Gia sư là làm gì? Gợi ý công việc làm thêm lý tưởng cho sinh viên
Theo dõi viecday365 tạiGia sư là công việc phổ biến hiện nay dành cho các bạn sinh viên muốn kiếm thêm công việc và một khoản thu nhập cho bản thân. Cùng viecday365.com tìm hiểu về công việc gia sư và những yêu cầu cần có của một gia sư qua chủ đề Gia sư là làm gì?
1. Gia sư là gì?
Gia sư thường được biết đến như một công việc tay trái của các bạn sinh viên hiện nay. Nhiều người đánh giá công việc gia sư chỉ dành cho các sinh viên đại học, nhưng thực chất gia sư là một công việc dành cho những người có kiến thức chuyên môn và có mong muốn được trở thành gia sư mà trong đó không chỉ có sinh viên đại học.
Cụm từ gia sư có nguồn gốc từ từ Hán Việt “gia” - nhà và “sư” - thầy, gia sư là thầy dạy tại nhà. Thường thì khi muốn tham gia các lớp học, người học sẽ phải đến trường học hoặc những nơi tổ chức dạy học khác như trung tâm giáo dục. Tuy nhiên, nhiều người sẽ lựa chọn học tại nhà và mời thầy cô về nhà dạy kèm để không phải di chuyển xa bởi một vài lý do. Và tất nhiên là xuất hiện nhu cầu học tại nhà sẽ đồng nghĩa với dịch vụ cung cấp dạy kèm tại gia. Từ đó gia sư ra đời.
Như các bạn đã biết, hiện nay công việc gia sư khá phổ biến với các bạn sinh viên chưa tốt nghiệp. Nhiều sinh viên lựa chọn công việc gia sư bởi tính chất công việc phù hợp với khả năng của các bạn.
Ví dụ cụ thể nhất chính là khả năng truyền đạt các kiến thức cơ bản mà các bạn sinh viên đã được học tại những năm học phổ thông hoặc học thêm bên ngoài. Bên cạnh lợi thế về mặt kiến thức, sinh viên còn lựa chọn làm gia sư như một cách để chủ động kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống tự lập thay vì phải phụ thuộc quá nhiều về mặt kinh tế vào cha mẹ.
Còn có một lợi ích nữa mà công việc gia sư đem lại cho các bạn đó là thời gian. Thường các bạn sẽ được sắp xếp lịch học và làm thêm phù hợp với thời gian biểu của mình, thời lượng cho một buổi gia sư cũng chỉ nằm trong khoảng 2 giờ. Do vậy các bạn vẫn có thể sắp xếp vừa đi học trên trường, vừa đi làm gia sư bên ngoài.
Nhiều phụ huynh lựa chọn gia sư tại nhà cho con mình vì họ tin tưởng việc dạy và học 1-1 sẽ giúp con cái tương tác và tiếp thu tốt hơn các kiến thức. Gia sư tại nhà cũng sẽ giúp các bạn học sinh nhỏ tuổi phải di chuyển nhiều, phụ huynh cũng có thể tiết kiệm thời gian đưa đón con em. Thêm vào đó, mức phí thuê gia sư cũng nằm trong khoảng có thể chi trả của nhiều phụ huynh. Do đó, lựa chọn gia sư tại nhà như một giải pháp tối ưu cho cha mẹ và học sinh nhằm nâng cao kiến thức.
Xem thêm: Bạn hiểu khái niệm gia sư báo bài là gì? Bật mí bí mật
2. Đối tượng gia sư
Các đối tượng thường có mong muốn học tập, nâng cao kiến thức đó là:
- Học sinh đang theo học các chương trình học phổ thông và chương trình quốc tế, muốn ôn luyện lại các kiến thức đã học tập trên trường lớp.
- Người học đang có nhu cầu học tập những môn bên ngoài nhà trường như ngoại ngữ thứ ba. Các ngôn ngữ thường lựa chọn gia sư như: tiếng Hàn, Pháp, Trung…
- Các bạn học sinh đang chuẩn bị ôn thi chuyển cấp muốn được nâng cao kiến thức hoặc chuẩn bị thi các chứng chỉ quốc tế.
- Người đi làm muốn học thêm các kiến thức để nâng cao trình độ.
- Bên cạnh đó còn có đối tượng gián tiếp muốn sử dụng dịch vụ gia sư tại nhà đó chính là phụ huynh học sinh. Phụ huynh học sinh khi muốn thuê gia sư đều mong muốn con cái họ có thể nắm bắt kiến thức tốt hơn và đạt được kết quả cao trong học tập.
3. Gia sư là làm gì?
Nhiệm vụ phổ biến nhất và cũng là nhiệm vụ chính của gia sư: truyền đạt kiến thức cho người học. Bên cạnh đó, công việc của gia sư cũng được phân tách ra thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn như sau:
- Truyền đạt kiến thức chuyên môn: đó có thể là các kiến thức liên quan đến các môn học văn hóa, kiến thức ngoại ngữ, kiến thức nghiệp vụ (dành cho người đi làm), kiến thức về nghệ thuật (đàn, hát, nhảy…)
- Theo dõi quá trình của người học, đánh giá quá trình học tập để có những giải pháp giảng dạy hiệu quả.
- Đôi khi gia sư còn làm thêm công việc tư vấn tâm lý cho người học, đặc biệt là các bạn học sinh. Đây là độ tuổi mà nhiều người đánh giá đó là “tuổi nổi loạn”. Gia sư sẽ đóng vai trò như một người bạn đồng hành cùng chia sẻ những khó khăn trong học tập và các vấn đề tâm lý mà gia sư (các bạn sinh viên) cũng đã từng trải qua. Nhiều học sinh cảm thấy thoải mái chia sẻ với gia sư hơn là chia sẻ với phụ huynh bởi có thể do yếu tố độ tuổi và cách nhìn nhận vấn đề.
Cũng có một vài trường hợp gia sự có thể thêm cả công việc “bảo mẫu”. Điều này cũng có thể thấy ở những gia đình thuê gia sư dạy kèm cho các bạn nhỏ lớp 1,2 và 3.
Xem thêm: Khái niệm quản lý giáo dục là gì? Các đặc điểm của quản lý giáo dục
4. Yêu cầu đối với gia sư
4.1. Trình độ chuyên môn
Đối với một gia sư, yêu cầu rõ ràng nhất có thể nhìn thấy đó chính là yêu cầu về trình độ chuyên môn. Muốn truyền đạt được kiến thức cho người, gia sư cần phải có kiến thức đối với môn học giảng dạy. Ở đây không chỉ là kiến thức cơ bản mà còn là kiến thức nâng cao, kiến thức chuyên sâu . Tuy nhiên tùy từng đối tượng mà phụ huynh có thể yêu cầu các mức độ chuyên sâu khác nhau. Ví dụ như ở vị trí gia sư IELTS, mức độ yêu cầu về trình độ IELTS để có thể phụ đạo và giảng dạy thường sẽ từ band 7.5 trở lên.
4.2. Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt
Cũng giống như các giáo viên, nhiệm vụ của gia sư là cung cấp kiến thức cho người học một cách dễ hiểu và dễ nhớ nhất. Do đó, là một gia sư, bạn cần phải có kỹ năng truyền đạt kiến thức tốt để người học có thể hiểu được những thứ bạn đang dạy. Có thể bạn không cần phải trải qua lớp học đào tạo nghiệp vụ sư phạm mới có thể trở thành gia sư. Kỹ năng năng truyền đạt này có thể được học tập từ những năm tháng học tập tại môi trường giáo dục với thầy cô và bạn bè.
4.3. Kỹ năng sắp xếp thời gian
Trước khi quyết định đi làm gia sư khi đang còn phải đi học, bạn cần phải biết cách sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học trên trường và gia sư thêm. Chủ động sắp xếp thời gian để bạn có thể đảm bảo được kết quả học tập trên trường và chất lượng gia sư cho học sinh của mình. Thực tế đã có nhiều bạn trẻ phải bỏ ngang công việc gia sư vì không có thời gian nghỉ ngơi giữa dạy và học, dẫn đến tình trạng sa sút về kết quả và stress tâm lý.
4.4. Kiểm soát cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc và đặc biệt đối với gia sư thì đây là một kỹ năng cần thiết phải có bởi không phải học sinh nào cũng là những đứa trẻ ngoan ngoãn. Gia sư cần phải tạo cho mình tâm thế chủ động và bình tĩnh trước những tình huống éo le làm khó gia sư từ các bạn nhỏ khi chúng muốn trốn học hoặc không chịu hợp tác với gia sư. Có nhiều đứa trẻ cũng khá rụt rè, một số khác lại quậy phá, điều bạn cần làm là hãy làm chủ buổi học, tạo cảm giác gần gũi với học sinh là điều tốt nhưng bạn vẫn cần phải thể hiện sự nghiêm túc để học sinh biết giới hạn giữa học và chia sẻ kiến thức như những người bạn.
4.5. Kỹ năng khác
Bên cạnh các kỹ năng viecday365.com kể trên, bạn có thể trau dồi thêm cho mình về kỹ năng phát âm chuẩn, kỹ năng xử lý tình huống và chuẩn bị cho mình một tâm thế thoải mái trước khi vào buổi dạy. Hãy là một người có trách nhiệm khi bạn lựa chọn công việc chia sẻ kiến thức và đóng góp một phần nhỏ bé vào việc giáo dục trẻ em.
5. Mức lương gia sư hiện nay
Mức lương của gia sư khá đa dạng và được chia ra cấp bậc. Mức lương phổ biến trên thị trường hiện nay sẽ khoảng từ 150 đến 300 nghìn trên một buổi dạy kéo dài từ 1,5 đến 2 giờ.
Đối với gia sư cho trẻ từ cấp 1 đến cấp 2, khoảng lương trung bình mà phụ huynh gửi cho gia sư là từ 150 đến 180 nghìn một buổi dạy.
Đối với các bạn ở những lớp cuối cấp, đang chuẩn bị ôn luyện chuyển cấp thì gia sư có thể nhận mức lương 170.000 - 200.000/ buổi/ 2 tiếng.
Đối với những gia sư ôn luyện chứng chỉ quốc tế thì mức lương sẽ nhỉnh hơn, từ 250.000 trở lên.
Thông thường phụ huynh sẽ yêu cầu gia sư đáp ứng số buổi dạy từ 2 buổi/tuần trở lên. Nhiều bạn sinh viên có thể chủ động thời gian dạy học từ 3 đến 4 buổi một tuần trong khung giờ phù hợp, từ đó được một khoản thu nhập và không cần phải phụ thuộc quá nhiều về tiền bạc với cha mẹ.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin cho những thắc mắc về gia sư là làm gì? Hy vọng đây là một gợi ý việc làm tốt cho các bạn sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập mà vẫn có thể đảm bảo hiệu quả học tập trên trường.
439 0