Vai trò của logistics đối với nền kinh tế nước ta hiện nay

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Thanh Hằng tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng

Logistics là một trong những ngành trọng điểm, có sản xuất hàng hóa để xuất khẩu kinh tế đất nước mới có thể hội nhập sâu rộng. Vậy vai trò của logistics đối với nền kinh tế thế nào? Nó phản ánh các mức độ chỉ tiêu cũng như sự phát triển của một đất nước ra sao?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Logistics là gì?

Ngành logistics không còn xa lạ đối với nhiều người nữa, nó đã dần trở thành ngành trọng điểm của mỗi quốc gia.

Logistics chính là quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng trên toàn cầu, nó thực hiện các chức năng lưu trữ và phục vụ quá trình luân chuyển hàng hóa một cách có quy mô và mục đích, khái niệm logistics cũng được hiểu khác nhau tùy vào cách tiếp cận của mỗi ngành nghề và mỗi tổ chức. Nhưng nhìn chung thì chúng là tập hợp của các hoạt động xuất nhập khẩu, nó là quá trình tối ưu về kho vận, hàng hóa, cung cấp sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều, các ý hiểu về logistics được chia thành hai nhóm chính:

Theo nghĩa hẹp thì logistics là quá trình giao nhận hàng hóa hay các dịch vụ liên quan đến hàng hóa, theo một số lĩnh vực khác nhau thì logistics là một quá trình giao nhận hàng hóa với các yếu tố giống như vận tải, việc thực hiện các quá trình trong logistics cũng giống như việc thực hiện các hoạt động trong vận tải, nó chỉ khác là logistics phục vụ nhu cầu hàng hóa đa phương diện hơn là vận tải.

Logistics là gì?
Logistics là gì?

Nhìn theo nghĩa rộng hơn thì logistics là quá trình cung ứng sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Tức là khi các nguyên vật liệu đầu vào mới thực hiện công việc cấu tạo ra sản phẩm thì đã có quá trình logistics, nó gắn liền với hoạt động sản xuất và cung ứng ở mọi giai đoạn khác nhau. Khi hoàn các sản phẩm được hoàn thiện, nó lại tiếp tục quá trình đưa sản phẩm vào lưu thông để tiêu thụ hàng hóa. Lúc này quá trình của logistics diễn ra rõ ràng nhất.

Quá trình đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đi phân phối hay chuyển đến tay người tiêu dùng được diễn ra trong một vòng tuần hoàn khép kín cho logistics quản lý. Đây chính là một chuỗi các hoạt động trong logistics chuyên nghiệp, nó hoàn thành các khâu trong một giai đoạn nhất định.

Xem thêm: Những điều bạn nên biết khi tìm hiểu quản trị logistics là gì

2. Vai trò của logistics đối với nền kinh tế

Logistics luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các lĩnh vực, có quá trình logistics đất nước mới có thể phát triển và nền kinh tế đi lên. Hãy cùng viecday365 tìm hiểu về vai trò của logistics ở các phần sau đây:

2.1. Vai trò của logistics đối với nền kinh tế quốc tế

Xu hướng tất yếu của thế giới hiện nay là toàn cầu hóa, có hội nhập mới có phát triển, có hội nhập sẽ có quá trình giao thương giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự phát triển của xu thế thị trường sẽ làm nền kinh tế của các quốc gia sôi động, vì thế logistics ngày càng trở lên quan trọng đối với các nền kinh tế.

Vai trò của logistics đối với kinh tế
Vai trò của logistics đối với kinh tế

Logistics luôn là cầu nối hữu hiệu để có thể liên kết các hoạt động kinh tế thế giới, nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng không bị đứt gãy. Các quốc gia chỉ có thể tự cung tự cấp một lượng sản phẩm nhất định mà không phải lúc nào sản phẩm đó cũng có sẵn, vì vậy việc nhập khẩu hay xuất khẩu đều mang lại vai trò vô cùng to lớn đối với mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ.

Như Việt Nam sẽ xuất khẩu các mặt hàng từ lương thực đến thủy hải sản, các loại nông sản,… đến các nước mà nông sản của họ ít hoặc không đáp ứng nhu cầu của người dân, xuất khẩu còn giúp cho lượng hàng hóa sản phẩm trở lên đa dạng hơn, mọi người có nhiều lựa chọn trong tiêu dùng.

Do sự phát triển của ngành logistics nên việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài trở lên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Logistics đã góp phần thúc đẩy thị trường kinh doanh và nền kinh tế thế giới một cách sâu rộng. Quay lại thời điểm năm 2019, 2020 khi toàn cầu phải đối mặt với dịch bệnh, các thị trường cung ứng đứt gãy, dẫn đến kinh tế toàn cầu tăng trưởng âm, có những quốc gia rơi vào nợ lần chồng chất vì không thể phát triển kinh tế mà không có logistics.

Nhiều quốc gia bị thiếu hụt lương thực cũng như trang thiết bị y tế do không thể nhập khẩu được từ nước ngoài khiến giá cả các loại mặt hàng tăng cao. Song song với đó là các quốc gia dư thừa Song song với đó là các quốc gia dư thừa lương thực, một số các loại nông sản thì không có khả năng dự trữ lâu khiến cho công sức của bà con nông dân đổ sông đổ bể vì không thể xuất khẩu được.

Nền tảng phát triển của cả thế giới
Nền tảng phát triển của cả thế giới

Vậy nên vai trò của logistics đối với nền kinh tế là rất quan trọng, nó thể hiện mức độ phát triển cũng như khả năng tiềm lực của một quốc gia, nếu không có hoạt động xuất nhập khẩu thì kinh tế của các nước sẽ không tăng trưởng được, người dân rơi vào cảnh đói nghèo, không tự chủ được kinh tế và chịu sự phụ thuộc vào nhà nước.

2.2. Vai trò của logistics đối với nền kinh tế quốc dân

Logistics đặc có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nó thể hiện lợi thế cạnh tranh cũng như phản ánh việc mà các quốc gia đó có sự hội nhập kinh tế sâu rộng đến mức độ nào. Ở mỗi quốc gia, sẽ có địa hình khác nhau, khí hậu khác nhau, các yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội và các đặc điểm kinh tế cũng khác. Chỉ những quốc gia gần nhau thì sẽ xuất hiện sự tương đồng giữa một trong các yếu tố này.

Logistics trong thời đại công nghệ số
Logistics trong thời đại công nghệ số

Tuy nhiên việc này là không nhiều và mỗi quốc gia là một chủ thể riêng nên việc phát huy được nguồn lực phục vụ cho mục đích logistics là khác nhau. Quốc gia có dân số đông thì sẽ phù hợp với khả năng sản xuất và có điều kiện trở thành công xưởng của thế giới (ví dụ như Trung Quốc).

Đối với tất cả các quốc gia, việc cung ứng hàng hóa diễn ra xuyên suốt sẽ giúp kinh tế phát triển, hàng hóa được chuyển đến tận tay người tiêu dùng. Mọi quy luật cung cầu cũng cần diễn ra thông qua hoạt động logistics, vậy nên việc việc phát triển kinh tế dựa có phụ thuộc lớn vào việc cung ứng và xuất nhập khẩu.

Đối với tất cả các quốc gia, việc lưu thông và các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thông xuất với nhau và là tiền đề để phát triển kinh tế. Hiện nay ở các quốc gia, chi phí cho hoạt động logistics chiếm tỷ trọng lớn, một quốc gia có nền kinh tế hàng đầu như Mỹ có chi phí logistics chiếm hơn 10% GDP, tỷ lệ này đối với các quốc gia phát triển thông thường nằm ở mức 15%-20%. Và đối với các nước đang phát triển thì tỷ lệ này chiếm tới 1/3 GDP của quốc gia đó. Việt Nam là nước mới qua giai đoạn đang phát triển nhưng vẫn chưa có khả năng tự chủ vượt bậc do vậy con số này rơi vào khoảng 25%.

Là ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia
Là ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia

Xem thêm: Khám phá cách tìm kiếm khách hàng cho Sale Logistics hiệu quả 

3. Logistics tác động tới doanh nghiệp thế nào?

Tốc độ phát triển của kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các doanh nghiệp. Với các hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hóa trở nên đa dạng và phong phú hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục sáng tạo để có ưu thế cạnh tranh lành mạnh.

Các doanh nghiệp vừa phải tìm nguyên vật liệu đầu vào với giá thành rẻ nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, sau đó là tìm kiếm thị trường tiêu thụ và xác định xem khách hàng của mình thuộc giai cấp nào và họ ở đâu, khách hàng có thể là thị trường trong nước, nhưng cũng có thể là thị trường nước ngoài, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự chủ để có thể cạnh tranh cũng như tạo cho mình một môi trường kinh doanh ổn định.

Logistics giúp doanh nghiệp giải quyết các thành phẩm đầu ra cũng như đầu vào, các kênh cung ứng sản phẩm giúp doanh nghiệp cung ứng sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Đi kèm với các hoạt động đó là chi phí logistics tăng cao, đòi hỏi các nhà quản lý hay cung ứng sản phẩm phải tìm ra giải pháp thay thế và giảm các chi phí liên quan đến hoạt động logistics.

Tác động của logistics tới các doanh nghiệp
Tác động của logistics tới các doanh nghiệp

Thị trường luôn có những biến đổi không ngừng, chi phí nguyên vật liệu như xăng dầu và khí đốt tăng cao đã có những tác động tiêu cực tới hoạt động vật chuyển xuất khẩu hàng hóa, vậy nên nhà quản trị cần có những bước đi khôn ngoan và tìm các đầu mối trong lĩnh vực logistics để các chi phí phải bỏ ra là thấp nhất.

Như vậy vai trò của logistics đối với nền kinh tế là rất to lớn, nó tác động mạnh mẽ đến các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nếu không có hoạt động này thì kinh tế toàn cầu sẽ không thể phát triển được mà dần rơi vào trạng thái suy thoái.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem404 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT