Hướng dẫn viết CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu chi tiết nhất
Theo dõi viecday365 tạiHiện nay, vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu đang được rất nhiều đơn vị tuyển dụng với cơ hội làm việc lớn và mức thu nhập ổn định. Vậy ứng tuyển vào vị trí công việc này có kho không và cách viết CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu như thế nào để thu hút được nhà tuyển dụng. Đừng bỏ lỡ những chia sẻ bổ ích trong bài viết dưới đây để bỏ túi cho mình cách viết CV cho công việc này nhé.
1. Tìm hiểu về công việc nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là gì?
Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là công việc phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Công việc của những người nhân viên này chủ yếu là sắp xếp những loại giấy tờ chứng thực, phân loại và xử lý mọi văn bản, vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Để có thể làm được tại vị trí này thì bạn cần phải là người có tính cẩn thận và luôn chính xác trong công việc. Một số công việc chính mà nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu phải làm như:
- Kiểm tra, lưu trữ và sắp xếp giấy tờ một cách khoa học
- Đảm nhận công việc thanh toán quốc tế với các đơn vị nước ngoài
- Giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu
- Làm việc với các đối tác, khách hàng và nhà cung cấp theo kế hoạch đã đề ra
- Đảm nhận công việc chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ liên quan để trình lên các cơ quan chức năng
- Thực hiện làm vận đơn theo yêu cầu của cấp trên đưa ra
- Cập nhập thông tin về những điều luật mới mà nhà nước đưa ra cho ngành xuất nhập khẩu trong nước.
Đó là những công việc mà một bạn phải làm khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu. Vậy bạn đã biết cách viết CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu như thế nào để thật ấn tượng và mang đầy đủ thông tin cần truyền tải chưa?
Xem thêm: Việc làm nhân viên chứng từ hàng xuất
2. Hướng dẫn viết CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu
Một bản cv đầy đủ cho để ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào chứ không riêng gì công việc nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm những thành phần sau: Thong tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn trong CV, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc và cuối cùng là những hoạt động ngoại khóa.
2.1. Hướng dẫn viết phần thông tin cá nhân
Trong phần thông tin cá nhân bao gồm những yếu tố sau: Họ tên, ảnh, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email, địa chỉ. Với những thông tin này thì nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng liên hệ với bạn hơn khi CV của bạn đạt yêu cầu.
Lưu ý khi viết cv phần thông tin giới thiệu đó là bạn nên điền địa chỉ email mà bạn thường xuyên sử dụng và không được thiếu nghiêm túc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến font chữ, cỡ chữ cv và lựa chọn ảnh đại diện trong CV sao cho phù hợp đưa vào CV để tạo nên sự chuyên nghiệp.
- Gợi ý viết cho bạn:
Họ và tên: Nguyễn Văn A
Ngày, tháng, năm sinh: 20/1/1996
Địa chỉ: 123 Điện Biên Phủ, Thành phố Hồ CHí Minh
Số điện thoại: 0123345678
Email: [email protected]
2.2. Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp
Với phần này bạn nên để cập với nhà tuyển dụng về vị trí bạn muốn ứng tuyển đó là nhan viên chứng từ xuất nhập khẩu. Và cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được sự quyết tâm cũng như những gì bạn sẽ cống hiến cho đơn vị làm việc khi được nhận.
Một lời khuyên cho bạn đó là cần chia ra phần mục tiêu ra làm 2 mục đó là mục tiêu trong ngắn hạn và mục tiêu trong dài hạn. Mục tiêu trong ngắn hạn thì sẽ thích nghi với công việc nhanh chóng và mục tiêu dài hạn sẽ là lộ trình thăng tiến của bạn trong tương lai.
- Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu:
Mục tiêu ngắn hạn trong công việc: Trong thời gian ngắn có thể thành thạo được tất cả các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và hoàn thành tốt công việc được giao
Mục tiêu trong dài hạn: Cố gắng trở thành một nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu chuyên nghiệp và xử lý được những sự cố phát sinh một cách chính xác và nhanh chóng nhất. Sau khoảng 2 năm làm việc và trau dồi kiến thức sẽ sẵn sàng cho những vị trí cao hơn trong công việc.
Xem thêm: Chứng từ kế toán là gì? Đáp án chính xác, chi tiết và đầy đủ nhất
2.3. Cách trình bày trình độ học vấn
Nên tóm tắt quá trình học tập của bạn và đưa ra những thông tin về trường, chuyên ngành theo học và tất nhiên là không thể thiếu thông tin về điểm trung bình tích lũy. Nếu bạn có tham gia vào những chương trình nghiên cứu liên quan đến việc làm chứng từ xuất nhập khẩu thì hãy thêm vào nhé.
- Ví dụ cách viết:
Từ 9/2024 đến tháng 7 năm 2024:
Sinh viên: Trường Đại học ABC
Chuyên ngành: Logistics
Bằng tốt nghiệp: Loại giỏi
2.4. Cách viết phần kinh nghiệm làm việc
Tại phần này bạn cần liệt kê được những công việc mà bạn đã làm trước đó có liên quan đến công việc nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu theo dòng thời gian từ gần đến xa.
Ví dụ như:
- Tháng 4 năm 2024 đến hiện nay:
Làm nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu ABC
Công việc chính: Kiểm tra thông tin hàng hóa từ phía khách hàng gửi qua mail, làm giấy tờ khai báo và phát lệnh, làm thủ tục hải quan tại các cơ quan kiểm soát và báo giá cước biển cho khách hàng.
- Từ 9/2024 đến tháng 2/2024
Làm nhân viên hiện trường tại Công ty xuất nhập khẩu CDE
Công việc chính: Nhận biết các chứng từ xuất nhập khẩu và tiến hành đi lấy lệnh tại các hãng tàu sau đó đổi lệnh tại các cảng đăng ký kiểm dịch, làm việc với đơn vị Hải quan về các thủ tục.
- Từ 2024 đến tháng 6 năm 2024
Làm thêm công việc nhân viên bán hàng tại cửa hàng bán quần áo
Công việc chính: Bán hàng, sắp xếp quần áo lên kệ và thu tiền của khách hàng. Công việc này giúp tôi cải thiện được kỹ năng giao tiếp và kỹ năng chăm sóc khách hàng.
Xem thêm: Tổng hợp cách sắp xếp chứng từ kế toán khoa học và hợp lý
2.5. Về phần viết kỹ năng
Đây là phần mà nhà tuyển dụng khá quan tâm đến khi đánh giá ứng viên có phù hợp với vị trí việc làm nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu hay không. Bạn chỉ cần liệt kê ra một số kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng chăm sóc khách hàng,...
Bên cạnh đó bạn cũng nên đưa ra một số những thông tin về người tham chiếu để CV của bạn đáng tin tưởng hơn.
2.6. Viết phần hoạt động ngoại khóa
Phần này chủ yếu là dành cho những ứng viên mới ra trường, bởi họ chưa có kinh nghiệm làm việc và kỹ năng thì những hoạt động ngoại khóa sẽ thể hiện xem ứng viên có phải là người hoạt động năng nổ hay không.
Thường thì nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những ứng viên tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa. Bạn hãy liệt kê ra những hoạt động cộng đồng hoặc tình nguyện và nêu vai trò của bản thân trong những hoạt động đó.
- Gợi ý viết:
Thường xuyên tham gia vào các hoạt động tình nguyện và hoạt động xã hội của đoàn thanh niên cũng như câu lạc bộ của trường với vai trò là trưởng nhóm tình nguyện.
Trên đây là cách viết CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu mà bạn nên tham khảo để CV ứng tuyển của mình có thể hoàn hảo hơn.
Xem thêm: Chinh phục nhà tuyển dụng với mô tả công việc nhân viên chứng từ
3. Mẫu CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu ấn tượng với nhà tuyển dụng
Để người đọc có thể hình dung rõ hơn về những thông tin hướng dẫn cách viết phía trên thì viecday365.com cũng đưa ra cho bạn mẫu CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu để bạn có thể tham khảo:
Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm kiếm thêm những mẫu Mẫu CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu khác để phù hợp với tính cách cũng như nhu cầu cảu bản thân tại website viecday365.com nhé.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc cách viết Mẫu CV nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu để có thể gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mong rằng với hướng dẫn cách viết trên có thể giúp cho bạn đọc có thêm những bí quyết để làm phong phú hơn CV của mình.
3763 0