bạn một kết quả duy nhất về tông giọng hợp bè. Tuy nhiên, khi bạn muốn có giọng hát cao và luyến nhiều hơn khi hát, cần phải thay đổi phương pháp luyện tập để đạt được điều đó.
3.4. Quy luật để dập tắt kỹ xảo là gì?
Một kỹ xảo đã được hình thành nếu không luyện tập, củng cố và sử dụng thường xuyên có thể bị suy yếu và cuối cùng bị mất đi (bị dập tắt).
Những kỹ xảo đã được hình thành sau thời gian dài tập luyện nếu không còn được tập luyện hay thường xuyên củng cố và sử dụng thì sẽ yếu dần và cuối cùng là bị dập tắt. Đó chính là nguyên nhân chính khiến kỹ xảo bị dập tắt. Để duy trì hiệu suất bền vững, cần duy trì, củng cố đều đặn, kiên nhẫn và thực hiện luyện tập theo cách có hệ thống khoa học.
Ví dụ đơn giản như: Tiếng Anh nếu trong khoảng thời gian dài không được sử dụng, củng cố các bạn sẽ quên dần cách sử dụng, từ vựng hoặc ngữ pháp.
Tham khảo: Bản mô tả công việc producer cực chi tiết với mọi lĩnh vực!
4. So sánh giống và khác nhau của thói quen với kỹ xảo
Rất nhiều người có thể nhầm lẫn giữa thói quen và kỹ xảo với nhau đó nhé! Cùng tìm hiểu cụ thể về điểm giống và khác giữa chúng với thông tin chia sẻ chi tiết dưới đây:
4.1. Điểm giống nhau của thói quen và kỹ xảo
Thói quen và kỹ xảo có điểm giống nhau như sau:
Thứ nhất, chúng đều là dạng hành động tự động hóa.
Thứ hai, cả hai đều có cơ sở từ sinh lý là hành động của con người.
Thứ ba, con đường để hình thành nên thói quen và kỹ xảo đều thông qua sự trải nghiệm và kinh nghiệm theo thời gian.
Thứ tư, chúng đều mang tính chất là lặp đi lặp lại một hành động nào đó và có sự thuần thực trong hành động khi thực hiện.
Tuy nhiên, thói quen và kỹ xảo hoàn toàn khác nhau đó nhé! Cùng tìm hiểu phần thông tin tiếp theo để nắm bắt được điểm khác nhau giữa chúng.
4.2. Điểm khác nhau nhau của thói quen và kỹ xảo là gì?
Những điểm khác nhau của thói quen với kỹ xảo gồm có:
+ Kỹ xảo là hành động ý chí được tự động hóa thông qua quá trình luyện tập, còn thói quan là hành động hóa ổn định mang tính chất nhu cầu của con người – nhu cầu thì cần được thỏa mãn để cảm giác của họ thấy thoải mái nhất.
+ Thói quen mang tính chất nhu cầu nếp sống của con người. Trong khi đó kỹ xảo mang tính chất kỹ thuật được tập luyện.
+ Thói quen thường sẽ được đánh giá về mặt đạo đức, còn kỹ xảo sẽ đánh giá về mặt thực hiện thao tác.
+ Thói quen của con người thường gắn liền với một tình huống cụ thể, còn kỹ xảo ít năng với tình huống cụ thể nào đó.
+ Thói quen thường có tính bền vững và ăn sâu vào nếp sống của cá nhân. Còn kỹ xảo ít bền vững hơn, nếu không được tập luyện thường xuyên sẽ có thể mất đi kỹ xảo đã có.
+ Thói quen thường hình thành qua nhiều con đường khác nhau như bắt chước, ôn tập, tự giác. Trong khi đó kỹ xảo thường được hình thành thông qua quá trình luyện tập có mục đích.
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ đến bạn về kỹ xảo, không chỉ giúp bạn hiểu “kỹ xảo là gì” mà còn mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn sẽ luyện tập hành động có mục đích nào đó thành kỹ xảo để vận dụng chúng trong cuộc sống và trong công việc giúp hiệu quả công việc được tốt nhất nhé!
5267 0