Chuyên viên hỗ trợ tín dụng là gì? Họ có tầm quan trọng ra sao?
Theo dõi viecday365 tạiChuyên viên hỗ trợ tín dụng là gì? Đây là một vị trí quan trọng trong bộ phận tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ, hiểu hết được về chuyên viên hỗ trợ tín dụng và chính xác những công việc hằng ngày họ phải thực hiện là gì. Ngay bây giờ hãy cùng viecday365.com giải mã thắc mắc trên.
1. Tổng quan về chuyên viên hỗ trợ tín dụng
Trước tiên, cùng viecday365.com đi vào tìm hiểu những thông tin chung nhất về chuyên viên hỗ trợ tín dụng.
1.1. Thế nào là chuyên viên hỗ trợ tín dụng?
Trong các hoạt động diễn ra thường ngày tại mỗi ngân hàng thì chắc chắn sẽ không thể thiếu được hoạt động hỗ trợ tín dụng. Đây là một trong những hoạt động dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp cho người dùng, khách hàng của mình. Với tầm quan trọng và cần thiết như vậy, các ngân hàng thường xuyên tuyển và có bộ phận hỗ trợ tín dụng gồm các chuyên viên hỗ trợ tín dụng để thực hiện, giải quyết các công việc này. Tính chất công việc của một chuyên viên hỗ trợ tín dụng mang rất nhiều đặc tính hỗ trợ nhưng ta không thể xem nhẹ, ngược lại vị trí này đóng một vai trò rất quan trọng, không thể thiếu được trong mỗi ngân hàng. Nó quan trọng như vậy bởi lẽ công việc này không những hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động tín dụng chính mà còn đảm bảo cho các hoạt động tín dụng luôn đi đúng hướng, theo sát quy trình.
Các chuyên viên hỗ trợ tín dụng sẽ tham gia vào hầu hết các khâu thực hiện trung gian cần thiết cho hoạt động tín dụng. Nhiệm vụ, công việc của họ sẽ được giao và thực hiện hằng ngày, cùng với những hoạt động cần thực hiến trước và sau quá trình giải ngân. Tùy vào từng ngân hàng mà việc phân công công việc, đảm nhận nhiệm vụ của bộ phận chuyên viên hỗ trợ tín dụng có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, họ đều tham gia vào quá trình tín dụng chung và hỗ trơ cho những khách hàng, đối tượng quan tâm đến các vấn đề về tín dụng.
Các nhân viên hỗ trợ tín dụng sẽ phải luôn thực hiện, triển khai tốt nhất có thể các công việc của mình, bởi lẽ, khi các khâu trung gian được thực hiện tốt thì cả quá trình mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.
1.2. Nhiệm vụ cần thực hiện của các chuyên viên hỗ trợ tín dụng
Những nhiệm vụ chính mà các chuyên viên hỗ trợ tín dụng phải thường xuyên phải thực hiện đó là ở giai đoạn trước và sau giải ngân.
1.2.1. Trước giải ngân
- Trước khi giải ngân, chuyên viên hỗ trợ tín dụng sẽ cần phải kiểm tra, giám sát kỹ tính hợp lệ, tính đầy đủ và tính tuân thủ của một bộ hồ sơ. Những tính chất này của một bộ hồ sơ sẽ cần phải đầy đủ, tuân thủ theo chính xác các quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam, quy định riêng của từng ngân hàng và quy định chung được Ngân hàng Nhà nước đề ra.
- Trước khi hoạt động giải ngân được tiến hành, chuyên viên hỗ trợ tín dụng sẽ cần phải lập và hoàn thiện xong xuôi hồ sơ pháp lý của từng bộ hồ sơ tín dụng.
- Các thủ tục về tài sản đảm bảo cũng cần được thực hiện đúng, đủ theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Các dữ liệu về khoản vay cũng cần được nhập và quản lý thường xuyên bởi các chuyên viên hỗ trợ tín dụng trên hệ thống phần mềm, dữ liệu.
- Chuyên viên hỗ trợ tín dụng cũng cần tham gia đầy đủ vào các hoạt động thẩm định, định giá và định giá lại các tài sản đảm bảo.
- Sau khi hợp đồng tín dụng được thanh lý, cần đảm bảo các hoạt động giải ngân, thu gốc lãi, giải chấp các tài sản đảm bảo.
1.2.2. Sau giải ngân
- Sau khi hoạt động giải ngân đã diễn ra xong, chuyên viên hỗ trợ tín dụng sẽ cần phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị kinh doanh, cá nhân vay tín dụng thu nợ gốc và nợ lãi.
- Các hoạt động xuất nhập, quản lý tài sản đảm bảo, quản lý, lưu giữ hồ sơ tín dụng phải được thực hiện theo đúng quy trình của ngân hàng.
- Chuyên viên tín dụng cũng sẽ phải lập các báo cáo về các khoản vay cho Ngân hàng nhà nước, trung tâm kiểm soát tín dụng và các báo cáo khác để phụ vụ, dùng cho hoạt động quản trị tại ngân hàng.
- Cung cấp các hồ sơ, thông tin cần thiết khi có yêu cầu với kiểm toán cũng như các phòng ban giám sát tín dụng liên.
Xem thêm: Room tín dụng của các ngân hàng là gì? Tại sao cần có room tín dụng?
2. Chuyên viên hỗ trợ tín dụng và vai trò trong công việc
2.1. Vai trò hỗ trợ giám sát, quản lý
Với đặc thù công việc mang tính chất hỗ trợ nên trong suy nghĩ của nhiều người, công việc, vai trò của các chuyên viên hỗ trợ tín dụng là không quá quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế, mỗi bộ phận đều sẽ có vai trò, mức độ đóng góp, tầm quan trọng riêng, các chuyên viên hỗ trợ tín dụng cũng vậy.
Nếu ta xét đến phạm vi các công việc mà bộ phận này cần thực hiện, sẽ dễ dàng nhận thấy ngay những công việc họ phải làm là rất nhiều, tính hỗ trợ cũng được thể hiện rất cao. Họ vừa phải hỗ trọ cho các nhân viên tín dụng trực tiếp lại vừa xử lý các loại hồ sơ, giấy tờ để giúp cho công việc diễn ra trôi chảy, đúng quy trình. Hơn hết, những hoạt động mà các chuyên viên hỗ trợ tín dụng thực hiện còn giúp cho doanh nghiệp tránh được các rủi ra không đáng có, đảm bảo tính chất minh bạch, sự an toàn trong cấc hoạt động tin dụng tại ngân hàng.
2.2. Vai trò hỗ trợ công việc
Bên cạnh việc thực hiện các công việc riêng được giao, các chuyên viên tín dụng cũng giúp ích rất nhiều trong việc san sẻ bớt gánh nặng cho các bộ phận khác trong mảng tín dụng của ngân hàng. Các chuyên viên hỗ trọ tín dụng có thể tập trung vào giải quyết các công việc một cách thống nhất, đồng bộ với các bộ phận khác và giúp cho thương hiệu được phản ánh tốt hơn, thái độ của khách hàng với các giá trị của doanh nghiệp cũng sẽ được công nhận.
Xem thêm: Vị trí RM trong ngân hàng là gì? Tìm hiểu về vị trí RM trong ngân hàng
3. Tại sao nhiều người lựa chọn làm chuyên viên hỗ trợ tín dụng
3.1. Môi trường làm việc trẻ, năng động
Trước hết, ta chắc chắn phải nhắc đến môi trường làm việc của các chuyên viên hỗ trợ tín dụng. Tại các ngân hàng nói chung cũng như trong bộ phận hỗ trợ tín dụng nói riêng có rất nhiều nhận sự trẻ tuổi, năng động, bạn sẽ được làm việc trong một môi trường mang đầy tính tương tác, hỗ trợ. Trong những môi trường như này, các kĩ năng về giao tiếp, làm việc nhóm sẽ được cải thiện và phát triển rất tốt. Với đặc thù công việc là sẽ phải phối kết hợp với nhiều phòng ban khác cũng như tiếp xúc nhiều với mọi đối tượng khách hàng, bạn sẽ được thoải mái phát huy tính sáng tạo, khả năng giao tiếp và cởi mở của bản thân.
3.2. Thu nhập tốt
Thu nhập của một chuyên viên hỗ trợ tín dụng cũng rất ổn so với mặt bằng chung. Múc lương thưởng được quy định tại các ngân hàng thường sẽ đều ổn hơn so với các công ty bên ngoài. So với các vị trí đảm nhận những nhiệm vụ tín dụng trực tiếp thì bộ phận hỗ trợ sẽ nhận được mức lương có phần thấp hơn tuy nhiên khoảng cách này không quá chênh lệch. Với tính chất công việc không qua áp lực mà các chuyên viên hỗ trợ tín dụng phải thực hiện thì mức lương của họ được đánh giá là phù hợp.
3.3. Công việc ổn định
Những công việc mang tính chất Back-office thường được đánh giá là có tính ổn định cao hơn so với các bộ phận khác. Như đã phân tích ở bên trên, vai trò của các chuyên viên hỗ trợ tín dụng là rất to lớn và không thể phủ nhận vậy nên vị trí này trong các ngân hàng được đảm bảo về tính ổn định của công việc.
3.4. Cơ hội thăng tiến rõ ràng
Với đặc thù của các ngân hàng hiện nay tại Việt Nam cùng với việc các doanh nghiệp luôn khuyến khích sự sáng tạo, học tập, tích lũy công việc của các nhân viên. Các cơ hội được tiếp xúc với nhiều công việc, cơ hội thăng tiến cũng được vạch ra rõ ràng với những người làm chuyên viên hỗ trợ tín dụng.
Như vậy, bài viết trên của viecday365.com đã giúp cho bạn đọc giải đáp, trả lời được câu hỏi chuyên viên hỗ trợ tín dụng là gì cũng như mang đến một số các kiến thức liên quan khác. Mong rằng bạn đọc sẽ thích bài viết trên Hãy luôn cập nhật bảng tin của viecday365.com thường xuyên để đọc nhiều bài viết lý thú hơn nữa nhé!
502 0