Cổ đông chiến lược là gì? Vai trò của cổ đông trong doanh nghiệp

Theo dõi viecday365 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả viecday365.com Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Ngày đăng: 29-05-2024

Hiện nay, các vấn đề về kinh tế đang được ưu tiên hàng đầu trên thế giới. Bạn cũng đang tìm hiểu về lĩnh vực tài chính, và muốn nắm bắt thông tin cần thiết trong lĩnh vực này. Bạn luôn thắc mắc cổ đông là gì? Cổ đông chiến lược là gì? NHững đặc điểm chức năng của cổ đông chiến lược? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc đó ngay bây giờ.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Để hiểu được cổ đông chiến lược là gì? Đầu tiên chúng ta nên hiểu tóm lược về công ty cổ phần là gì? Cổ đông thường là gì? Tại sai lại gọi là cổ đông ưu đãi? Cổ đông sáng lập có vai trò gì với công ty cổ phần? Sự giống và khác của họ với cổ đông chiến lược là gì?

Cổ đông chiến lược, và những thành phần chủ chốt của công ty cổ phần
Cổ đông chiến lược, và những thành phần chủ chốt của công ty cổ phần

Có thể hiểu đơn giản công ty cổ phần là công ty có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Cổ đông là những cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ cổ phần công ty, các chủ thể này được hưởng quyền lợi và phải có trách nhiệm về hoạt động tài chính của công ty, doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cổ phần mình đã góp vào công ty, doanh nghiệp đó.

Cổ đông phổ thông là tổ chức hoặc cá nhân nắm giữ cổ phần được phát hành phổ thông của công ty đó.

Bên cạnh đó, công ty có thể phát hành thêm cổ phần ưu đãi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần ưu đãi là cổ đông ưu đãi. Có nhiều loại cổ phần ưu đãi khác nhau, cổ phần ưu đãi gồm các loại như cổ phần ưu đãi quyền biểu quyết doanh nghiệp, ưu đãi lượng cổ tức nhận được… hay các loại ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định.

Các loại cổ phần
Các loại cổ phần

Những người tham gia thành lập công ty được nắm giữ cổ phần được gợi là cổ đông sáng lập, hộ thông qua và có tên trong bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần. Theo Luật doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập bắt buộc phải thống nhất cùng nhau nắm giữ hoặc đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được phát hành, chào bán, và phải thanh toán đầy đủ tiền mua số cổ phần đã đăng ký mua trong 90 ngày kể từ ngày mua, và từ ngày công ty cổ phần của họ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tiếp theo, trong vòng 3 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập được quyền tự do trao đổi chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông đồng sáng lập khác.

Ngoài ra, có quy định rõ ràng về việc chuyển nhượng cổ phần, trong thời gian này các cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự thống nhất thông qua của hội đồng cổ đông. Lúc này, người nhận được chuyển nhượng số cổ phần này sẽ trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn ba năm, tất cả các cổ phiếu mà cổ đông sáng lập nắm giữ hoàn toàn có thể tự do trao đổi mà không chịu bất cứ ràng buộc gì.

Xem thêm: Vốn pháp định là gì? Những thông tin cần thiết về vốn pháp định

2. Cổ đông chiến lược là ai?

Theo quyết định của chính phủ thì những nhà đầu tư được coi là nhà đầu tư chiến lược khi thỏa mãn các điều kiện: 

Cổ đông chiến lược là ai
Cổ đông chiến lược là ai

- Là các nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư của nước ngoài: có năng lực tài chính và có kí kết bằng văn bản rõ ràng trong việc gắn bó với lợi ích lâu dài của doanh nghiệp nhận được đầu tư.

- Họ phải có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp sau khi đã cổ phần hóa về nhiều mặt như: xây dựng và áp dụng công nghệ mới, hiện đại, tân tiến; cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp; cùng giúp phát triển thị trường tiêu dùng sản phẩm.

Cũng theo nghị định của nhà nước đề ra này, mỗi doanh nghiệp cổ phần chỉ được có không quá 3 nhà đầu tư chiến lược được tham gia góp vốn và mua cổ phần, thời gian tối thiểu cam kết nắm giữ cổ phần là 05 năm, kể từ ngày mua cổ phần của công ty.

Trường hợp đặc biệt, vì những lý do bắt buộc không thể làm khác (có các quy định của pháp luật về các trường hợp này) cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn thì phải được thông qua trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông đồng ý, chấp thuận.

Vậy để trở thành một cổ đông chiến lược, tổ chức hay cá nhân cần đáp ứng được những tiêu chuẩn nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Các tiêu chí để trở thành một cổ đông chiến lược của công ty, doanh nghiệp cổ phần:

Tạo CV online

Các tiêu chí để trở thành một cổ đông chiến lược
Các tiêu chí để trở thành một cổ đông chiến lược

 Đối với cổ đông chiến lược là các tổ chức cá nhân đến từ  nước ngoài:

- Các cổ đông này phải thỏa mãn là một tổ chức tín dụng hoặc tài chính nước ngoài, có tổng tài sản lớn và không được ít hơn 20 tỷ dô la Mỹ, đã được chứng thực  và trước năm đăng ký tham gia trở thành cổ đông chiến lược.

- Các công ty tổ chức này phải có trên 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, phát triển doanh nghiệp.

- Có sự tín nhiệm và được các tổ chức độc lập đánh giá về mức tín nhiệm uy tín công nhận là có khả năng thực hiện toàn bộ các cam kết tài chính, đầu tư đã hứa hẹn và các tổ chức, cá nhân này phải đảm bảo việc hoạt động bình thường trong mọi điều kiện bất lợi về mặt kinh tế, khi thị trường biến động theo chiều hướng không thuận lợi;

- Tại việt nam có thêm quy định, cổ đông chiến lược nước ngoài không được là cổ đông thường, cổ đông ưu đãi, cổ đông chiến lược tại bất cứ  công ty nào khác trong phạm vi lãnh thổ nước ta

Xem thêm Việc làm hành chính văn phòng

3. Các ưu điểm mà cổ đông chiến lược góp phần vào doanh nghiệp cổ phần

 Với những đặc điểm đã  trình bày ở phía trên, ta dễ dàng  nhận thấy các tiêu chí chọn lọc cổ đông chiến lược rất quan trọng và được yêu cầu cao. Các cổ đông chiến lược đáp ứng được những tiên chí này có thể mang lại nhiều lợi thế về mặt chiến lược cho doanh nghiệp được đầu tư, ta có thể kể đến như:

Lợi ích mà cổ đông chiến lược mang lại
Lợi ích mà cổ đông chiến lược mang lại

 - Giúp nâng cao năng lực quản trị, điều hành của doanh nghiệp

- Khả năng quản trị rủi ro, hạn chế thiệt hại khi gặp điều kiện không thuận lợi.

- Có thể giúp phát triển khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng hiện đại hơn.c  giúp Phát triển sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh về mọi mặt như sản xuất, phân phối…

- Khi tham gia ký kết hợp đồng , cả hai bên phải đảm bảo về mặt lợi ích cho nhau. Để cổ đông chiến lược có thể mang lại lợi ích như mong muốn, các doanh nghiệp được đầu tư hỗ trợ cần phải xác định rõ chiến lược kinh doanh, mục tiêu khách hàng, điểm mạnh điểm yếu của mình và phải lựa chọn đối tác phù hợp với công ty mình.

- Một cổ đông chiến lược phù hợp có thể trợ giúp về nhiều mặt cho doanh nghiệp như nguồn tài chính, nguyên vật liệu cho sản xuất, hỗ trợ hệ thống phân phối tới khách hàng, hỗ trợ dịch vụ, hỗ trợ phát triển nguồn khách hàng… vì mục đích lợi nhuận chung cho cả hai phía công ty và cổ đông.

Xem thêm: Các kỹ năng soạn thảo hợp đồng cần thiết dành cho doanh nghiệp

4. Rủi ro và thách thức là gì?

Tuy vậy, không phải lúc nào các cổ đông chiến lược cũng đem lại triển vọng phát triển tươi sáng cho doanh nghiệp của bạn.

Rủi ro và thách thức
Rủi ro và thách thức

Một số rủi ro và thách thức có thể gặp phải khi  có sự tham gia đầu tư và giúp đỡ phát triển của cổ đông chiến lược:

- Chủ doanh nghiệp bị hạn chế về việc ra quyết định. Sẽ có sự chi phối nhận định của các cổ đông chiến lược

- Có thể mất quyền kiểm soát doanh nghiệp, dự án của chính mình, tạo ra rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh.

- Trách nhiệm và quyền hạn bị giảm dần, quyền lực không còn tập chung hoàn toàn vào các nhà sáng lập công ty.

- Phải tham vấn, và có sự đồng ý của các bên liên quan về vấn đề ra quyết định, Việc làm này làm mất khá nhiều thời gian và công sức .

- Xuất hiện nhiều thách thức, khó khăn hơn trong  truyền thông nội bộ doanh nghiệp.

Nhưng vậy chúng tôi vừa cung cấp cho bạn thông tin về cổ đông chiến lược một cách khách quan và đầy đủ nhất.  Bạn có thể tham khảo. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3276 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT