Hạ tầng Logistics và những điều bạn cần biết về Logistics
Theo dõi viecday365 tạiHiện nay ngành Logistics luôn là một trong những ngành phát triển khá mạnh mẽ trong những năm gần đây, tại các trường đại học cũng đã mở thêm Logistics để đáp ứng nhu cầu học của sinh viên. Nhiều người trẻ ra trường hay chuẩn bị bắt đầu với công việc của mình cũng mang định hướng theo ngành nghề này. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về hạ tầng logistics và ngành logistics nghĩa là gì tại bài viết này nhé.
1. Logistics là gì? Hạ tầng logistics là gì?
Chúng ta thường nghe tới cụm từ Logistics nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận cụm từ này và chính vì thế bài viết này xin được giải nghĩa cụm từ Logistics nghĩa là gì? Logistics là cụm từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp và nó mang nghĩa là “hậu cần” hiểu đơn giản thì ngành nghề này chính là một chuỗi cung ứng bao gồm các tổng thể hoạt động liên quan đến hàng hóa: đóng gói, nhập kho, vận chuyển, lưu kho, bảo quản, làm thủ tục giấy tờ,.... Đây chính là định nghĩa về ngành Logistics và điều này có thể thấy rằng ngành nghề này vô cùng quan trọng liên quan đến các quá trình kinh doanh và xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Trong mỗi quốc gia thì ngành Logistics còn liên quan đến hạ tầng logistics và nó có mối quan hệ chặt chẽ đến sự phát triển của đất nước con người quốc gia đó. Hạ tầng logistics có phát triển thì cuộc sống con người mới được phát triển và đẩy mạnh theo. Hạ tầng logistics bao gồm: hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy, đường thủy nội bộ và các kế hoạch được phát triển và mở rộng trong thời kì sắp tới về việc xây dựng các tuyến đường trên nhằm phục vụ đời sống con người, lưu thông việc kinh doanh, nền kinh tế các nước. Thấy được rằng hệ thống ngành Logistics giống như là cột sống, xương sống cho một quốc gia.
Nhìn vào hạ tầng Logistics chúng ta thấy được tình hình thương mại, kinh doanh và đưa ra được những giải pháp cho những vấn đề được vướng mắc ở hiện tại, vai trò của hạ tầng luôn quan trong có sự quyết định và chi phối đến nhiều thành phần khác trong cuộc sống.
Xem thêm: Tìm việc làm chuyên viên Logistics
2. Hạ tầng Logistics có vai trò như thế nào đối với con người và đất nước ?
Một đất nước, quốc gia giàu mạnh không thể không nhắc đến chất lượng cơ sở hạ tầng và cấu trúc thượng tầng. Đối với Việt Nam chúng ta đi theo còn đường chủng nghĩa của Mác – Lênin thì cơ bản về cơ sở hạ tầng và cấu trúc thượng tầng luôn là điểm quan trọng trong nền kinh tế, thương mại, phát triển cuộc sống cong người. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về vai trò của hạ tầng Logistics có điều gì quan trọng đến với mỗi quốc gia.
Theo như hiện nay thì môi trường luôn là điểm quan trọng đối với hạ tầng Logistics, trở thành vấn đề cần thiết mang tính toàn cầu và được đưa vào chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới. Và chính vì vậy mà theo như việc thực hiện chiến lược tăng trưởng nhanh của quỹ phát triển KT-XH của hiẹp hội Châu Á Thái Bình Dương Liên hiệp quốc đã đưa ra thì cơ sở hạ tầng là một trong bốn nòng cốt vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu cuộc sống và phát triển quốc gia trên toàn thế giới. Ngoài ra có các trụ cốt khác đó là xanh hóa sản xuất kinh doanh, thuế xanh và tiêu dùng bền vững là những trụ cột đi cùng với cơ sở hạ tầng. Vai trò của cơ sở hạ tầng logistics là đáp ứng nhu cầu, các hoạt động sản xuất thiết yếu của chuỗi cung ứng là vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm, lưu trữ và xử lý hàng hóa cũng như việc đảm bảo thông tin liên lạc tạo ra một mắt xích gây chuyền của chuỗi sản xuất của các công đoạn.
Theo như những thông kê gần đây thì hạ tầng logistics chiếm 35% năng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới, bên cạnh đó sự gia tăng của các phương tiên, hàng hóa, dòng vận tải hàng hóa ngày một nhiều hơn đã khiến cho vai trò của hạ tầng logistics ngày một quan trọng. Vậy nên cơ sở hạ tầng logistics luôn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, bảo đảm, hỗ trợ cho các hoạt động hóa xanh của thị trường, chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp.
Trong chuỗi cung ứng thì hoạt động của logistics là hoạt động bắt buộc ở mỗi công đoạn từ khâu nhập nguyên vật liệu, vận chuyển nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, vận chuyển sản phẩm và lưu trữ kho bãi. Hệ thống Logistics luôn có vai trò làm cho thông suốt hàng hóa và dịch vụ có trên thị trường, đảm bảo sự có sẵn đó chính là cơ sở hạ tầng của logistics luôn giữ một vai trò đặc biệt.
Xem thêm: Logistics xanh là gì? Xu hướng ngành hậu cần trong thời đại mới
3. Thực trạng cơ sở hạ tầng logistics của nước ta hiện nay
Vai trò của hạ tầng Logistics luôn gắn liền với cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia chính vì vậy hãy cùng viecday365.com tìm hiểu về thực trạng cơ sở hạ tầng của nước ta hiện đang có những biến đổi ra sao và cần khắc phục những gì.
3.1. Hạ tầng đường sắt
Đường sắt có lẽ là mọt trong những tuyến đường quan trong của nước ta đã được xây dựng hơn 1 thể kỷ và bao gồm 7 tuyến đường chính cùng với 12 nhánh nhỏ. Đường sắt cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình vận chuyển hành hóa, thành phẩm và bởi vì thế mà luôn cần được nâng cấp sửa chữa. Tuyến đường sắt thuận lợi trong việc vận hàng hàng hóa, giao thao với các cửa cổng của các nước láng giềng lân cận đối với Việt Nam, cũng do ảnh hưởng của dịch bệnh mà không ít mà việc vận chuyển hàng hóa đi ra các cửa khẩu lân cận cũng bị sụt giảm về chất lượng vận hành hàng hóa, việc cắt nối toa tàu cũng được nhiều các cấp ủy của các tỉnh như Lào Cai lưu ý đến, đưa ra những kế hoạch hợp lý để việ giao thương, vận hành không bị gián đoạn. Về hệ thống đảm bảo ản ninh ở những cơ sở hạ tầng đường sắt này cũng được chú ý đến rất nhiều, giảm thiểu những kho hàng xuất nhập luật, nâng cao việc buôn bán, thông thương hàng hóa với các khu vực.
Tuy nhiên ngoài những việc vận chuyển hàng hóa thì việc nâng cao chất lượng hệ thống đường sắt luôn là một trong những yêu cầu luôn cần giải quyết kịp thời của những người làm trong hạ tầng này. Họ cần giữ quan sát và chú ý để đảm bảo chất lượng của cơ sở hạ tầng đường sắt, và sẵn sàng thay đổi và khắc phục khi cần.
3.2. Hạ tầng đường biển
Tiếp đến là hạ tầng cơ sở đường biển với địa hình vô cùng lợi thế ở Việt Nam thì hệ thống đường biển luôn được chú trọng đến. Thuận lợi về mặt địa hình sẽ dẫn đến những lợi ích cho việc vận hành trao đổi hàng hóa qua đường biển, với nhiều hải cảng lớn nhỏ phổ biến rộng khắp trên cả nước thì hệ thống này đã giúp vận hành hàng hóa qua đây lên đên 90%. Những việc buôn bán thông thương qua đường biển phổ biến nhất hiện nay, đây là điểm thông thương có lợi thế nhất đối với nước ta hiện nay.
Tuy có nhiều hải cảng lớn nhỏ như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hồ Chí Minh,..... cũng sẽ tạo thành điểm nghẽn bởi vì hệ thống đường biển đôi khi vẫn chưa được cải thiện và khắc phục về quy mô, các cửa ngõ giao thao vận hành. Chính vì vậy các ban bộ sở vẫn cần đưa ra những kế hoạch để đầu tư và phát triển về hệ thống đương biển nhất là cơ sở hạ tầng phải được đẩy mạnh.
Xem thêm: 5PL là gì? Vai trò của 5PL khi thương mại điện tử bùng nổ
3.3. Hạ tầng đường bộ
Hạ tầng đường bộ là cơ sở hạ tầng quan trọng đối với việc vận chuyển các hàng hóa trong nước, nếu như đối với đường sắt và đường biển thường vận chuyển chủ yếu đến nước ngoài thì đường bộ là nòng cốt trong việc phụ vụ và đảm bảo sự chuyển đổi, vận hành hàng hóa trong nước. Để trong nước không bị tắc nghẽn và cân bằng lượng cung và cầu thì đường bộ luôn được đẩy mạnh, có rất nhiều tuyến đường riêng chỉ dành riêng cho những chiếc xe to như container và xây dựng hệ thống cầu vượt trong thành phố đến các tỉnh luôn được thực hiện bởi bộ giao thông vận tải. Để cuộc sống và kinh tế trong nước luôn được đảm bảo tính cân bằng, luân chuyển không bị tạm dừng bởi bất cứ lý do nào. Nhưng vẫn còn những tuyến đường bộ như tại các công tốc, đường đèo núi chưa được đảm bảo về chất lượng mặt đường, cần đưa ra việc cải thiện chất lượng đường bộ 2,3 năm một lần, phải nghiêm chỉnh trong việc thực hiện và rà soát, kiểm tra những chiếc xe có trọng tải quá cao so với quy định.
3.4. Hạ tầng đường hàng không
Đến với đường hàng không chúng ta không chỉ biết đên với những chuyến bay du lịch mà đường hàng không cũng chính là tuyến đường có vận tốc di chuyển nhanh nhất giúp phục vụ cả nhu cầu trong nước hay ngoài nước, đáp ứng tối đa thời gian di chuyển. Đường hàng không phù hợp vận chuyển nhưng hàng hóa có tính chất cần phải đảm bảo, đồ thực phẩm,... khi chuyển đến các nước xa xôi hơn. Có rất nhiều hệ thống hạ tầng lớn như sân bay Nội Bài, Phú Quốc, Cam Ranh,... và nhà nước đã đầu tư rất nhiều vốn để xây dựng hạ tầng một cách chuyên nghiệp. Ngoài việc vân chuyển hàng hóa còn giúp đảm bảo cuộc sống, nhu cầu du lịch và đảm bảo nền du lịch nước nhà. Nhưng do những ảnh hưởng khách quan như dịch bệnh nên ngày ngay nhiều chuyến bay cũng phải hủy bỏ hay tạm dừng làm cho kinh tế, du lịch cũng ảnh hưởng vô cùng lớn. Khi dịch bệnh đảm bảo cần có kế hoạch, phương án để kích cầu du lịch, hoạt động trở lại về kinh tế.
Trên đây là bài viết về hạ tầng logistics có vai trò như thế nào và đối với nước ta có nền quan trọng ra sao, hy vọng bạn sẽ có những thông tin về hạ tầng logistics.
3670 0