Kinh phí công đoàn là gì? Những thông tin mới nhất

Theo dõi viecday365 tại
Trần Ngọc Chân tác giả viecday365.com Tác giả: Trần Ngọc Chân

Ngày đăng: 15-04-2024

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức hiện nay dù tư nhân hay nhà nước thì gần như dều có một tổ chức, bộ phận công đoàn đại diện cho người lao động hay thành viên tham gia. Tuy nhiên người lao động lại chịu mất phí khi tham gia công đoàn, từ đó khá nhiều người băn khoăn kinh phí công đoàn là gì? Cùng đọc bài viết dưới dây để hiểu hơn về kinh phí công đoàn là gì? Cùng những thông tin xung quanh và những quy định mới nhất về việc sử dụng, đóng phí công đoàn.

Việc Làm Ngành Kế Toán

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu khái niệm bản chất của kinh phí công đoàn là gì?

Tham gia đóng phí công đoàn được ngầm hiểu là trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mỗi người tham gia công đoàn, tuy nhiên đóng kinh phí công đoàn cho bộ phận nào, đóng cho ai, ai là người xử lý thu chi cho các hoạt động của công đoàn là những vấn đề được quan tâm trước khi tìm hiểu về khái niệm bản chất của kinh phí công đoàn là gì.

1.1. Những thông tin chung mà bạn cần biết về công đoàn

Những thông tin chung mà bạn cần biết về công đoàn
Những thông tin chung mà bạn cần biết về công đoàn

Công đoàn (nghiệp đoàn, liên đoàn lao động) là một tổ chức của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ, hoặc là nghiệp đoàn của những người công nhân hay hiểu cụ thể thì Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trải qua 300 năm, các công đoàn phát triển thành nhiều dạng thức, dưới sự ảnh hưởng của các thể chế chính trị và kinh tế, mục tiêu và hoạt động cụ thể của các công đoàn có khác nhau, nhưng thường bao gồm:

- Cung cấp lợi ích dự phòng: Các công đoàn thời xưa, như các Hội Ái hữu (Friendly Societies), thường cung cấp nhiều lợi ích để bảo trợ cho các thành viên trong trường hợp thất nghiệp, ốm đau, tuổi già hay chết. Ngày nay, ở các nước phát triển, những chức năng này được coi là thuộc về nhà nước, nhưng những quyền lợi khác như đào tạo huấn luyện, tư vấn và đại diện về luật pháp vẫn còn là những lợi ích quan trọng đối với thành viên công đoàn

- Thương lượng tập thể: Ở các nước mà công đoàn có thể hoạt động công khai và được giới chủ thừa nhận, các công đoàn có thể thương lượng với chủ thuê mướn lao động về lương bổng và các điều kiện làm việc

- Hành động áp lực: Các công đoàn có thể tổ chức đình công hay phản đối để gây áp lực theo những mục tiêu nào đó

- Hoạt động chính trị: Các công đoàn có thể tác động đến những luật lệ có lợi cho toàn thể giới lao động, họ có thể tiến hành những chiến dịch chính trị, vận động hành lang hay hỗ trợ tài chính cho những cá nhân hay chính đảng ứng cử vào các vị trí công quyền

1.2. Tài chính công đoàn - Khái niệm kinh phí công đoàn là gì?

Tài chính công đoàn - Khái niệm kinh phí công đoàn là gì?
Tài chính công đoàn - Khái niệm kinh phí công đoàn là gì?

Để duy trì bất kì tổ chức nào thì việc thu chi các khoản ngân sách cũng như đóng góp của tổ chức là điều hết sức quan trọng. Một trong những nguồn thu tài chính công đoàn bao gồm các nguồn thu sau:

- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam

- Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ

- Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn, từ đề án, dự án do Nhà nước giao, từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài

Tài sản công đoàn được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn, từ nguồn vốn của Công đoàn, tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho Công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của Công đoàn.

Từ những thông tin trên hẳn bạn đã hiểu tại sao lại có kinh phí công đoàn cũng như hiểu về kinh phí công đoàn để làm gì. Hiểu nôm na thì kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho các hoạt động của công đoàn, nguồn tài trợ này hay kinh phí công đoàn là do những công nhân, người tham gia công đoàn trích từ tiền lương cơ bản từ doanh nghiệp tri trả để đóng góp duy trì hoạt động của công đoàn.

VIệc làm công chức - viên chức

2. Mức đóng kinh phí công đoàn được quy định như thế nào?

Mức đóng kinh phí công đoàn được quy định như thế nào?
Mức đóng kinh phí công đoàn được quy định như thế nào?

Khi được hỏi về mức đóng phí của nhiều người tham gia đóng phí công đoàn thì nhiều người đều trả lời không biết bởi thông thường các doanh nghiệp sẽ tự động khấu trừ vào lương khi trả cho các lao động. Kế toán doanh nghiệp tự động tính phí công đoàn dựa trên quy định về mức đóng phí để khấu trừ và thu của các nhân viên. Tuy nhiên bạn cần nắm được các mức đóng kinh phí công đoàn để tiện theo dõi các mức tăng giảm của từng tháng đóng theo mức lương của bạn.

Theo quy định của nhà nước,doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức đoàn thể  dựa theo căn cứ để đóng kinh phí công đoàn, mức đóng sẽ được đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động, bên cạnh đó quỹ tiền lương này được tính bằng tổng số tiền lương của những người lao động thuộc các đối tượng nằm trong phạm vi đóng BHXH theo quy định của pháp luật, từ đó gây dựng quỹ công đoàn cho phù hợp và chi tiêu một cách hợp lý.

Mức đóng kinh phí công đoàn được quy định như thế nào?
Mức đóng kinh phí công đoàn được quy định như thế nào?

Chúng ta có thể chia mức đóng kinh phí công đoàn dành cho hai trường hợp:

- Trường hợp thứ nhất: Đối với tất cả các doanh nghiệp đã có và thành lập công đoàn cơ sở thì lúc này mức trích kinh phí công đoàn là 2% cho tổng quỹ lương người lao động đóng bảo hiểm xã hội và số tiền đóng sẽ phải nộp lên cấp trên quản lý hãy nói cách khác là cho Liên đoàn lao động quản lý là 35%, số còn lại là 65% cho Công đoàn cơ sở giữ và bên cạnh đó sau khi đóng các khoản về kinh phí công đoàn doanh nghiệp sẽ trừ lương cơ bản của nhân viên 1% được chia theo tỷ lệ như sau: 60% cho Công đoàn tại doanh nghiệp giữ, số còn lại là 40% nộp về công đoàn cấp trên quản lý đó là liên đoàn lao động thuộc Quận (Huyện) quản lý

- Trường hợp thứ hai: Đó là các trường hợp những doanh nghiệp mới được thành lập cơ quan trong một thời gian ngắn và chưa có công đoàn cơ sở, lúc này kinh phí công đoàn cũng được đóng và chia theo tỷ lệ như sau: Tiến hành chi 65% cho phí cho công đoàn cấp trên quản lý, đơn vị quản lý này thuộc địa bàn đơn vị kinh doanh đăng lý giấy phép, cấp phép để hoạt động, số còn lại 35% còn lại nộp vào quỹ công đoàn của Nhà nước theo đúng thủ tục và quy trình.

Việc làm dệt may

3. Những quy định mới nhất 2024 về việc sử dụng, đóng phí công đoàn

Đóng góp kinh phí công đoàn gần như là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân vì vậy mỗi người nên nắm được những thông tin mới nhất hay những quy định hiện hành về việc sử dụng, đóng phí công đoàn.

3.1. Quy định về đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Quy định về đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Quy định về đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Khoản 2 Điều 26 tại Luật công đoàn 2024, trong đó quy định về tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều phải đóng đoàn phí, trong quy định nêu rõ những đơn vị thuộc phạm vi đối tượng đóng kinh phí công đoàn như sau:

- Trước hết việc đóng kinh phí công đoàn thuộc về các cơ quan nhà nước, bao gồm Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, đối với tất cả các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

- Các tổ chức chính trị, bao gồm các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

- Tất cả các đơn vị đang hoạt động, là đơn vị sự nghiệp công lập hay đơn vị ngoài công lập đều phải tham gia đóng kinh phí công đoàn

- đối với các doanh nghiệp được thành lập theo thành phần kinh tế, hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp và thực hiện theo Luật đầu tư đã được nhà nước quy định thì phải áp dụng hình thức đóng kinh phí đầy đủ

- Kinh phí công đoàn còn được áp dụng đóng bởi các hợp tác xã, các liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã

- Ngoài ra, các trường hợp hoạt động kinh doanh tại lãnh thổ của Việt Nam như: Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế có liên quan đến các hoạt động công đoàn, các hoạt động có sử dụng người Việt Nam thì đều cần đóng các khoản kinh phí công đoàn dựa theo tiền lương của doanh nghiệp chi trả cho người lao động

- Không ngoại trừ tất cả các tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật và theo luật quy định sử dụng lao động hiện nay.

3.2. Kinh phí công đoàn được sử dụng và chi tiêu theo quy định nào?

Kinh phí công đoàn được sử dụng và chi tiêu theo quy định nào?
Kinh phí công đoàn được sử dụng và chi tiêu theo quy định nào?

Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:

- Truyền bá, lan truyền, giáo dục lý tưởng, định hướng, và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, và tăng cường trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề cho công nhân.

- Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động

- Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh

- Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn

- Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động

- Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới

- Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn, tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động

- Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác

- Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách

- Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp

- Các nhiệm vụ chi khác

Việc làm xây dựng

Bài viết cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến kinh phí công đoàn cũng như trả lời đầy đủ cho câu hỏi kinh phí công đoàn là gì? Mong rằng những thông tin về những quy định mới nhất 2024 về việc sử dụng, đóng phí công đoàn sẽ hữu ích với bạn đọc. Thân ái!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3528 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT