Khoa học và công nghệ là gì? Chủ trương định hướng phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam
Theo dõi viecday365 tạiKhoa học và công nghệ là hai lĩnh vực rất quan trọng, góp thúc đẩy phát triển đời sống, kinh tế và xã hội của các một quốc gia. Các cường quốc lớn như Mĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản,… luôn luôn chú trọng nghiên cứu, tăng cường phát triển và luôn coi đây là ngành mũi nhọn giúp kinh tế tăng trưởng vượt bậc. Vậy khoa học và công nghệ là gì?
1. Khái niệm khoa học và công nghệ là gì?
1.1. Khoa học là gì
Khoa học là được hiểu là toàn bộ hệ thống quy luật mang tính khách quan của vật chất và xã hội tư duy. Những quy luật này đã các nhà khoa học quan sát và nghiên cứu và tìm hiểu một cách kĩ càng để từ đó sắp xếp lại thành dữ liệu nhằm giải thích cách thức hoạt động và sự tồn tại của một hiện tượng, sự vật nào đó. Những tri thức về qui luật khách quan đó của thế giới giúp con người có thể dùng chúng để áp dụng váo thực tiễn sản xuất và đời sống hay là vận dụng các qui luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật, hiện tượng, nhằm biến đổi trạng thái của chúng.
Nói tóm lại khoa học ở đây được hiểu là những cái gì đó đã được nghiên cứu kĩ và có bằng xác thực qua một quá trình vận dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan làm phong phú thêm các tri thức khoa học; đưa ra các câu trả lời để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Xem thêm: Moisture cream là gì? Và những thông tin về dưỡng da phái đẹp cần biết
1.2. Công nghệ là gì
Theo Luật khoa học và công nghệ ở Việt nam đã nêu rằng: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Chính vì thế nên gắn với công nghệ ta hay nghe nói đến các cụm từ như dây chuyền, qui trình công nghệ, các thiết bị công nghệ. Quan điểm này có lẽ xuất phát từ khái niệm trong từ điển của Liên Xô trước đây nhưng có lẽ nó chỉ mang nghĩa nhất định là công việc chỉ liên quan đến sản xuất vật chất.
Dần dần vào những năm 60 của thế kỉ 20 các nước phương Tây như Mĩ, Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ đã sử dụng thuật ngữ “công nghệ” để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh vực, các hoạt động từ việc áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụng , một sự phát triển của khoa học trong thực tại nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động sinh sống và phát triển của con người. Khái niệm này dần được phổ biến hơn và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên ngày nay số lượng các công nghệ hiện ngày càng phát triển và nhiều đến mức khó thống kê được cho nên nó đã khiến cho nhiều người sử dụng trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể trong những hoàn cảnh khác nhau sẽ dẫn tới sự khái quát về công nghệ khác nhau.
1.3. Khoa học và công nghệ là gì
Như vậy qua khái quát về khái niệm của khoa học và công nghệ, ta thấy được hai lĩnh vực tách rời này lại có quan hệ cực kì mật thiết và tương trợ lẫn nhau. Có thể nói hoạt động khoa học và công nghệ là tập hợp toàn bộ các hoạt động có hệ thống và sáng tạo nhằm phát triển kho tàng kiến thức liên quan đến con người, tự nhiên và xã hội, nhằm sử dụng những kiến thức đó để tạo ra những ứng dụng mới hỗ trợ đời sống và sinh hoạt. Tại Việt Nam, các hoạt động của khoa học và công nghệ bao gồm: nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ. Trong đó:
Nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm hiểu, phát hiện các sự vật hiện tượng theo quy luật của tự nhiên rồi đưa ra các phương pháp để ứng dụng chúng vào thực tiễn của đời sống xã hội.
Việc nghiên cứu về hoạt động công nghệ đề cập đến việc phát triển và cải tiến các sản phẩm công nghệ mới thông qua quá trình sản xuất và thử nghiệm.
Việc triển khai thử nghiệm của hoạt động công nghệ lại là sự ứng dụng của kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, qua đó lấy kết quả và rút ra biện pháp tạo ra sản phẩm công nghệ mới. Trước tiên sẽ phải sản xuất thử với quy mô nhỏ phạm vi bé, sau nhiều lần thí nghiệm rồi từ từ rút ra kinh nghiệm hơn rồi từ đó mới đưa vào trong đời sống và sản xuất của con người.
Như vậy, khoa học và công nghệ là các hoạt động nhằm để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, các hoạt động của thông tin, đào tạo và ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ vào thực tiễn.
2. Chủ trương định hướng phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam
Từ sau đổi mới 1986, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất-kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Nhận ra tầm vai trò và tầm quan trọng của khoa học công nghệ, Đảng và Nhà nước ta đã luôn có các định hướng và sự chỉ đạo tăng cường đúng đắn về các hoạt động của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm coi khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được khẳng định và quán triệt trong nhiều văn kiện của Đảng thời kỳ đổi mới.
Theo Nghị quyết Đại hội của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 đã có các định hướng quan trọng về phát triển khoa học và công nghệ như sau:
Quốc sách hàng đầu là phát triển mạnh mẽ, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, và sự cạnh tranh của nền kinh tế. Tầm nhìn đến năm 2024 khoa học và công nghệ Việt Nam đạt tới trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2024 trong một sốt lĩnh vực sẽ đạt đến trình độ thế giới.
Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ phải cần được ưu tiên tập trung đầu tư ưu tiên trong hoạt động của các ngành, các cấp.
Các ngành khoa học và công nghệ luôn luôn phải cung cấp cơ sở khoa học để triển khai xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật. Các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đều phải xây dựng trên những cơ sở khoa học công nghệ hiện đại phù hợp vững chắc nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về tổ chức, cơ chế quản lý tài chính, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, đội ngũ nhân sự, kế hoạch phát triển khoa học công nghệ để phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đưa ra các chiến lược, kế hoạch phát triển công nghệ của đất nước, thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doang nghiệp nước ngoài ở trên lãnh thổ Việt Nam. Tăng cường hợp tác về khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ cao, phải là hướng ưu tiên trong hội nhập quốc tế.
Có cơ chế thúc đẩy đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại. Huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn khác từ nước ngoài.
Xây dựng các trung tâm nghiên cứu hiện đại, nâng cao năng lực các hệ thống và tổ chức, phát triển thị trường. Tăng cường và khuyến khích liên kết các tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp; giữa Nhà nước, nhà khoa học, nông nghiệp và nhà nông giúp vùng sâu xa có thể áp dụng các kĩ thuật mới trong canh tác và sản xuất nhằm tăng năng suất và hiệu quả lao động góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường.
Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi có chuyên môn cao, có chế độ bồi dưỡng và khen thưỡng đãi ngộ phù hợp và kịp thời để khuyến khích phát triển. năng lực hơn nữa nhất là với những chuyên gia giỏi. Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi, điều kiện vật chất hiện đại.
Luôn tôn trọng sự phát huy tư tưởng, tính sáng tạo và sự phản biện của các nhà khoa học trong hoạt động khoa học và công nghệ
Đưa ra những quy định luật pháp công bằng và nghiêm minh công bằng về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa để hỗ trợ hiệu quả cho việc vận hành thị trường.
Phát huy và tăng cường năng lực khoa học công nghệ quốc gia, phát triển viện nghiên cứu, các trường đại học với đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, các khu tổ hợp công nghệ cao và vùng kinh tế theo mô hình tân tiến trên thế giới.
10903 0