Quy trình công nghệ là gì? Vai trò của quy trình công nghệ
Theo dõi viecday365 tạiĐể đáp ứng được các nhu cầu ngày một cao của thị trường, đòi hỏi các ngành công nghiệp sản xuất phải có những bước tiến mới trong quá trình sản xuất của mình, đặc biệt là quy trình công nghệ. Vậy quy trình công nghệ là gì? Vai trò của quy trình công nghệ với sản xuất ra sao? Cùng mình tìm hiểu về quy trình công nghệ qua bài viết dưới đây nhé.
1. Khái niệm quy trình công nghệ
Quy trình là một chuỗi các hoạt động theo trình tự đã được chủ thể quy định trước đó và mang tính bắt buộc phải tuân thủ theo thứ tự của quy trình để đảm bảo kết quả sẽ được như mục tiêu đã đặt ra. Mục tiêu ở đây là các hoạt động quản trị trên mọi phương diện trong đời sống xã hội. Thuật ngữ quy trình thường được sử dụng phổ biến trong các ngành như công nghệ, sản xuất, chế biến, kinh doanh, đào tạo,…
Công nghệ có thể hiểu là sự phát minh hay thay đổi về các công cụ sản xuất, máy móc, kỹ thuật, phương pháp nào đó nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại, cải thiện một giải pháp đã có để đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra của chủ thể. Công nghệ cũng có thể hiểu là tập hợp của những công cụ hoặc quy trình đặc trưng bởi các phát minh, các nguyên lý khoa học đã được phát minh gần đây nhất.
Công nghệ ảnh hưởng một cách đáng kể lên khả năng kiểm soát và sự thích nghi của con người. Nói một cách khác, công nghệ chính là sự ứng dụng, tích hợp những phát minh của nhân loại vào thực tế cuộc sống nhằm đáp ứng nhu cầu, mục tiêu của con người.
Vậy, từ hai định nghĩa trên có thể rút ra được khái niệm của quy trình công nghệ là gì. Quy trình công nghệ là những trình tự, những bước cụ thể được quy định trong sản xuất như cách vận hành máy móc, công cụ, nguyên vật liệu nhằm tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng theo đúng yêu cầu đã đặt ra.
Mục đích cốt lỗi của quy trình công nghệ chính là tạo ra nguyên tắc để thực hiện các quy trình công việc bao gồm các nội dung như hoạt động, phương pháp, quyền hạn, thời gian,… Quy trình công nghệ thường được mô tả dưới 2 dạng là văn bản và bản vẽ để các đối tượng có thể dễ dàng hình dung được quy trình và thực hiện một cách hiệu quả nhất.
2. Các yếu tố của một quy trình công nghệ
Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, công nghệ là yếu tố cần thiết bắt buộc cần phải có trong mọi quá trình sản xuất. Trong một quy trình công nghệ cần phải đảm bảo được các yếu tố sau đây.
- Phần cứng của công nghệ sẽ là những dụng cụ, máy móc, thiết bị hay nguyên vật liệu. Đây sẽ là phần do con người hoàn toàn lắp đặt và vận hành để làm “xương sống” cho một quy trình công nghệ. Phần cứng công nghệ sẽ là những yếu tố tham gia xuyên suốt vào quá trình sản xuất.
- Nội dung thông tin, phương pháp hay quy là những văn bản cung cấp đến người lao động, người thực hiện quy trình công nghệ để hướng dẫ, mô tả cho họ về các vận dụng máy móc, thiết bị và đưa ra những yếu tố bổ sung phù hợp với thực tế.
- Yếu tố con người sẽ đóng vai trò chủ chốt trong mỗi quy trình công nghệ nhưng sẽ phải tuân thủ theo các quy trình đã thiết lập trước đó qua nội dung thông tin được cung cấp để đảm bảo không bị làm sai quy trình.
- Yếu tố tổ chức điều hành, quản lý là các cơ quan đầu não có nhiệm vụ, trách nhiệm là theo dõi, quản lý, kiểm soát các thành phần kể trên, đồng thời cũng phải nâng cao được năng lực của người lao động để tạo ra năng suất làm việc hiểu quả hơn.
3. Vai trò của quy trình công nghệ trong sản xuất
Việc sử dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến hơn trong quy trình sản xuất giúp nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất tạo ra lợi thế cạnh tranh, từ đó củng cố vị thế của họ trên thị trường. Chỉ khi sản xuất hiện đại tạo ra được những sản phẩm tốt, đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng được các tiêu chí của thị trường hay khách hàng mới giúp các doanh nghiệp nâng cao được doanh số cũng như sự tin dùng từ phía khách hàng.
Bên cạnh đó việc áp dụng quy trình công nghệ cũng giúp cho các doanh nghiệp giảm tải được các áp lực về chi phí nhân công hoặc đôi khi là thiếu hụt nhân công trong các dây chuyền sản xuất, không đáp ứng được chỉ tiêu sarnn xuất. Việc sử dụng các công nghệ tiên tiến giúp tối thiểu hóa nhân công và khi làm việc dựa trên máy móc, thiết bị năng suất đạt được cũng cao hơn là sử dụng sức lực của con người.
Năng lực của một doanh nghiệp không chỉ được thể hiện qua quy mô doanh nghiệp mà phần lớn dựa vào sự hiệu quả của các quá trình sản xuất. Điều đó đồng nghĩa với việc một công ty co quy mô nhỏ cũng có thể được đánh giá ngang bằng với các công ty có quy mô lớn dựa trên các hiệu quả trong sản xuất của họ. Hiệu quả sản xuất của một doanh nghiệp được đánh giá ra sao? Hiệu quả sản xuất phần lớn lại phụ thuộc vào các quá trình sản xuất và đặc biệt là các quy trình công nghệ được áp dụng như thế nào.
Vì thế nhiệm vụ đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là phải thực hiện cải tiến máy móc, thiết bị triệt để, xây dựng các kế hoạch đổi mới công nghệ theo tiến trình phát triển của xã hội để tạo sự phát triển bền vững, lâu dài cho doanh nghiệp.
Khi công nghệ đã được chuyển giao để đảm bảo sự cải tiến trong các quá trình sản xuất, chủ thể vận hành nó bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy trình đã xây dựng trước đó. Chủ thể phải đảm bảo xuyên suốt quá trình sản xuất không xảy ra sai sót để có thể tạo ra được những sản phẩm đạt chất lượng cao, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng xuất, giảm thiểu được tối đa các chi phí,… Chỉ có vậy mới tăng được tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và mở rộng ra thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp.
4. Một số quy trình công nghệ phổ biến
Quy trình công nghệ hiện nay có vô cùng nhiều và với mỗi lĩnh vực sản xuất sẽ có cho mình những quy trình riêng. Chính điều này đã quy định thành các tính chất riêng cho mỗi sản phẩm, góp phần vào xây dựng hình ảnh cho thương hiệu trên thị trường. Dưới đây là các ví dụ về quy trình công nghệ sản xuất của một số sản phẩm.
- Quy trình sản xuất bia
Bưới 1: Nghiền nhỏ nguyên liệu
Bước 2: Phối trộn – tán nhuyễn các nguyên liệu
Bước 3: Tách các chất trong nguyên liệu ra khỏi vỏ trấu
Bước 4: Gia nhiệt
Bước 5: Tách và làm lạnh
Bước 6: Lên men
Bước 7: Ủ
Bước 8: Lọc và bơm CO2
Và chúng ta sẽ mất 3-4 tuần để lưu trữ thành phẩm bia sau đó bia sẽ được đóng chai và đem đi tiêu thụ.
- Quy trình công nghệ sản xuất giấy
Bước 1: Trộn, phun hỗn hợp giấy
Bước 2: Giai đoạn định hình
Bước 3: Ép giấy qua hệ thống ép
Bước 4: Sấy giấy
Bước 5: Giai đoạn cán phẳng
Bước 6: Tráng phủ
Vậy là sau 6 bước chúng ta đã có được sản phẩm giấy cho người tiêu dùng rồi.
Nói tóm lại, ngành nghề nào, sản phẩm nào cũng sẽ có quy trình công nghệ sản xuất của riêng nó. Đây cũng chính là yếu tố cốt lỗi để tạo ra một sản phẩm chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng. Qua đó khẳng định được thương hiệu cũng như vị thế của doanh nghiệp.
Hy vọng sau bài viết này mọi người đã có thể hiểu được quy trình công nghệ là gì và vai trò của các quy trình công nghệ đối với việc sản xuất cũng như thương hiệu của cả một doanh nghiệp.
4261 0