Tìm hiểu khái niệm kiến trúc là gì? Phong cách kiến trúc Việt Nam
Theo dõi viecday365 tạiBất kỳ một công trình dù to hay nhỏ, một căn nhà, một cửa hàng hay một quán ăn,... đều sẽ được thiết kế theo một nét đặc sắc riêng thể hiện qua những kiến trúc của chúng. Vậy kiến trúc là gì? Phong cách thiết kế kiến trúc của Việt Nam ta ra sao, hãy cùng tìm hiểu ngay về lĩnh vực này trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu tổng quan về kiến trúc
Kiến trúc được xem là một ngành nghệ thuật kết hợp với khoa học trong việc tổ chức và sắp xếp những không gian, thiết lập lên các hồ sơ thiết kế về những công trình kiến trúc.
Người tạo dựng ra các bản kiến trúc là người kiến trúc sư với những kiến thức và kinh nghiệm đặc thù của chuyên ngành kiến trúc thì bên cạnh công tác thực hiện những bản thiết kế về công trình thì họ có thể đảm nhiệm nhiều các vai trò khác trong lĩnh vực thiết kế hoặc quản lý khác ví dụ như thực hiện những bản quy hoạch và thiết kế về đô thị, tham gia thiết kế về cảnh quan, thực hiện quản lý trong đô thị, quản lý giám sát về dự án xây dựng hoặc thực hiện thiết kế về nội thất trong công trình, hay như thiết kế về đồ họa hoặc tham gia thiết kế về tạo dáng công nghiệp.
Dựa trên các vật liệu có sẵn cùng với những kiến thức về khoa học và những kinh nghiệm tích lũy được kết hợp với các nhu cầu trên thực tế để đánh giá về ý nghĩa và các giá trị trong thẩm mỹ của mỗi hình thái kiến trúc. Trong mỗi nền văn hóa sẽ lại tồn tại những thể loại và phong cách về kiến trúc khác nhau qua mỗi thời kỳ lịch sử.
Ngày nay, phong cách kiến trúc hiện tại chủ yếu tập trung vào công nghệ và những vật liệu mới lạ có những chức năng sử dụng và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, chính vì vậy những công trình kiến trúc trong thời hiện đại thường sẽ không có nhiều mối liên hệ với nền văn hóa bản địa ở đó.
Vào năm 1970 thì lối kiến trúc hiện đại bị phê phán mạnh mẽ bởi tính khô cứng và bị đánh giá là vô tính đã dẫn đến sự ra đời của lối kiến trúc hậu hiện đại. Trong thời kỳ kiến trúc hậu hiện đại đã áp dụng công nghệ vào một cách khéo léo hơn, khôn ngoan hơn và có cảm xúc hơn. Đặc biệt họ đã biết tạo điểm nhấn và nét đặc trưng cho các công trình bằng các mối liên kết của công trình đó với những nét cảnh trong tự nhiên cùng với văn hóa xã hội ở xung quanh.
Xem thêm: Ngành kiến trúc ra làm gì - Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
2. Tìm hiểu về lịch sử hình thành của kiến trúc
Vào thời sơ khai, để có thể đảm bảo nhu cầu về việc bảo vệ bản thân mình tránh khỏi những tác động của tự nhiên thiên tai, bão lũ, thú hoang,... thì con người thời tiền sử đã biết cách tạo lập ra các hình thái kiến trúc đầu tiên để ẩn náu, trú nấp. Do đó, kiến trúc từ đầu được hình thành dựa trên nhu cầu phục vụ cho mục đích trú ẩn của con người.
Cho đến thời kỳ đồ đá mới, lúc này con người bắt đầu xây dựng cho mình những kiến trúc thành trì kiên cố để có thể tự bảo vệ bản thân. Một ví dụ nổi tiếng về kiến trúc thời kỳ này đó là bức tường thành được xây dựng bằng đá được tìm ra ở Jericho với niên đại xây dựng của nó là vào khoảng năm 8000 trước Công nguyên. Không chỉ vậy, ở Scotland còn có một cụm những quần cư bao gồm các nhà tròn được tạo hình bằng các tảng đá xếp chồng lên nhau.
Một số phong cách kiến trúc nổi tiếng của phương Tây qua nhiều thời kỳ có thể kể đến như: Kiến trúc Lưỡng Hà và kiến trúc Ba Tư; Kiến trúc Roman; Kiến trúc Hy Lạp cổ đại; Kiến trúc La Mã cổ đại; Kiến trúc Tân cổ điển; Kiến trúc Hiện đại; Kiến trúc Hậu Hiện đại.
Không chỉ có phương Tây mới có nhiều các công trình và phong cách kiến trúc nổi tiếng mà ở Á Đông cũng mang cho mình phong cách riêng về kiến trúc.
Kiến trúc trong truyền thống của các quốc gia Á Đông đa phần chịu ảnh hưởng nhiều từ phong cách kiến trúc của Trung Hoa. Những công trình trong kiến trúc của Á Đông đa phần đều sử dụng gỗ làm nguyên vật liệu xây dựng chính để liên kết chịu lực dành cho các công trình đó, rồi sau đó tận dụng độ nặng của những chiếc mái ngói tạo ra độ chắc chắn cho công trình. Ở mỗi quốc gia khác nhau, qua từng thời kỳ khác nhau thì phong cách về kiến trúc sẽ có những sự thay đổi nhất định. Ngày nay, các công trình kiến trúc ở Á Đông đã bớt sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ trong xây dựng mà thay vào đó là tiếp nhận các phong cách kiến trúc phương Tây cùng với phong cách thiết kế kiến trúc hiện đại của toàn thế giới. Mặc dù vậy những quốc gia có truyền thống lâu đời như Trung Quốc và Nhật Bản vẫn lưu trữ được nhiều các công trình kiến trúc mang đậm phong cách của Á Đông.
3. Tìm hiểu phong cách kiến trúc của Việt Nam
3.1. Tìm hiểu kiến trúc cổ truyền của Việt Nam
Phong cách kiến trúc cổ truyền của Việt Nam có nét tương đồng với phong cách kiến trúc của Á Đông với lối xây dựng sử dụng chủ yếu là các khung liên kết bằng gỗ sau đó kết hợp với nhiều nguyên vật liệu bổ sung khác như gạch, đá, tre, ngói, rơm,...
Phong cách kiến trúc của chúng ta ở Việt Nam đã trải qua sự biến đổi qua từng giai đoạn lịch sử, nhưng vì phải đối diện với sự biến động và chiến tranh trong quá trình phát triển lịch sử nên nhiều công trình kiến trúc cổ đã bị phá hủy nặng nề. Ngày nay có thể phân loại ra một số các loại hình kiến trúc của Việt Nam theo các loại hình như sau:
- Theo chức năng sử dụng thì có các loại hình kiến trúc cung điện, theo tôn giáo thì có các đình, chùa, miếu, theo nét văn hóa thì có bia hoặc đền, các nhà thờ dân gian cổ xưa,...
- Phân loại theo vật liệu xây dựng thì không mang tính lâu dài lắm ngoài các công trình công cộng có thể kể đến như gạch, đá, các loại gỗ quý,... nhưng đa phần lại đều sử dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương như tre, tranh, đất sét nung, bùn trộn rơm,...
- Phân loại theo kết cấu thì có các loại hình như khung sườn gỗ, lỗ mộng, vĩ kèo gỗ đòn tay, cột kê tán,... Tùy theo các loại địa hình khác nhau sẽ có các loại hình nhà kết cấu nâng sàn; một nửa phần nhà sàn, một nửa phần đất;... Kết cấu của mái nhà thường có độ dốc cao do sử dụng tranh, ngói hoặc lá để làm mái.
- Phân loại theo cách trang trí thì có các công trình công cộng lợp mái ngói như các cung đình, miếu, đình,...Ở phần cong của góc mái thường sẽ được tạo hình đầu rồng, cá,...Ngoài ra cũng có thể chạm trổ các loại hoa văn để trang trí thêm như các Long, Ly, Quy, Phượng hoặc các con cọp hay con cá chép hóa rồng.
- Phân loại theo tạo hình thiết kế bình đồ gồm có những công trình như đình, chùa thường có những bình đồ được tạo hình trên đó là các loại chiết tự Hán,... còn đối với các nhà ở sẽ là loại hình 3 gian, 2 gian, 2 chái, theo hình chữ đinh hoặc chia làm phần nhà chính và phần nhà phụ, các nhà này thường có sân ở phía trước gian nhà và trong nhà cũng được phân chia ra làm các buồng nhỏ, có cửa chính, cửa phụ và thường rất ít có cửa sổ. Tùy theo các loại hình địa lý thì có lối phong cách thiết kế kiến trúc khác nhau. Ví dụ như nhà ở miền Tây thì chủ yếu nhiều sông rạch thì chủ yếu đi lại bằng xuồng cho nên các công trình phụ sẽ có phần nhà để chứa các ghe, xuồng đặt ở mép sông hoặc các ụ tàu, ngoài ra trong nhà cũng sẽ có kho lúa, thóc.
Xem thêm: Tìm việc làm thiết kế kiến trúc
3.2. Tìm hiểu kiến trúc thuộc địa
Đây là phong cách kiến trúc được du nhập ở các nước bên phương Tây mang sang do sự xuất hiện của dân Pháp vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX. Các hình thái kiến trúc này có sự phát triển cùng với công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Với những điều kiện về địa lý và khí hậu khác biệt với phương Tây cho nên các kiến trúc phương Tây khi mang sang đây cũng phải có sự biến chuyển để hòa hợp với điều kiện ở Việt Nam ta.
Xem thêm: Ngành Thiết Kế Nội Thất thi khối nào? Các trường đào tạo
3.3. Tìm hiểu kiểu kiến trúc đương đại
Tiếp nối sự phát triển của nền kinh tế cùng với quá trình hội nhập với thế giới đã du nhập vào Việt Nam ta nhiều loại phong cách kiến trúc mới lạ. Khi mới hình thành, các phong cách kiến trúc này chưa có những nét riêng, còn chịu nhiều sự lai tạp, sao chép một cách hỗn loạn. Khi đó vẫn chưa có những con đường riêng, định hình phong cách riêng cho các kiến trúc sư Việt Nam.
Thế nhưng kể từ năm 2024 thì có nhen nhóm các lối kiến trúc đổi mới theo phong cách hiện đại hơn. Mặc dù chưa thể hiện rõ phong cách riêng tuy nhiên các kiến trúc đó cũng được ứng dụng và nghiên cứu một cách bài bản hơn, đáp ứng được nhiều nhu cầu của con người hơn.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và nắm rõ được khái niệm kiến trúc là gì, đồng thời cũng hiểu được sâu hơn về quá trình hình thành phong cách kiến trúc của thế giới nói chung và của Việt Nam ta nói riêng.
2371 0