Lương tối thiểu vùng là gì và thông tin mới nhất bạn cần biết!
Theo dõi viecday365 tạiVấn đề về tiền lương có lẽ luôn là một mối quan tâm rất lớn của con người trong đời sống xã hội. Và hiện nay, rất nhiều người có sự nhầm lẫn giữa khái niệm về các mức lương cũng như quy định về lương trong quá trình lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức. Vậy thì hôm nay, viecday365.com sẽ giải đáp những thắc mắc có liên quan đến khái niệm lương tối thiểu vùng là gì cùng những thông tin có liên quan đến vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Hiểu về khái niệm mức lương tối thiểu vùng là gì hiện nay?
Mức lương tối thiểu vùng được hiểu đơn giản chính là mức lương thấp nhất và cũng là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp cùng người lao động có thể thỏa thuận trong quá trình làm và ký kết hợp đồng. Và đối với từng vùng sẽ có mức lương tối thiểu khác nhau bởi thực tế giá trị của nó sẽ phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đó đang thuộc vị trí khu vực nào. Hiện nay, theo quy định chung thì mức lương tối thiểu vùng sẽ được tính theo các vùng I, II, III, IV.
Theo đó, dựa vào vị trí mà doanh nghiệp đó thành lập và hoạt động thì sẽ có quy định về mức lương tối thiểu vùng. Ngoài ra, nếu như doanh nghiệp nằm trong phạm vị bị chia tách thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định theo vị trí cũ và nếu như thuộc vị trí mới có sự hợp nhất những khu vực khác nhau thì doanh nghiệp đó sẽ chọn ra mức lương tối thiểu cao nhất để áp dụng. Cụ thể hiện nay có 3 mức lương tối thiểu vùng đó là:
- Vùng I – bao gồm những tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương hoặc là những quận, huyện, trung tâm phát triển kinh tế mạnh mẽ như là Hà Nội, TPHCM, Vũng Tàu, Hải Phòng,...
- Vùng II – bao gồm những khu vực trực thuộc tỉnh thành nhất định nào đó và có mức độ tăng trưởng nền kinh tế cao nhất.
- Vùng III – bao gồm những khu vực trực thuộc địa bản là tỉnh thành, tuy nhiên những nơi này lại có tốc độ phát triển kinh tế ở mức thấp nhất so với các vùng khác.
- Vùng IV – bao gồm những địa bàn còn lại.
2. Phân biệt giữa lương tối thiểu vùng và lương cơ sở
Nếu như lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất để làm cơ sở cho các doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận, đưa ra những mức lương phù hợp trong quá trình làm cũng như ký kết hợp đồng thì mức lương cơ sở lại là mức lương được sử dụng để làm căn cứ trong việc tính lương trong các bảng lương, các mức lương phụ cấp cùng với nhiều chế độ khác dành cho người lao động theo quy định của Pháp luật. Và bản chất của lương cơ sở chính là làm căn cứ để có thể tính cũng như đóng các mức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp dành cho các cán bộ, công nhân viên chức làm việc trong các cơ quan, tổ chức của nhà nước. Cụ thể, mức lương cơ sở được sử dụng để làm căn cứ cho những vấn đề sau:
- Lương cơ sở làm căn cứ tính lương cho các đối tượng là cán bộ, công nhân viên chức, những người hưởng lương cùng các chế độ phụ cấp, người lao động làm việc tại các tổ chức, cơ quan, đơn vị nhà nước,... và những đơn vị này có nhận được sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách của cơ quan nhà nước.
- Lương cơ sở làm căn cứ để tính các mức hoạt động về chi phí sinh hoạt theo quy định của pháp luật.
- Ngoài ra, lương cơ sở cũng làm căn cứ để tính một số khoản trích cũng như các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Lương cơ sở sẽ được áp dụng cho những đối tượng là cán bộ công chức theo các cấp từ Trung ương đến cấp xã, các viên chức, người làm việc theo hợp đồng tại các cơ quan của nhà nước. Tuy nhiên, một số trường hợp những người lao động vẫn có thể thỏa thuận để được hưởng lương theo mức lương tối thiểu vùng đó là:
- Những đối tượng lao động làm việc theo hợp đồng tại những đơn vị công lập.
- Những đối tượng lao động làm việc theo biên chế và được nhà nước hỗ trợ kinh phí cho những hội mang tính chất đặc thù.
- Những đối tượng lao động thuộc quân đội, công an như là các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, các chiến sĩ phục vụ quân đội có thời hạn, công an,...
- Những đối tượng lao động làm việc tại các tổ chức cơ yếu chính phủ,...
Như vậy, có thể thấy được sự khác nhau rõ rệt nhất chính là mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng cho các đối tượng người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, còn mức lương cơ sở sẽ được áp dụng cho những đối tượng làm việc tại các cơ quan nhà nước.
Việc làm công chức - viên chức
3. Thông tin về mức lương tối thiểu vùng 2024 mới nhất
3.1. Những quy định về lương tối thiểu vùng 2024
Từ ngày 1/1/2024, mức lương tối thiểu vùng 2024 sẽ được áp dụng cụ thể như sau:
- Mức lương là 4.420.000 đồng/tháng đối với những doanh nghiệp và người lao động thuộc vị trí vùng I.
- Mức lương là 3.920.000 đồng/tháng đối với những doanh nghiệp và người lao động thuộc vị trí vùng II.
- Mức lương là 3.430.000 đồng/tháng đối với những doanh nghiệp và người lao động thuộc vị trí vùng III.
- Mức lương là 3.070.000 đồng/tháng đối với những doanh nghiệp và người lao động thuộc vị trí vùng IV.
3.2. Đối tượng được áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2024
Đối tượng được áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2024 theo quy định của pháp luật như sau:
- Những đối tượng người lao động làm việc tại các doanh nghiệp theo chế độ hợp đồng lao động như Bộ luật lao động đã quy định.
- Những tổ chức, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại các khu vực theo những quy định của Luật doanh nghiệp đã đưa ra.
- Những đối tượng là cá nhân, các hộ gia đình, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức hợp tác, trang trại hay các tổ chức khác tại Việt Nam có nhu cầu thuê mướn lao động làm việc cho mình và có hợp đồng lao động.
- Những cơ quan tổ chức nước ngoài, những tổ chức quốc tế cùng các cá nhân là người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam mà có thuê mướn người lao động làm việc theo hợp đồng.
- Những đối tượng là cá nhân, hợp tác xã, hộ gia đình, trang trại, cơ quan tổ chức khác được quy định tại khoản 2, 3, 4 và được gọi chung là doanh nghiệp.
3.3. Những nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2024
Đối với mức lương tối thiểu vùng 2024 thì sẽ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
- Tùy thuộc vào từng địa bàn hoạt động của doanh nghiệp mà áp dụng các mức lương tối thiểu vùng theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp nếu như các doanh nghiệp có quy mô lớn và nhiều chi nhánh hoạt động thì ở mỗi cơ sở chi nhánh ở địa bàn nào sẽ áp dụng mức lương tối thiểu theo đúng quy định tại các địa bàn đó.
- Trường hợp đối với các doanh nghiệp hoạt động tại các khu chế xuất hay khu công nghiệp, tuy nhiên ở những địa bàn này lại có quy định về các mức lương tối thiểu khác nhau thì doanh nghiệp hoạt động sẽ lựa chọn mức lương tối thiểu vùng cao nhất để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
- Đối với những doanh nghiệp mà có sự chia tách hay có sự thay đổi về địa bàn hoạt động thì ban đầu sẽ vẫn áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng ở địa bàn cũ cho đến khi có quy định mới từ nhà nước.
- Theo quy định thì nếu như địa bàn mà các doanh nghiệp đang hoạt động được thành lập mới từ 1 hay nhiều địa bàn có những quy định khác nhau về mức lương tối thiểu vùng thì sẽ chọn địa bàn có mức lương cao nhất. Tuy nhiên thì một trường hợp khác nếu như địa bàn mà doanh nghiệp đó đang hoạt động lại là tỉnh hoặc là thành phố trực thuộc Trung ương mới được thành lập từ 1 hay nhiều khu vực khác thì doanh nghiệp đó sẽ vẫn thực hiện theo quy định về mức lương tối thiểu vùng của thành phố đó.
3.4. Cách thức để áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2024 hiện nay
Theo các thỏa thuận về mức thu nhập cho các đối tượng người lao động trong điều kiện bình thường và đã đủ thời gian quy định về tháng làm việc tại doanh nghiệp thì cần phải đảm bảo những vấn đề dưới đây:
- Đối với trường hợp những cá nhân, người lao động làm việc phổ thông và chưa qua quá trình đào tạo thì mức lương sẽ không thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng.
- Đối với những trường hợp cá nhân, người lao động đã được qua học nghề thì mức lương phải cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng ít nhất 7%, cụ thể là:
+ Những đối tượng lao động đã được cấp phép và có các chứng chỉ, bằng cấp liên quan đến nghề, trung học nghề hay trung học chuyên nghiệp, bằng cử nhân đại học, thạc sĩ, tiến sĩ,...
+ Những đối tượng lao động đã có bằng tốt nghiệp trung học, cao đẳng, trung cấp, tốt nghiệp các trường đào tạo nghề hay các chứng chỉ nghề nghiệp khác, bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ theo quy định của Bộ giáo dục.
+ Những đối tượng lao động đã được cấp các chứng chỉ liên quan đến nghề nghiệp theo đúng các chương trình đào tạo và có bằng tốt nghiệp về sơ cấp, trung cấp, cao đẳng,... theo đúng quy định đưa ra của luật dạy nghề hiện nay.
+ Những cá nhân được cấp các chứng chỉ ngành nghề cấp quốc gia cũng như được quy định theo Luật việc làm.
Những người đạt được chứng chỉ ngành nghề sơ cấp, trung cấp,... theo quy định về đào tạo nghề theo Luật giáo dục của nhà nước và các chương trình đào tạo liên quan không thay đổi.
+ Những đối tượng lao động được cấp các văn bằng về giáo dục đại học theo đúng quy định của nhà nước.
+ Những đối tượng lao động được cấp các văn bằng nước ngoài theo đúng quy định.
+ Những đối tượng lao động tự học nghề hoặc là được đào tạo tại các doanh nghiệp, tổ chức cũng như được chính các doanh nghiệp đó sắp xếp các công việc theo đúng yêu cầu kỹ năng mà họ đã đào tạo.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích nhất về khái niệm lương tối thiểu vùng là gì cũng như những vấn đề liên quan đến mức lương tối thiểu vùng. Từ đó có thể áp dụng chính xác trong doanh nghiệp và với các đối tượng người lao động.
4348 0