Học quản trị khách sạn ra làm gì? Một số công việc cụ thể?
Theo dõi viecday365 tạiDu lịch - khách sạn hiện nay đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, rất được nhà nước chú trọng quan tâm; thu hút nhiều sự đầu tư của các tập đoàn trong và ngoài nước; mở ra nhiều cơ hội việc làm đối với các sinh viên của chuyên ngành khách sạn - nhà hàng. Vậy bạn có biết học quản trị khách sạn ra làm gì? Các công việc cụ thể là gì không? Cùng giải đáp câu hỏi này nhé!
1. Tổng quan chung về ngành quản trị khách sạn
Du lịch - Khách sạn là một trong những ngành tiềm năng, có sức phát triển “nóng”, tốc độ nhanh chóng; một trong những trụ cột chính giúp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua.
Theo số liệu được thống kê, năm 2024, ngành công nghiệp không khói du lịch khách sạn đã mang đến hơn 290 triệu công việc cho toàn thể quần chúng nhân dân, tại nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau như: giải trí, khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng,…
Với sự chú trọng đầu tư của nhà nước và tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay, du lịch khách sạn được đánh giá là một trong những ngành sẽ mang lại doanh số khổng lồ, tác động trực tiếp lên GDP.
Xem thêm: Việc làm khách sạn nhà hàng
Dự báo đến năm 2024, ngành này có thể sẽ chiếm đến 11% tổng số nhân lực trên toàn thế giới (theo báo cáo thường niên của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới WTTC), tạo ra hơn 370 triệu việc làm cho người dân.
Khách sạn là một trong những ngành có nhu cầu về nhân sự rất cao. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị khách sạn thường có xu hướng làm việc đúng chuyên ngành. Bởi, hầu hết các bạn khi đến năm 2, năm 3 đều đã được đi thực tập trực tiếp tại các nhà hàng khách sạn; họ có sự hiểu biết thực tế.
Vậy việc làm quản trị khách sạn là công việc gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nhé!
Quản trị khách sạn được hiểu là việc thực hiện các công việc về quản trị trong phạm vi khách sạn như: lên kế hoạch, tổ chức, giám sát, điều phối các hoạt động để khách sạn có thể cung cấp đến khách hàng các sản phẩm dịch vụ chất lượng nhất.
Cấp quản trị là một vị trí vô cùng quan trọng, là yếu tố tác động trực tiếp đến sự tồn tại của nhà hàng, vì vậy, nhân sự ở vị trí này có trình độ chuyên môn cao, đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp và khả năng xử lý một khối lượng lớn các công việc.
Đặc biệt, ngoại ngữ là yếu tố bắt buộc phải có. Ngoài ra, các yếu tố khác thuộc về phạm vi tính cách, tâm lý như nhanh nhẹn, hoạt bát, thích thực hiện các công việc liên quan đến kiểm soát chất lượng, nâng cao sự hài lòng của khách hàng, thấu hiểu tâm lý mọi người đều phù hợp với các công việc liên quan đến khách sạn.
Mỗi ngành nghề đều có các đặc thù và tính chất riêng để hoàn thành tốt các công việc trong lĩnh vực mình học tập và làm việc. Dưới đây là một số đặc điểm của cá nhân, phù hợp với công việc trong lĩnh vực khách sạn: là người chủ động trong việc tìm kiếm và xử lý các vấn đề; thích quan tâm và chăm sóc người khác; có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt; xử lý tình huống nhanh và hiệu quả; quan tâm đến các yếu tố về chất lượng dịch vụ; đặc biệt là yêu thích lĩnh vực khách sạn.
Xem thêm: Hospitality industry là gì và những điều thú vị bạn cần biết
2. Học quản trị khách sạn ra làm gì?
Học khách sạn ra làm gì, có lẽ là câu hỏi của hầu hết các bạn đang tìm hiểu về ngành học này. Như bạn có thể thấy, hiện nay, việc thỏa mãn các nhu cầu về du lịch, nghỉ ngơi của con người ngày càng tăng cao; họ không chỉ chăm chăm làm việc; họ chủ động dành thời gian cho cá nhân, gia đình để nghỉ ngơi và đi du lịch.
Chưa kể sự đầu tư của các tỉnh thành, nhà nước để thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam. Các địa điểm du lịch nổi tiếng có thể kể đến như: Hội An, Hà Nội, Hạ Long, Phú Quốc,… Họ đi du lịch rồi họ nghỉ ngơi ở đâu? Đây chính là sự liên kết, tương sinh giữa các ngành nghề, thúc đẩy cùng nhau phát triển. Ngành du lịch – khách sạn phát triển, kéo theo rất nhiều cơ hội về việc làm đối với các sinh viên.
Tùy theo chuyên ngành bạn học, bạn có thể làm rất nhiều các công việc tại các vị trí khác nhau như: quản trị nhân sự; chuyên viên kinh doanh tại khách sạn; giám đốc điều hành khách sạn; quản lý khách sạn 3 sao; hướng dẫn viên du lịch; nhân viên đảm bảo chất lượng dịch vụ khách sạn; nhân viên lễ tân; nhân viên Marketing;...
Hay nếu bạn thích các công việc liên quan đến sư phạm hay nghiên cứu bạn có thể ở lại trường và các cơ sở nghiên cứu của nhà nước như: giảng viên khoa quản trị khách sạn; giảng viên khoa du lịch và lữ hành; giảng viên khoa nhà hàng – khách sạn;…
Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên kinh doanh nhà hàng, khách sạn chi tiết nhất
3. Một số công việc của chuyên ngành quản trị khách sạn?
Quản trị khách sạn là một chuyên ngành đào tạo tổng quan, bạn sẽ được học hầu hết các kiến thức của chuyên ngành khách sạn. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau như: nhân viên kinh doanh, quản lý khách sạn, thành lập khách sạn tư nhân, quản lý chất lượng dịch vụ khách sạn,…
3.1. Nhân viên kinh doanh khách sạn
Nhân viên kinh doanh khách sạn là bộ phận chịu trách nhiệm cho việc tìm kiếm khách hàng, giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm dịch vụ mà khách sạn cung cấp, thúc đẩy sự hiểu biết và quan tâm của khách hàng về khách sạn, làm gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu; tạo doanh số cho khách sạn.
Công việc của họ bao gồm các việc như: lên kế hoạch cho việc tìm kiếm thông tin khách hàng, nắm bắt và xác định chính xác khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng; lên kịch bản để giới thiệu đến khách hàng các dịch vụ mà khách sạn cung cấp; chăm sóc khách hàng trong suốt quá trình trước, trong và sau khi họ sử dụng dịch vụ tại khách sạn;…
Ngoài ra, họ phải phối hợp với các bộ phận liên quan để phát triển và mở rộng thị trường khách hàng tiềm năng; thực hiện các chương trình quảng cáo, chương trình tri ân khách hàng,…
3.2. Nhân viên đảm bảo chất lượng dịch vụ khách sạn
Nhân viên đảm bảo chất lượng dịch vụ khách sạn là bộ phận vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong hầu hết các khách sạn. Bởi, khách sạn thuộc vào ngành dịch vụ, ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất thì yếu tố về dịch vụ cũng rất được quan tâm.
Nhân viên đảm bảo chất lượng dịch vụ chịu trách nhiệm trong việc đào tạo, kiểm tra, giám sát nhân viên trong quá trình cung cấp dịch vụ đến khách hàng để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Có nhiều bạn thắc mắc tại sao lại phải giám sát nhân viên? Bạn hãy chú ý chút nha, dịch vụ là sản phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất, là sản phẩm không thể sửa đổi sau khi đã thực hiện.
Việc giám sát để có thể nhanh chóng phát hiện vấn đề; từ đó đưa ra các biện pháp sửa đổi, cải thiện và nâng cao trong quá trình khách sạn cung cấp dịch vụ đến khách hàng.
Ví dụ: Hành động tươi cười chào đón khách hàng của lễ tân khách sạn cũng là một sản phẩm của chất lượng dịch vụ. Tất cả các hành động có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng, thể chất khách hàng đều phải được kiểm soát một cách nghiêm ngặt theo một quy trình hợp lý.
3.3. Quản lý khách sạn
Quản lý khách sạn tùy vào từng khách sạn sẽ đảm nhận các công việc khác nhau. Nhìn chung, quản lý khách sạn đều không làm việc theo thời gian hành chính; họ chính là người chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động diễn ra hàng ngày của khách sạn; xử lý các vấn đề khiếu nại của khách hàng; chịu trách nhiệm về doanh số hàng tháng; quản lý nhân viên;… một công việc với áp lực vô cùng lớn. Tuy nhiên, “ví tiền” của vị trí này cũng rất cao.
Quản lý khách sạn phải thực hiện các công việc như: lên kế hoạch cho việc phát triển khách sạn; tuyển dụng nhân viên; hướng dẫn đào tạo nhân viên cho từng bộ phận vị trí khác nhau như: phụ bếp, lễ tân, phục vụ,… Kiểm soát doanh thu hàng tháng, hàng quý của nhà hàng; tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển; đưa ra các giải pháp hợp lý để thúc đẩy sự phát triển của khách sạn,…
Nếu bạn đang theo học hay đang có ý định theo học ngành này thì cũng đừng lo lắng quá về các cơ hội việc làm nhé! Hãy cố gắng học tập thật tốt, tích cực tham gia các chương trình, cuộc thi trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn, chủ động tìm kiếm các cơ hội thực tập trong và ngoài nước, bạn sẽ học được rất nhiều điều thú vị đó!
Xem thêm: Quản trị nhà hàng khách sạn là gì? Đơn vị đào tạo uy tín?
Trên đây là bài chia sẻ về học quản trị khách sạn ra làm gì? Một số công việc cụ thể? Hy vọng bài viết mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về ngành học cũng như một số công việc bạn có thể làm. Hãy học tập thật tốt, nó sẽ là nền tảng, là hành trang vững vàng giúp bạn tự tin bước đi trên con đường sau này, đừng vội coi thường việc học mà lao vào xã hội nhé!
6280 0