Giúp bạn tìm hiểu công nghệ blockchain là gì và vai trò của blockchain

Theo dõi viecday365 tại
Hà Ngọc Nhi tác giả viecday365.com Tác giả: Hà Ngọc Nhi

Blockchain, một thuật ngữ và cũng là một xu hướng quản lý dữ liệu được phát triển cách đây hơn 10 năm. Càng ngày, con người càng khai phá được sức mạnh tiềm ẩn của nó. Vậy liệu bạn đã hiểu về nền quản lý dữ liệu số này chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết Công nghệ blockchain là gì?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Công nghệ blockchain là gì?

Blockchain là gì?
Blockchain là gì?

1.1. Định nghĩa

blockchain là công nghệ chuỗi - khối, cho phép ghi lại dữ liệu và liên kết các khối dữ liệu thành một chuỗi với thông tin được mã hóa vô cùng phức tạp. Mặc dù các phương thức lưu trữ truyền thống vẫn được đảm bảo nhưng công nghệ blockchain có được những ưu điểm về độ bảo mật và khối lượng lưu trữ cực kỳ đồ sộ.

Bằng cách phân phối các bản sao về dữ liệu toàn bộ mạng, blockchain khiến hệ thống khó bị hack và gian lận. Bởi thay vì lưu trữ tại một trung tâm dữ liệu, blockchain phân tán dữ liệu trải dài trên các máy tính trên không gian mạng, mỗi máy tính sẽ được coi là 1 nút trong mối liên kết hàng nghìn, trăm nghìn khối dữ liệu với nhau.

1.2. Các phiên bản của blockchain

Tương tự giống như cách mạng công nghệ, công nghệ blockchain cũng có các giai đoạn ứng với từng phiên bản.

Các phiên bản của blockchain
Các phiên bản của blockchain

- Phiên bản 1.0: Ở phiên bản này, blockchain được ứng dụng trong tiền tệ và thanh toán. Sản phẩm của việc ứng dụng công nghệ này chính là tiền mã hóa. Ứng dụng chính của blockchain là chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và thanh toán kỹ thuật số. Một ví dụ kinh điển cho sản phẩm của phiên bản này chính là Bitcoin.

- Phiên bản 2.0: Bản 2.0 được ứng dụng thêm vào tài chính và ngân hàng. Các bên sử dụng công nghệ blockchain để đưa vào ứng dụng tài chính và thị trường tiền tệ. blockchain sẽ tiếp nhận và lưu trữ các thông tin liên quan đến tài sản, nợ và bất kỳ thứ gì liên quan đến thỏa thuận hợp đồng.

- Phiên bản 3.0: Khi này blockchain được ứng dụng nhiều hơn trên mọi lĩnh vực như y tế, giáo dục, dịch vụ,... 

- Phiên bản 4.0: Theo đà phát triển, các doanh nghiệp sử dụng blockchain để tạo dựng và thực hiện các hoạt động trên nền tảng blockchain.

Xem thêm: Quản lý công nghệ là gì? Quản lý công nghệ trong doanh nghiệp

1.3. Đặc điểm của blockchain

- Độ bảo mật gần như tuyệt đối: Mọi thông tin được lưu trữ trên các khối được mã hóa và phân tán và sao lưu trên nhiều nút máy tính ở mạng lưới toàn cầu.

- Bất biến: blockchain chỉ biển mất khi internet không còn

- Thông tin lưu trữ là duy nhất: tức mọi thông tin trên blockchain được lưu trữ đúng phiên bản ngay từ lần nhập đầu tiên, dữ liệu có thể bị thay đổi nhưng sẽ vẫn để lại dấu vết báo hiệu đã được sửa đổi.

- Minh bạch: Bất cứ ai cũng có thể theo dõi dữ liệu trên blockchain với bất kỳ địa chỉ nào và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.

- Hợp đồng thông minh: là hợp đồng kỹ thuật số được nhúng qua đoạn code if-this-then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi mà không cần bên thứ ba.

Đặc điểm của blockchain
Đặc điểm của blockchain

2. Ứng dụng trong xã hội

Mọi thứ được quản lý bởi blockchain đều trở nên gọn nhẹ và linh hoạt. viecday365 sẽ giới thiệu một số ứng dụng của blockchain được phổ biến hiện nay:

Ứng dụng của blockchain
Ứng dụng của blockchain

- Tiền điện tử: đây là sản phẩm đầu tiên gắn liền với sự ra đời của blockchain. Mọi giao dịch bằng tiền điện tử ddeuf sẽ được blockchain ghi lại. Càng nhiều người sử dụng tiền điện tử để giao dịch thì blockchain lại càng phổ biến.

- Ngân hàng: blockchain được sử dụng để xử lý và lưu trữ các giao dịch bằng tiền. Mọi thông tin sau khi được thực hiện liên quan đến tiền đều được blockchain ghi lại, các giao dịch cũng trở nên nhanh hơn và đảm bảo sự minh bạch.

- Chuyển giao tài sản: blockchain được sử dụng để ghi lại và chuyển quyền sở hữu các tài sản khác nhau tới từng đối tượng. Công nghệ này hiện đang rất phổ biến với các tài sản kỹ thuật số.

- Hợp đồng thông minh: là một ứng dụng mới của blockchain được ban hành tự động sau khi các điều kiện được đáp ứng.

- Giám sát chuỗi cung ứng: Thông tin về chuỗi cung ứng sẽ được lưu trữ trên blockchain. Việc lưu trữ này giúp cho hoạt động kiểm soát và truy xuất dữ liệu diễn ra một cách nhanh hơn.

- Bỏ phiếu: Do ưu điểm vượt trội về tính bảo mật, ứng dụng blockchain vào hoạt động bỏ phiếu nhằm ngăn chặn hoạt động gian lận trong số lượng phiếu bầu.

Xem thêm: Công nghệ IoT là gì? Giải đáp mọi thắc mắc về công nghệ IoT

3. Đánh giá 

3.1. Ưu điểm

Blockchain hiện đang phát huy sức mạnh tiềm ẩn của nó trên mọi lĩnh vực của đời sống. Mọi ưu điểm của blockchain đều được mọi người nhìn thấy và công nhận:

Ưu điểm của blockchain
Ưu điểm của blockchain

- Tăng độ chính xác của các giao dịch: Do các giao dịch tại các ứng dụng tài chính ngân hàng thường khá lâu và phức tạp bởi nó được xử lý tại một trung tâm riêng, Sự tham gia của blockchain khiến các thủ tục xác minh giao dịch diễn ra nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo vượt qua các mục kiểm duyệt một cách an toàn.

- Không cần trung gian: khi sử dụng blockchain, hai bên của giao dịch có thể làm việc trực tiếp với nhau mà không cần sự chen ngang hoặc giúp đỡ từ bên thứ ba. Ví dụ như trong giao dịch tiền, bạn có thể trực tiếp chuyển tiền cho một người nào đó mà không cần phải đi ra ngân hàng. Ứng dụng này giúp bạn có thể tiết kiệm cả về thời gian và chi phí.

- Tăng cường bảo mật: Khi một thông tin được đưa lên blockchain, thông tin cũng sẽ được phân tán đi nhiều máy khác nhau. Để có thể hack và lấy cắp thông tin, kẻ trộm cần phải vượt qua được tất cả các điểm nút để thay đổi dữ liệu từ sổ cái. Điều này là rất khó khăn và tốn một lượng thời gian dài.

- Công nghệ kết nối toàn cầu: điều này cho phép các công ty đa quốc gia hay các ngân hàng, tổ chức tín dụng… có thể kết nối xuyên biên giới với nhau. Thông tin dữ liệu được chia sẻ trên mạng lưới quốc tế và không có rào cản về khoảng cách địa lý. Do đó chúng được ứng dụng đa ngành

3.2. Nhược điểm

Tuy mang lại ưu điểm vượt trội nhưng công nghệ này cũng vẫn tồn tại một số nhược điểm cần được cân nhắc và xem xét:

Nhược điểm của blockchain
Nhược điểm của blockchain

- Tiêu tốn nguồn năng lượng lớn: để duy trì hoạt động của hàng trăm hàng nghìn điểm nút, lượng năng lượng bị tiêu tốn cũng sẽ bị tăng cao. Do đó, chi phí về năng lượng cũng bị đội lên theo cấp số nhân.

- Giới hạn về số lượng giao dịch: do đồng phải phải xử lý nhiều dữ liệu cùng một lúc trong khi sức tải của đường truyền có giới hạn, điều này có thể gây tắc nghẽn và hỗn loạn đường truyền trong một thời điểm nhất định.

- Tiềm ẩn rủi ro mất cắp tài sản: Nếu chủ sở hữu tài sản làm mất chìa khóa tài khoản của mình, nguy cơ rất cao họ sẽ bị hack tài khoản và bị mất cắp tài sản nên bạn cần phải cẩn thận trước khi đưa mật khẩu hoặc click vào những đường link bất thường.

- Nguy cơ hoạt động tội phạm ngầm: do tính bảo mật và riêng tư, những kẻ xấu có thể tận dụng ưu điểm này để thực hiện các hành động tội phạm trong thế giới ngầm giấu tên mà cảnh sát khó có thể len lỏi vào được

Ứng dụng blockchain đang là xu thế tất yếu sẽ xảy ra và tất nhiên là nó đã và đang diễn ra hàng ngày. Trong tương lai không xa, blockchain có thể sẽ là công cụ thay thế con người giải quyết mọi công việc. Bài viết trên đây nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản, giải đáp cho câu hỏi công nghệ blockchain là gì và ứng dụng thực tiễn của nó trong đời sống.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem326 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT