Hiệu suất là gì? Phương pháp giúp nâng cao hiệu suất lao động
Theo dõi viecday365 tạiMục tiêu mà mỗi doanh nghiệp hướng đến chính là có thể nâng cao hiệu suất công việc vừa tiết kiệm vừa hiệu quả. Việc đẩy mạnh hiệu suất công việc của từng cá nhân, tổ chức sẽ góp phần nâng cao chất lượng và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Vậy hiệu suất là gì? Cùng viecday365.com tìm hiểu thêm về hiệu suất và phương pháp nâng cao hiệu suất lao động.
1. Khái niệm về hiệu suất
Hiệu suất là đơn vị có thể đo lường được kết quả của một việc gì đó mà mang tính tiết kiệm nhất về thời gian, tiền bạc, nguồn nhân lực hay vật liệu sử dụng nhằm mục đích đạt hiệu quả mong muốn. Ta có thể hiểu đơn giản, hiệu suất là khả năng làm việc tận dụng tối đa nguồn tài nguyên vốn có mà không lãng phí.
Hiệu suất là thước đo được ứng dụng nhiều trong khoa học và công nghệ để kiểm tra mức độ đầu vào so với mục tiêu nhiệm vụ đưa ra có đảm bảo yêu cầu đầu ra hay không. Mục tiêu của việc ứng dụng hiệu suất chính là để thực hiện công việc đạt được hiệu quả mong muốn với phương thức tiết kiệm tài nguyên sử dụng nhất có thể bằng khả năng của một ứng dụng hay nhân lực thực hiện.
Mọi người thường bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm hiệu quả và hiệu suất nhưng thực chất lại hoàn toàn khác nhau. Hiệu suất thông thường được định lượng bằng tỉ số hữu ích giữa đầu ra trên tổng đầu vào hay hiểu đơn giản là kết quả thực hiện công việc đạt được đúng như dự kiến nhưng không có công thức toán học nào để tính toán cụ thể.
Khác với hiệu quả, hiệu suất được tính toán dựa trên các số liệu cụ thể, các nhân tố được sử dụng để thực hiện công việc nhằm tối ưu hóa toàn bộ quá trình để đạt được kết quả mong muốn. Xét về bản chất thì hiệu quả chỉ đề cập tới kết quả thực hiện có đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu hay không còn hiệu suất là đánh giá dựa trên quá trình thực hiện đã tận dụng triệt để và tiết kiệm nhân tố ứng dụng trong công việc hay chưa.
Xem thêm: Những sáng kiến hay trong công việc giúp bạn trở nên xuất sắc hơn
2. Chỉ số đánh giá và yếu tố tác động đến hiệu suất lao động
Để đánh giá hiệu suất công việc thì thường các doanh nghiệp thường chỉ số KPI - Key Performance Indicator. Đây là yếu tố để đánh giá một cá nhân, tổ chức, hoạt động thực hiện,.. có đáp đứng tốt hiệu suất làm việc trong khoảng thời gian đề ra nhất định hay không. Trong các kế hoạch công việc hay mục tiêu chiến lược thường đính kèm với KPI để đo lường hiệu quả thực hiện và quá trình sử dụng nguồn nhân lực so với mục tiêu ban đầu.
Để hỗ trợ quá trình đánh giá hiệu suất công việc thì KPI sẽ được áp cùng với những số liệu cụ thể để dễ dàng định lượng hơn. Đề ra KPI công việc gắn với các chỉ số cụ thể có thể đo lường được hiệu quả công việc nhưng không mang tính chính xác tuyệt đối khi nhà quản lý đánh giá hiệu suất công việc.Việc áp dụng chỉ số hiệu suất này có thể tạo áp lực cho nhân lực trong doanh nghiệp đẩy mạnh khả năng thực hiện từ đó nhìn ra được lợi thế và hạn chế cần phải khắc phục để phát triển tốt hơn.
Thông thường hiệu suất công việc sẽ được đánh giá dựa trên 8 yếu tố cơ bản đó là: nhiệm vụ công việc, các phương thức phi nhiệm vụ, giao tiếp trong công việc, thành tích cá nhân, tính kỷ luật, hiệu quả làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo và khả năng hỗ trợ.
- Từ các nhiệm vụ, yêu cầu công việc đề ra cho từng ban phòng, cá nhân với tính chất khác nhau phù hợp với chuyên môn cùng mức độ phức tạp nhằm nâng cao hiệu suất thực hiện.
- Ngoài những nhiệm vụ cơ bản đúng với trình độ chuyên môn thì còn phải thực hiện các hành vi phi nhiệm vụ khác với mục đích hỗ trợ phát triển đồng đều, ví dụ như người quản lý ngoài các công việc thông thường thì phải phải có trách nhiệm đào tạo nhân sự mới.
- Khả năng giao tiếp trong công việc rất cần thiết dù sử dụng bất kỳ hình thức nào như văn bản, lời nói thì đều phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đảm bảo hiệu suất công việc
- Dựa vào chỉ số hiệu suất KPI để đánh giá hiệu quả công việc của phòng ban, cá nhân thực hiện dựa trên thành tích của họ, đây là yếu tố nhằm phản ánh chất lượng thực hiện công việc của nhân lực đã đáp ứng yêu cầu đề ra hay chưa.
- Mỗi doanh nghiệp đều có những quy định và kỷ luật riêng mà nhân viên cần phải tuân theo, việc đáp ứng được tốt kỷ luật thì chắc chắn cũng có thể đánh giá sự cố gắng của nhân viên trong thời gian làm việc.
- Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ cá nhân thì phải biết kết hợp với các đồng nghiệp khác để hoàn thành những dự án lớn hơn nên yêu cầu nhân viên phải có khả năng làm việc nhóm tốt.
- Trong bất kỳ công việc nào thì người lãnh đạo giữ vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc, người lãnh đạo phải có trách nhiệm điều phối, sắp xếp công việc và quán triệt nhiệm vụ cho từng thành viên trong đội.
- Để thực hiện tốt các công việc được giao thì cần phải có sự kết hợp với những phòng ban chịu trách nhiệm cho vấn đề khác, tương trợ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.
Xem thêm: cvcc quản lý hiệu suất msb
3. Những phương thức được ứng dụng trong quản trị nhằm nâng cao hiệu suất lao động
Vấn đề nâng cao hiệu suất công việc được các doanh nghiệp đề cao và ưu tiên hàng đầu vì đó yếu tố để đánh giá chất lượng nhân viên và khả năng thực hiện công việc. Nếu như hiệu suất công việc tốt thì sẽ tạo tiền đề cho doanh nghiệp nâng cao doanh thu nhằm tạo cơ hội phát triển và mở rộng hơn.
Muốn làm được điều đó thì trước hết người thực hiện nhiệm vụ quản lý phải có trách nhiệm thúc đẩy nhân viên, dùng những biện pháp tác động để đạt được kết quả mong muốn. Dưới đây sẽ là một số những biện pháp được ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu suất lao động có thể áp dụng:
Xem thêm: Công việc nhân viên kinh doanh phần mềm hấp dẫn hiện nay
- Tạo ra động lực cho nhân viên trong các phòng ban lĩnh vực khác nhau có cơ hội cạnh tranh lành mạnh phát huy được khả năng và thực hiện nhiệm vụ của mình bằng đòn bẩy kinh tế. Người quản lý phải quan sát quá trình thực hiện công việc của từng cá nhân và đưa ra lời nhận xét, ý kiến thúc đẩy tinh thần họ.
Nếu như nhân viên làm tốt nhiệm vụ được giao thì cần có chế độ thưởng phù hợp nhằm tạo động lực cố gắng cũng như thúc đẩy các nhân viên khác nâng cao hiệu suất công việc để đạt được. Người quản lý có thể đề ra những KPI công việc mà nhân viên cần đạt được để có thưởng như vậy sẽ tạo động lực cho họ phấn đấu.
- Ngoài việc đề ra mục tiêu và áp KPI cho nhân viên thì người quản lý phải có trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện kế hoạch để đánh giá chất lượng nhân viên cùng với những biện pháp xử lý cho những trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp đề ra. Trước tiên, quản lý cũng cần phải làm tốt nhiệm vụ của mình vậy thì mới tạo tiếng nói phát huy vai trò của quản trị.
- Bên cạnh đó người quản lý phải đóng góp ý kiến mang tính chất xây dựng cho công việc, việc đưa ra những phản hồi tích cực và hữu ích sẽ tạo động lực khuyến khích nhân viên làm việc dù họ có đang không tốt trong khía cạnh nào thì cũng khôn nên khiển trách quá nặng nề khiến cho nhân viên bị nhụt chí mà nản lòng. Người quản lý phải biết tôn trọng nhân viên của mình vì họ là người đang giúp cho doanh nghiệp nên cần phải cẩn trọng với lời nhận xét đưa ra.
- Không chỉ nên nhìn vào kết quả công việc mà phải quan sát quá trình thực hiện để đánh giá nhân viên như vậy sẽ họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và chú ý đến nỗ lực thực hiện nhiệm vụ mà cố gắng phát huy tốt hơn nâng cao hiệu suất công việc. Nếu như được đánh giá công tâm về sự cống hiến của nhân viên thì họ sẽ ngày càng đầu tư cho công việc giúp doanh nghiệp phát triển.
- Thực hiện tốt quá trình đào tạo nhân sự ngay từ khi mới vào để họ nắm được quy trình bài bản thực hiện công việc. Nhiệm vụ này đòi hỏi người quản lý cũng phải có trình độ chuyên môn tốt cùng với khả năng lãnh đạo thì mới có thể nâng cao chất lượng đầu vào của nhân sự đồng thời ảnh hưởng đến ý thức, thái độ của nhân viên.
- Luôn sẵn sàng hỗ trợ nhân viên khi cần thiết không chỉ trong công việc mà ngay cả cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cũng cần phải đáp ứng đủ tạo sự thoải mái khi làm việc như vậy sẽ thể hiện sự quan tâm tinh tế tới nhân viên từ đó xây dựng mối quan hệ tốt nhằm giữ chân và lòng trung thành của họ.
- Tạo dựng mối quan hệ cộng tác tốt giữa doanh nghiệp và nhân viên bằng các chế độ đãi ngộ, lương thưởng hợp lý dựa trên kết quả công việc, phải cho họ thấy được lợi ích khi làm việc tốt để từ đó tiếp tục cống hiến cho doanh nghiệp.
Bên trên là những thông tin cơ bản về hiệu suất và ứng dụng trong doanh nghiệp hiện nay, để có thể phát triển và mở rộng công tác thì cần phải nâng cao hiệu suất công việc. Mỗi doanh nghiệp có những phương thức khác nhau nhưng quan trọng là người quản trị phải nắm được những yếu tố căn bản để thúc đẩy nhân việc làm việc hiệu quả. Để tìm hiểu thêm các bài viết hữu ích về quản trị doanh nghiệp truy cập website viecday365.com
2254 0