CTA là gì? Xây dựng lời kêu gọi hành động hiệu quả trong Marketing
Theo dõi viecday365 tạiNếu là dân Marketing, chắc chắn đã không ít lần bạn từng nghe qua thuật ngữ CTA. Vậy CTA là gì? Trong bài viết dưới đây, hãy làm rõ khái niệm, công dụng cũng như cách xây dựng một CTA trong Marketing đảm bảo hiệu quả nhé!
1. Hiểu đúng khái niệm CTA là gì?
Call to Action là cụm từ đầy đủ khi nói đến thuật ngữ CTA. HIểu một cách đơn giản, đó là một thông điệp nhằm kêu gọi hành động. Như vậy, CTA là một chỉ dẫn cho người dùng để thiết lập một phản ứng mang tính tức thì. Những cụm từ thường có trong một CTA đều biểu thị tính kích thích hành động, chẳng hạn như “tìm hiểu ngay”, “click ngay”,... Điều này sẽ thúc giục người dùng cần thực hiện ngay một hành động sau khi đã tiếp cận được thông tin về dịch vụ hoặc sản phẩm nào đó.
CTA nếu được sử dụng đúng cách, có thể giúp các thương hiệu xây dựng nên một mẫu hành vi, giúp người dùng hoàn thành một yêu cầu mang tính khó khăn hơn, chẳng hạn là việc mua hàng hoặc vô tình cung cấp những dữ liệu gắn liền với mình. Việc mở rộng tệp khách hàng và thúc đẩy doanh thu luôn là những đích đến cơ bản mà mọi doanh nghiệp nếu mong muốn, những mục tiêu này có thể được hỗ trợ từ công dụng của CTA.
Khi CTA được xây dựng đúng cách và thực sự hấp dẫn, người dùng sẽ bị thu hút nhanh chóng. Họ có thể bị chính bạn điều hướng, thực hiện hành động, như đặt hàng, điền biểu mẫu,....
Trong Marketing nói chung, CTA thường ẩn mình trong những quảng cáo của công cụ tìm kiếm. Chúng được biểu thị qua hình ảnh, text nhằm thực hiện một thông điệp kích thích hành động từ người dùng bằng những cú click chuột. Hiểu nôm na, chúng có công dụng chính trong việc xây dựng tỷ lệ chuyển đổi từ người dùng sang khách hàng.
Là một người làm Marketing, bạn có thể thiết lập các nút CTA ở mọi vị trí trên website của mình, miễn là vị trí đó có thể thu hút được ánh nhìn của người dùng.
Xem thêm: Việc làm marketing
2. CTA và một số loại hình phổ biến của chúng
Các loại hình của CTA là gì?
- Loại sáng tạo: Loại này không tuân theo một quy tắc bất di bất dịch mà sẽ làm nên những sự độc đáo để hấp dẫn người dùng.
- Loại tạo sự tò mò: Với loại này, thì bạn sẽ giải quyết một vấn đề nào đó ở mức tương đối, nhằm thúc đẩy sự tò mò của khách hàng, thúc đẩy khách hàng nhấn vào CTA, tạo tỷ lệ chuyển đổi.
- Loại giải quyết vấn đề: Ở loại này, CTA có công dụng biểu thị một sự cam kết về việc đưa ra giải pháp cho vấn đề mà người dùng đang gặp phải.
- Loại củng cố niềm tin: Loại này sẽ biểu thị một sự công nhận, xác thực về một vấn đề thông qua những dữ liệu mang tính bằng chứng, từ đó xây dựng niềm tin với người dùng.
- Loại đưa ra lợi ích và giá trị: Người dùng thường quan tâm đến những lợi ích, đó là loại hình CTA tạo ra tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả nhất.
- Loại thời gian: Ở loại này, CTA thường biểu thị một thông báo cho người dùng cụ thể về thời gian của những sự kiện, chương trình ưu đãi nhằm thu hút khách hàng, khiến họ phải thực hiện các hành động trong thời gian đó.
Xem thêm: Học Marketing cho người mới bắt đầu như thế nào cho hiệu quả
3. Một lời kêu gọi hành động hiệu quả là như thế nào?
Thoạt nghe thì có vẻ CTA cũng không quá phức tạp, thế nhưng người dùng thông minh hiện nay không dễ bị “mắc lừa” các thương hiệu. Và để xây dựng một CTA có công dụng thực sự, bạn cần đảm bảo những tiêu chí sau đây:
- Thứ nhất, thiết kế CTA phải đảm bảo dễ đọc, dễ hiểu nhưng vẫn tỏa ra sức hấp dẫn lớn.
- Thứ hai, nội dung của CTA phải có những điểm nhấn mang tính khác biệt và độc đáo.
- Thứ ba, chúng phải ở một vị trí nổi bật trên website.
- Thứ tư, CTA cần phải đưa ra những thông điệp kêu gọi người dùng hành động có giá trị được xem như là một cơ hội hạn chế để khám phá, sở hữu sản phẩm/dịch vụ với mức ưu đãi tốt.
- Trong ngày thứ năm, CTA cần đề xuất cho khách hàng thực hiện ngay lập tức.
Xem thêm: Marketing strategy - chiên lược tiếp cận khách hàng tiềm năng
4. Xây dựng CTA đảm bảo những yếu tố quan trọng sau
4.1. Yếu tố thiết kế
Với những website thương mại, việc vận dụng CTA là điều cần thiết. Không chỉ để chúng ở một vị trí nổi bật trên giao diện chính, mà CTA cần xuất hiện ở những page về sản phẩm. Thật thiệt thòi nếu không vận dụng CTA trên website của bạn, trừ trường hợp đó không phải là một website bán hàng.
Thành phần giao diện người dùng đề cập đến yếu tố kích thước. Chúng được chú ý khi chúng có kích thước lớn. Bởi mục tiêu chính của CTA là thu hút ánh nhìn của khách hàng, các chuyên viên thiết kế thường làm cho CTA thực sự nổi bật trên giao diện, đặc biệt dựa vào yếu tố kích thước.
Một CTA lớn có cơ hội tạo ra sự chú ý cao hơn, tuy nhiên lớn ở mức độ vừa đủ, tránh quá lớn làm cho phần kết cấu và hình ảnh, bố cục bị phá vỡ. Một trong những lưu ý khi thiết kế CTA là chọn màu sắc có độ tương phán với màu nền, mức độ vừa phải để chúng nổi bật hơn những yếu tố khác trên màn hình.
Xem thêm: Marketing quốc tế là gì và những điều cần phải biết về ngành này
4.2. Yếu tố thông điệp
Độ dài trong nội dung CTA bị giới hạn, do đó hãy chọn một vài ngôn từ thực sự thu hút, rõ ràng, đơn giản để truyền tải cho người dùng chính xác những gì họ mong muốn và kích thích họ hành động. Nội dung CTA bao gồm các ngôn từ được coi là có tính thuyết phục cao, không tạo ra sự hiểu lầm đối với khách hàng.
Nếu thông điệp thực sự hấp dẫn người dùng, khả năng cao họ sẽ click qua mà không cần CTA di chuyển, làm cho các thông điệp trở nên quan trọng. Thông điệp đa dạng hiện nay đề cập đến xu hướng sử dụng qua Infographics và Video, chúng có tính trực quan hơn.
4.3. Yếu tố vị trí
Theo các nghiên cứu và phân tích về CTA, khảo sát cho thấy người dùng tiềm năng chỉ chiếm khoảng 6% đến trang là nhờ vào các CTA. Phần lớn là do người dùng không đọc hết blog để tiếp cận đến vị trí CTA và đôi khi họ vô tình bỏ qua. Do đó, vị trí đặt CTA rất quan trọng, đặt nó giữa blog dưới dạng text, chúng được gọi là CTA text liên kết có tỷ lệ chuyển đội người dùng tiềm năng lên đến 90%.
4.4. Chạy thử nghiệm liên tục
Bạn cần phải thử nghiệm, kiểm tra thường xuyên và liên tục nếu muốn đảm bảo CTA hoạt động tốt. Đặc biệt, trong thiết kế giao diện người dùng, yếu tố chạy thử nghiệm lại càng quan trọng. Các nhà thiết kế qua quá trình phân tích người dùng sẽ nhận định được cụ thể chi tiết khách hàng mục tiêu, nhưng việc nhận đính chính xác các yếu tố thiết kế là rất khó. Chính bởi vậy, các thử nghiệm có thể là cách để không phải chần chừ và nghi ngờ.
Thử nghiệm A/B là một trong những cách thử nghiệm CTA tốt nhất. Cách thức này đối chiều hai phiên bản của một thành phẩm kỹ thuật số, nhằm xác định được phiên bản nào là tốt nhất. Lúc này, người dùng được phân loại vào hai nhóm, chúng được hiển thị khác nhau về các biến thể. Sự khác nhau giữa hai phiên bản thay đổi từ cơ bản đến phức tạp. Chẳng hạn như ở CTA, bạn có thể tùy chỉnh kích thước, vị trí, màu sắc, nội dung của chúng.
Kết quả có thể được đánh giá trên nhiều yếu tố như số lượng đăng ký, người dùng tiềm năng, số click chuột,... Chạy thử nghiệm liên tục là cách để bạn biết tối ưu CTA sao cho hiệu quả nhất.
Hy vọng, bài viết đã cung cấp đầy đủ và giúp bạn hiểu rõ hơn CTA là gì?
1101 0