Việc làm Quản lý cửa hàng và những điều cần biết về người Quản lý
Theo dõi viecday365 tạiTừ khi xã hội loại người được hình thành, hoạt động tổ chức quản lý đã được quan tâm. Nó bắt nguồn từ sự phân công lao động của con người với nhau, để đạt được hiệu quả công việc. Việc làm quản lý cửa hàng là những người có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp công việc...để hoàn thành tốt mục tiêu.
1. Quản lý cửa hàng
Khái niệm: Quản lý cửa hàng là những người có nhiệm vụ tổ chức điều khiển, kiểm tra của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm đạt hiệu quả mong muốn và mục tiêu đã đề ra, người quản lý vừa làm khoa học vừa là một nghệ thuật.
- Quản lý là nghệ thuật vì nó là hoạt động đặc biệt, hoạt động quản lý con người nên đòi hỏi phải khéo léo, linh hoạt có kinh nghiệm trong quá trình làm việc, nghệ thuật đó thể hiện ở chỗ giải quyết các vấn đề một cách khéo léo có văn hóa, khôn ngoan và tế nhị trong công việc.
- Quản lý là khoa học vì nó là lĩnh vực tri thức, dùng tri thức để hệ thống hóa, sắp xếp công việc, nghiên cứu khách quan và đặc biết, giải thích các mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý dự báo kết quả.
2. Bản mô tả công việc của người quản lý cửa hàng
Quản lý cửa hàng là người có nhiệm vụ quan trọng trong các cửa hàng, họ là người quản lý nhân viên bán hàng, sắp xếp theo dõi tình hình cửa hàng ...để từ đó đưa ra những hướng đi đúng nhằm nâng cao doanh số mang lại nhiều lợi nhuận và lợi ích cho nhân viên và cửa hàng. Vậy nhiệm vụ, công việc của người quản lý cửa hàng như thế nào các bạn cùng tham khảo những nội dung sau.
2.1. Quản lý nhân viên trong cửa hàng
- Người quản lý cửa hàng có nhiệm vụ lên lịch sắp xếp thời gian làm việc của các nhân viên trong của hàng
- Kiểm tra, chấm công và sắp xếp lịch nghỉ cho các nhân viên
- Kiểm tra, giám sát và lên tinh thần làm việc cho các nhân viên
- Thường xuyên lên lịch họp để phổ biến cho nhân viên, thường thì mỗi tuần nên có một buổi họp
- Đào tạo nhân viên mới, nhân viên dưới quyền của mình
2.2. Theo dõi, kiểm tra, giám sát tính hình bán hàng tại cửa hàng
- Theo dõi doanh thu bán hàng theo từng ngày, từng tuần, theo tháng để biết cửa hàng có đạt mục tiêu đề ra hay không
- Theo dõi các mã sản phẩm bán được, mã sản phẩm không bán được, những hàng tồn cuối ngày để đưa ra hướng xử lý
- Kiểm tra các kệ hàng, cách bày trí sao cho vừa mặt gọn gàng và thường xuyên thay đổi để tạo sự mới lạ
- Giao việc cho các nhân viên cấp dưới như kiểm tra hạn sử sụng của các sản phẩm
- Người quản lý cửa hàng phải thường xuyên kiểm tra bảo quản hàng hóa, tổ chức họp cửa hàng để đưa ra những quy định, khen thưởng những nhân viên xuất sắc, đưa ra kế hoạch tuần tiếp theo, kiểm tra các tài sản của cửa hàng, nếu có hư hỏng thì được đề xuất thay mới, bổ sung để không làm ảnh hưởng đến doanh thu và việc hoàn thành công việc của các nhân viên.
2.3. Nghiên cứu thị trường khách hàng
- Điều tra, nắm bắt doanh thu, tính hình bán hàng của các cửa hàng trong khu vực
- Phân khúc được khách hàng của shop từ độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích và thu nhập ...
- Quản lý hệ thống sổ sách của khách hàng
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống, tài sản của cửa hàng
- Tìm hiểu nhu cầu khách hàng
- Là người hướng dẫn nhân viên thử việc, kiểm tra nhân viên mới, giám sát thái độ của nhân viên với khách hàng
- Quản lý, quan tâm đến lượng khách vip, khách sỉ những khách mua với số lượng nhiều và lâu dài
- Trực tiếp giải quyết những kiếu nại của khách hàng về sản phẩm vượt ngoài khả năng của nhân viên
- Chiu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của nhân viên
Ngoài ra người quản lý cửa hàng còn có nhiệm vụ khác như tham gia thực hiện chương trình khuyến mại của các công ty, tham gia trong việc quản lý sửa chữa văn phòng, tuyển dụng nhân viên bán hàng tại cửa hàng, khi công ty có những chương trình khuyến mại, công việc phát sinh đột xuất thì phải chịu sự chị phối quản lý công việc của nhứng người có chức và quyền cao hơn công ty.
Tin tuyển dụng: Việc làm quản lý của hàng
3. Chức năng cơ bản của người quản lý
Người quản lý của hàng có 7 chức năng cơ bản mà yêu cầu người quản lý phải có để trở thành một người quản lý giỏi.
- Chức năng đầu tiên của người quản lý là kế hoạch hóa, nhằm xây dựng quyết định về mục tiêu, và hướng đi cụ thể của cửa hàng trong thời gian tới.
- Dự đoán là phán đoán trước toàn bộ quá trình các hiện tưởng trong thời gian tới có thể xảy ra trong sự phát triển của hệ thống. Dự đoán bao gồm các yêu tố khó khắn, thuận lợi, các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài đến hệ thống và các yếu tố bên trong của hệ thống.
- Tổ chức là việc xác định lại vai trò và nhiệm vụ chức năng hợp thức hóa, nó là sự kết hợp liên kết những bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng như một thể thống nhất, tổ chức là một nhu cầu không thể thiết trong hoạt động kinh tế xã hội, có tổ chức mới màng lại hiệu quả thành công trong công việc
Một tổ chức được coi là thành cồn khi nó áp dụng được mục tiêu của hệ thống, tối giảm chi phí nâng cao hiểu quả lao động và lợi nhuận cho hệ thống .
- Động viên là nhằm tạo động lực phát huy hết khả năng của người lao động vào quá trình và việc, hoàn thành mục tiêu của hệ thống, khi con người tham gia vào một hệ thống do đó chức năng quản lý cần xác định được yếu tố này để tạo được động cơ, động lực cho nhân viên, để nhân viên có phát huy được hiệu quả công việc của hệ thống, động lực thúc đẩy nói lên được các xu hướng và ước mơ chính vì vậy mà việc làm quản lý là cả một nghệ thuật.
- Điều chỉnh là việc sửa chữa các sai lầm nảy sinh trong quá trình hoạt động của hệ thống, tọa môi trường làm việc cùng nhau phát triển, điều chỉnh thái độ làm việc của nhân viên với các bộ phận khác và với bộ máy quản lý của cửa hàng, sự điểu chỉnh này cũng khá phức tạp vì mỗi con người là một cá thể để có sự ăn khớp vơi nhau là cả mổ quá trình, nếu điều chỉnh không tốt sẽ làm gián đoạn công việc và làm ảnh hưởng đến các bộ phận khách của cửa hàng.
- Kiểm tra là công việc đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống, báo gồm những sai lệch trong quá trình làm việc, là một chức năng có liên quan đến tất cả các cấp quản lý, căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch đã định, kế hoạch hướng dẫn và hoàn thành các công việc đã lên kế hoạch.
- Cuối cùng là đánh giá và hoặc toán: Nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý các thông tin đánh giá đúng tình hình của đối tượng quản lý và dự kiến quyết định các bước phát triển mới của cửa hàng.
Trên là những chức năng cơ bản nhất của một người quản lý cửa hàng cần có để có thể quản lý tốt cửa hàng, mang lại được hiểu quả hinh tế và phát triển được cửa hàng.
Tin tuyển dụng: Việc làm quản lý điều hành
4. Phần mềm quản lý cửa hàng
- Thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay thì, phần mềm quản lý cửa hàng là một phận không thể thiếu đối với cuộc sống, nhất là trong việc quản lý cửa hàng, đây là phần mềm sử dụng trong kinh doanh với một hệ thống chặt chẽ, có những ứng dụng giúp bạn có thể kiểm soát tính toán nhằm đưa ra những giải pháp, kế hoạch và được đưa ra bởi các nhà quản lý, giúp nhà quản lý cửa hàng quản lý được rất nhiều việc ở cửa hàng, kiểm soát và tính toán nhằm đưa ra những kế hoạch phát triển cửa hàng đảm bảo những thay đổi của thị trường.
5. Làm sao để trở thành người quản lý cửa hàng giỏi
Để trở thành một người quản lý cửa hàng giỏi là cả một quá trình rèn luyện các kỹ năng và kiến thức, người quản lý giỏi là người hoàn thành tốt công việc của mình, người được các nhân viên kinh trọng và ngưỡng mộ để làm được điều đó, chúng tôi đã có những đúc kết sau.
5.1. Những việc cần làm của người quản lý giỏi
Người quản lý cửa hàng là người luôn phải đưa ra những sự quyết định, chủ động với những quyết định của mình, không được chờ đợi vào sự quyết định của người khác. Một người quản lý giỏi không thể là người thiếu quyết đoán, quyết đoán trong kinh doanh sẽ tạo ra nhiều cơ hội và mang đến thành công cho người quản lý.
Hãy sẵn sàng học tập, tiếp thu cái mới, học những người giỏi hơn mình để nâng cao kiến thức, phải có những thứ khác biệt, đọc đáo hơn hãy làm những cái người khác còn đang suy nghĩ để đạt những cái mà họ đang mơ
Hãy làm việc nhóm thật hiệu quả, các bộ óc cùng hoạt động sẽ mang lại hiệu quả hơn một bộ óc, hãy để nhân viên được đưa ra sáng kiến của mình thay cho việc bạn đưa ra mệnh lệnh cho nhân viên thực hiện. Nếu bạn không có khả năng làm việc nhóm thì việc bạn làm quản lý giỏi là rất khó, người quản lý giỏi là người tạo ra những người nhân viên giỏi để làm việc cho mình, bạn phải khiến họ phải siu nghĩ và đưa ra phương án giải quyết.
Ngươi quản lý cửa hàng giỏi là người giỏi về chuyên môm, hiểu được sản phẩm của cửa hàng để còn truyền đạt và dạy lai nhân viên mới bên cạnh đó phải thường xuyên nâng cao kiến thức, học hỏi và áp dụng những phương pháp mới để mang lại hiệu quả công việc.
Hãy giúp đỡ và trò chuyện với nhân viên, để hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên của mình, từ đó có những kế hoạch và định hướng sắp xếp công việc cho từng nhân viên, hãy để nhân viên kính trọng đừng để nhân viên chỉ nghe và làm việc theo lệnh, việc này sẽ không mang lại hiểu quả công việc.
Trước khi đưa ra một giải pháp nào đó hãy suy nghĩ nhiều phương án, ít nhất là 3 phương án hãy đưa ra những câu nhận xét theo hướng tích cực, tuy nhiên việc lựa chọn quyệt định phụ thuộc vào quyết định của người quản lý.
Người quản lý giỏi phải biết phán biện ý kiến, phán biện khi nhân viên cấp dưới làm sai, không đúng quy định chính những lúc phản biện này sẽ cho bạn những kinh nghiệm để làm tốt hơn công việc của một người quản lý
Hãy chắc chắn rằng bạn là người hoàn thành đúng thời hạn , thực hiện đúng giờ giấc cửa hàng, việc bạn và nhận viên phải cùng hoàn thành đúng thời gian công việc sẽ là một tác phong tốt, cần phát huy, hãy để nhân viên được quyền lên tiếng về khối lượng công việc bạn giao cho họ như vậy là nhiều hay ít, có thể hoàn thành theo đúng thời gian đặt ra hay không, thay vì ép họ để kết quả công việc hoàn thành không như ý.
Hãy lập một kế hoạch phân công, theo dõi các thành viên trong công ty, hãy nhìn vào kết quả nhân viên, sự cố gắng của nhân viên để đánh giá, đừng chăm chăm theo dõi nhân viên, nó khiến nhân viên không có tính tự giác trong công việc.
Hãy khen thưởng nhân viên khi họ làm công việc tốt, hoàn thành đúng chỉ tiêu và thời gian, hãy dành những phần thưởng để khích lệ nhân viên, phần thưởng mới có giá trị thực sự. Một món quá nho nhỏ, một phong bi tiền mặt có giá trị lớn đến tinh thần của nhân viên. Hãy tạo ra những phần thưởng để nhân viên cố gắng đạt được.
Xem thêm: Kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý không phải ai cũng biết
5.2. Phong cách của người quản lý cửa hàng giỏi
Mỗi một người quản lý có một cách quản lý và phong cách quản lý khách nhau, nhưng làm sao để trở thành người quản lý giỏi họ có những phong cách đặc trưng sau.
Thay vì ngồi một chỗ ra lệnh cho nhân viên thì người lãnh đạo nên đặt mình vào vị trí của nhân viên để hiểu nhân viên cần vì và muốn gì. Điều này sẽ giúp họ nhận ra những khó khăn của nhân viên từ đó đưa ra được những quyết định đúng, điều chính những việc phù hợp với nhân viên. Hãy thử làm tất cả mọi việc từ lao chùi về sinh cửa hàng, đến việc bán hàng, sắp xếp hàng hóa tất cả những việc đó sẽ làm cho người quản lý gần gửi với nhân viên của mình.
Giao quyền là một cách chia sẻ bớt các việc của người quản lý, người quản lý cửa hàng cũng là còn người, nên không thể ôm hết tất cả các việc của cửa hàng để làm việc, vì vậy hãy học cách phân công công việc cho người cấp dưới, để mọi việc cùng có việc, hãy phân công đúng người đúng việc, vị trí nào sẽ phù hợp với công việc đó.
Dù là quản lý, là người đứng đầu nhưng người quản lý vẫn phải tuân thủ những quy tắc của cửa hàng, người quản lý phải là người thực hiện đúng những quy tắc đó để nhân viên học tập và làm theo, việc thực hiện đúng thì mới phạt nhân viện của mình được
.
Ngay từ đầu những người quản lý luôn kỳ vọng nhân viên của mình, nhưng nếu nhân viên của mình không biết được công việc, không hoàn thành tốt thì cũng đừng quá căng thẳng, phải chuẩn bị trước tinh thần vào những tình huống xấu nhất , bình tĩnh giải quyết mội chuyện. Hãy theo dõi công việc của họ, hướng đẫn họ để họ làm tốt hơn mọi việc, chỉ dạy cẩn thận những nhân viên đó sẽ làm được.
Một điều cần phải chuẩn bị trước tinh thần là không phải nhân viên nào cũng sẽ tuân thủ quy định của cửa hàng, là một người quản lý bạn nên quan sát những nhân viên này, nên có những kỷ luật cho từng sai phạm, khi bạn kỷ luật đúng những người cứng đầu sẽ tạo được công bằng cho tất cả các nhân viên, từ đó sẽ hình thành nên tác phong làm việc đúng quy định giúp cửa hàng ngày càng phát triển, nâng cao doanh số và mở rộng được cửa hàng.
6. Yêu cầu và quyền hạn của quản lý cửa hàng
Quyền hạn: Đề xuất các quyền và tiếng nói của nhân sự như việc tăng lương, khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt nghỉ phép cho các nhân viên, chủ động sắp xếp cho nhân viên công việc của cửa hàng, điều động nhân viên trong phạm vi cửa hàng, nhưng phải đảm bảo công việc luôn được trôi chảy, có quyền giải quyết các trường hợp hàng hóa trong cửa hàng.
Ngoài ra cửa hàng trưởng còn phải bảo cáo nộp tiền và phiếu bán hàng về cho công ty, làm báo cáo tuần, báo cáo tháng. Thực hiện báo cáo thường xuyên về lượng hàng hóa tồn trong cửa hàng, nhấp hàng hóa mới về, những hàng hóa bán chạy và những hàng hóa ở cửa hàng còn tồn động, làm việc với kế toán về doanh thu hàng tháng của cửa hàng, các khoản chi tiêu thu mua nguyên vật liệu cho cưa hàng. Phối hợp với phòng marketing thực hiện các chương trình quảng cáo khuyến mại để có những chương trình hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho công ty, ngoài ra người quản lý phải giám sát tình hình làm việc của nhân viên bán hàng.
Yêu cầu nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những yêu cầu về công việc riêng, để làm được người quản lý cửa hàng bạn cũng phải có những yêu cầu nhất định, dưới đây là một số yêu cầu bạn cần có để trở thành một người quản lý cửa hàng giỏi.
Quản lý của hàng là người có thể nói là đứng đầu một cửa hàng vậy nên yêu cầu về nghề của những người này cũng cao hơn vì họ là những người quản lý, quản lý còn người quản lý tài sản nên yêu cầu đầu tiên là phải có kinh nghiệm, có những công ty yêu cầu kinh nghiệm của người quản lý cửa hàng ít nhất là có hai năm kinh nghiệm bán hàng, từ đó được xem xét thi tuyển lên quản lý cửa hàng.
Người quản lý cửa hàng phải có khả năng trình bày tốt, khả năng lãnh đạo để sắp xếp định hướng công việc cho nhân viên, phải linh hoạt trong việc kinh doanh để cửa hàng đạt chỉ tiêu doanh thu và công ty đưa tra.
Về bằng cấp thì người quản lý cửa hàng phải có bằng trung cấp trở lên, đối với những cửa hàng yêu cầu bằng nghề đối với từng loại ngành nghề sản phẩm bạn quản lý, về mặt này thì tùy từng cửa hàng yêu cầu.
Có kình nghiệm và hiểu biết về sản phẩm của cửa hàng là một lợi thế ngoài ra thì yêu cầu về tính chăm chỉ, ham học hỏi chịu thương chịu khó luôn là những yêu cầu cơ bản nhất của những người quản lý.
Quản lý cửa hàng là việc quản lý cả con người và hàng hóa của cửa hàng nó không đơn thuần là quản lý những vật vô tri vô giác mà nó là quản lý còn người, phải dùng đến tâm lý, nghệ thuật quản lý để tạo ra được những hiệu quả công việc cao nhất.
Tham khảo: Mẫu CV quản lý mới nhất
7. Cơ hội nghề nghiệp
Việc làm quản lý cửa hàng là một việc làm được nhiều người mong muốn được làm, nghề này mang lại nhiều cơ hội cho người làm, người làm quản lý về mặt tiền lương thưởng là một con số cao so với mưc lương hiện nay
Người làm quản lý có cơ hội được học tậ, nếu cửa hàng có chương trình nâng cao kiến thức về kinh doanh hay những chuyến đi học nước ngoài để nâng cao kiến thức thì người của hàng trưởng bao giờ cũng là người được đề lên danh sách cử đi học.
Làm quản lý cửa hàng các mối quan hệ cũng được mở rộng, người quản lý cửa hàng là sợi dây liên kết giữa các nhân viên với nhau, giữa khách hàng với cửa hàng, làm việc với các nhà quản lý, nhà cung cấp nguồn hàng cho cửa hàng.
Có rất nhiều cơ hội cho người làm quản lý cửa hàng, công việc quản lý cửa hàng cũng đang là công việc có nhu cầu lớn, nên liên tục tuyển dụng ở các thành phố lớn các bạn nếu chưa tìm được công việc ưng ý thì hãy thử sức với việc làm quản lý cửa hàng, chắc chăn nó sẽ mang lại kết quả tốt cho bạn.
3800 0