Hợp đồng ngoại thương là gì? Tất cả những thông tin quan trọng

Theo dõi viecday365 tại
Hoàng Thanh Vân tác giả viecday365.com Tác giả: Hoàng Thanh Vân

Ngày đăng: 26-07-2024

Trong nền kinh tế mang tính hội nhập cao như hiện nay thì việc các quốc gia đẩy mạnh giao dịch đang trở nên hết sức phổ biến. Trong đó, hợp đồng ngoại thương chính là yếu tố được tạo ra và đóng vai trò quan trọng trong các cuộc mua bán. Vậy thì Hợp đồng ngoại thương là gì? Vai trò, nội dung,... trong bản ký kết của hợp đồng ngoại thương ra sao?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Trong bài viết dưới đây chính là những thông tin có liên quan tới hợp đồng ngoại thương giúp các bạn nâng cao được kiến thức và phục vụ cho bản thân trong quá trình làm việc.

1. Khái quát về hợp đồng ngoại thương là gì?

Để hiểu được Hợp đồng ngoại thương là gì thì chúng ta cần phân tích rõ những khía cạnh liên quan. Dưới đây là những phân tích giúp các bạn hiểu hợp đồng ngoại thương là gì?

Khái quát về hợp đồng ngoại thương là gì?
Khái quát về hợp đồng ngoại thương là gì?

1.1. Định nghĩa Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương có tên tiếng Anh là Foreign Trade Contracts được hiểu chính là bản hợp đồng mang tính chất chính thức được lập ra khi người bán hàng hóa đồng ý bán, người mua hàng hóa đồng ý mua. Tức là cả bên mua và bên bán đã đồng ý thỏa thuận mua bán với nhau.

Căn cứ tại Điều số 3 trong Luật Quản lý Ngoại thương được ban hành vào năm 2024 thì có đưa ra định nghĩa rất rõ ràng về các hoạt động ngoại thương, do đó bản hợp đồng ngoại thương chính là một trong những cơ sở mang tính pháp lý quan trọng để giúp cho việc xác lập đối với quyền cũng như là nghĩa vụ của bên mua và bên bán.

Trong lĩnh vực Xuất – Nhập khẩu thì hợp đồng ngoại thương cũng góp phần xác định rõ ràng giữa bên mua và bên bán một cách chi tiết. Khi đó bản hợp đồng ngoại thương sẽ đóng vai trò là một bản thỏa thuận quan trọng có vai trò pháp lý, chứng minh hoạt động mua bán giữa hai bên của hai quốc gia khác nhau.

Lúc này, bên bán chính là bên xuất khẩu còn bên mua hàng chính là bên nhập khẩu. Đây cũng chính là một trong những chứng từ quan trọng, mang tính bắt buộc khi lập hồ sơ Hải quan và cần phải xuất trình khi mà tờ khai của các bên được yêu cầu thuộc vào luồng Đỏ hoặc là luồng Vàng.

Định nghĩa Hợp đồng ngoại thương là gì?
Định nghĩa Hợp đồng ngoại thương là gì?

Qua phân tích ở trên thì chúng ta cũng có thể hiểu hợp đồng ngoại thương chính là “Hợp đồng Xuất – Nhập khẩu”, đó chính là bản thỏa thuận chi tiết và rõ ràng mang tính chất pháp lý cao của bên mua và của bên bán.

1.2. Những đặc điểm cơ bản của Hợp đồng ngoại thương chi tiết

Trong Hợp đồng ngoại thương sẽ có những đặc điểm cụ thể được nêu như sau:

- Bên ký hợp đồng ngoại thương sẽ phải là những bên mà có trụ sở mang tính chất thương mại được đặt tại những quốc gia khác nhau.

Trường hợp các bên có liên quan trọng hợp đồng mà không có trụ sở mang tính chất thương mại thì sẽ cần phải đưa ra thông tin về nơi cư trú của các bên.

- Đối tượng được nêu trong hợp đồng chính là các loại hàng hóa nằm trong danh sách hoặc đang xem xét có thể chuyển sang các nước.

- ...

Những đặc điểm cơ bản của Hợp đồng ngoại thương
Những đặc điểm cơ bản của Hợp đồng ngoại thương

2. Phân loại Hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương được phân loại dựa vào những tiêu chí cụ thể, từ đó mà người dùng sẽ có thể tiến hành phân loại chính xác với hợp đồng ngoại thương. Cụ thể các tiêu chí phân loại Hợp đồng ngoại  thương được trình bày chi tiết bên dưới:

2.1. Dựa vào thời gian hiệu lực của Hợp đồng ngoại thương

Xét về mặt thời gian thì chúng ta sẽ có 3 loại hợp đồng cụ thể như sau:

- Thứ nhất, hợp đồng ngoại thương ngắn hạn: Với loại hợp đồng này thì sẽ được áp dụng để thực hiện ký kết chỉ trong khoảng thời gian khá là ngắn, thực hiện trong quá trình khi mà hai bên mua bán đề hoàn thành tốt nghĩa vụ chính.

- Thứ hai, hợp đồng ngoại thương dài hạn: Với loại hợp đồng này thì sẽ được áp dụng thực hiện ký kết trong khoảng thời gian dài, khi đó bên bán hàng sẽ thực hiện hợp đồng nhiều lần.

2.2. Dựa vào nội dung bên trong hợp đồng về hình thức kinh doanh

Về mặt nội dung trong lĩnh vực kinh doanh thì hợp đồng ngoại thương sẽ được phân chia thành các loại hợp đồng sau:

- Hợp đồng ngoại thương về khía cạnh Xuất khẩu.

- Hợp đồng Ngoại thương về khía cạnh Nhập khẩu.

- Hợp đồng Ngoại thương Tái xuất khẩu.

- Hợp đồng Ngoại thương Tái nhập khẩu.

Phân loại Hợp đồng ngoại thương dựa vào thời gian
Phân loại Hợp đồng ngoại thương dựa vào thời gian

2.3. Dựa vào hình thức của bản hợp đồng

Về mặt hình thức thì chúng ta có thể tiến hành phân loại theo 3 loại hợp đồng ngoại thương như sau:

- Hợp đồng Văn bản.

- Hợp đồng bằng miệng.

- Hợp đồng mặc nhiên.

Trong 3 loại hợp đồng này thì hình thức hợp đồng ngoại thương bằng văn bản được ưu tiên sử dụng hơn cả, bởi vì nó mang lại nhiều ưu điểm, có sự toàn diện và nội dung bên trong rõ ràng hơn.

3. Nội dung, bố cục trong Hợp đồng ngoại thương

Trong bản Hợp đồng ngoại thương gồm các phần cơ bản sau đây:

3.1. Phần mở đầu của Hợp đồng ngoại thương

Trong phần đầu thì Hợp đồng ngoại thương cần đảm bảo các yếu tố:

- Tiêu đề của bản Hợp đồng: các bạn có thể ghi: “Contract” hoặc là “Sale Contract”.

- Số hợp đồng, ký hiệu.

- Thời gian tiến hành thực hiện để ký hợp đồng.

- Thông tin của chủ thể trong bản hợp đồng.

- Tên chính xác của đơn vị ký hợp đồng.

- Ghi rõ thông tin về phần địa chỉ cụ thể của doanh nghiệp.

- Các thông tin: điện thoại, địa chỉ email, số Fax.

- Tên tài khoản, ngân hàng.

- Tên, chức vụ của người đại diện ký hợp đồng.

Nội dung, bố cục trong hợp đồng ngoại thương – Phần mở đầu Hợp đồng Ngoại thương
Nội dung, bố cục trong hợp đồng ngoại thương – Phần mở đầu Hợp đồng Ngoại thương

3.2. Phần nội dung bên trong của bản Hợp đồng Ngoại thương

Theo Luật Thương mại được ban hành vào năm 2024, phần nội dung cụ thể của Hợp đồng Ngoại thương sẽ bao gồm các thông tin chi tiết sau:

- Phần mô tả của hàng hóa, chất lượng hàng hóa.

- Số lượng và trọng lượng.

- Phần đơn giá của loại hàng hóa, điều kiện.

- Thời hạn để tiến hành giao hàng, địa điểm để giao hàng hóa.

- Phương thức thanh toán, thời hạn để tiến hành thanh toán.

- Quy cách để thực hiện đóng gói hàng hóa, kèm theo là ghi rõ nhãn hiệu hàng hóa.

- Thông tin bảo hành.

- Trường hợp bất khả kháng của hàng hóa.

- Khiếu nại đối với hàng hóa.

- Những quy định khác.

- ...

Các bạn cần hiểu rằng, nội dung sẽ không cố định, sẽ có sự khác biệt trong từng loại hàng hóa và từng bên, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh thực tế.

3.3. Phần cuối cùng của Hợp đồng Ngoại thương

Phần cuối cùng của Hợp đồng Ngoại thương
Phần cuối cùng của Hợp đồng Ngoại thương

Phần cuối sẽ gồm các thông tin sau đây:

- Số bản Hợp đồng được tạo ra.

- Hình thức của hợp đồng.

- Ngôn ngữ cụ thể, chính thức mà được sử dụng xuyên suốt trong bản hợp đồng.

- Hiệu lực của hợp đồng (ngày bắt đầu và ngày kết thúc).

- Chữ ký của người đại diện, chức vụ vị trí.

- Các điều khoản được nêu rõ trong nội dung bản hợp đồng.

Như thế, Hợp đồng Ngoại thương là gì chính là dấu hỏi lớn của nhiều người. Thông qua những giải đáp trong bài viết thì mong rằng các bạn đã có cái nhìn bao quát của loại hợp đồng này.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1871 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT