Room tín dụng của các ngân hàng là gì? Tại sao cần có room tín dụng?

Theo dõi viecday365 tại
Bảo Vy tác giả viecday365.com Tác giả: Bảo Vy

Room tín dụng là một thuật ngữ chuyên dùng trong ngành ngân hàng. Nó là một giá trị, một tỷ lệ được đặt ra nhằm quy định, giới hạn một hoạt động đang rất nhộn nhịp trong các ngân hàng hiện nay, đó là các khoản vay. Room tín dụng sẽ thay đổi theo thời gian và thay đổi theo từng đối tượng, việc thay đổi giá trị này không chỉ ảnh hưởng lên một cá nhân hay doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến các ngân hàng, và cả nền kinh tế. Vậy room tín dụng của các ngân hàng là gì? Tại sao Ngân hàng Nhà nước lại áp dụng room tín dụng cho các ngân hàng thương mại?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Bạn biết gì về room tín dụng

1.1. Room tín dụng là gì?

“Room” trong tiếng Anh có nghĩa là căn phòng, nó chỉ một không gian bị giới hạn. Room tín dụng là một thuật ngữ thường được dùng trong lĩnh vực ngân hàng, nó chính là giới hạn hay hạn mức cho vay của ngân hàng. 

Cứ vào mỗi đầu năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố room tín dụng và quy định mức tăng trưởng tối đa của ngành ngân hàng. Các ngân hàng sẽ dựa vào đó để điều chỉnh các hoạt động cho vay của mình như cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức vay,...và vẫn đảm bảo không được vượt qua định mức trên. 

Room tín dụng là gì?
Room tín dụng là gì?

Trên thực tế, không phải tất cả các ngân hàng đều có room tín dụng như nhau. Các ngân hàng có quy mô,vốn chủ sở hữu lớn và quản trị tốt như Vietcombank, BIDV, Vietinbank,...thường sẽ có hạn mức cho vay lớn hơn nhiều. 

1.2. Vai trò của room tín dụng

Room tín dụng chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 2011 trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang có dấu hiệu lạm phát nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung tiền đang gia tăng và diễn ra ồ ạt. Để ngăn chặn và kiểm soát tình hình này, nhà nước đã ban hành room tín dụng cho tất cả các ngân hàng tại Việt Nam, tức là đưa ra hạn mức cho vay của họ. Làm sao để đảm bảo nguồn tiền cung ra thị trường luôn nằm ở mức có thể kiểm soát, không để tình trạng tiền mặt được tuồn ra ngoài và lưu hành một cách tràn lan. 

Room tín dụng có vai trò gì?
Room tín dụng có vai trò gì?

Nhà nước sẽ dựa vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, năng lực tài chính, hiệu quả quản lý tín dụng để đưa ra các room tín dụng cho từng ngân hàng sao cho phù hợp nhất. 

 Xem thêm: Cố vấn tài chính là gì? Phân biệt tư vấn tài chính và cố vấn tài chính

1.3. Hết room tín dụng là gì?

Hết room tín dụng tức là ngân hàng đã cho khách hàng vay quá nhiều đến mức không thể cho vay được nữa vì đã chạm đến giới hạn mà Ngân hàng nhà nước quy định. Hết room tín dụng có ảnh hưởng rất xấu đến tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng thương mại và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức phục vụ đời sống, sản xuất kinh doanh. 

1.4. Nới room tín dụng là gì?

Theo quy trình bình thường, vào mỗi đầu năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ đặt ra các room tín dụng cho mỗi ngân hàng thương mại dựa vào các điều kiện chủ quan và khách quan. Điều này giúp cho ngân hàng có thể dễ dàng quản lý hoạt động cho vay của mình và cũng để tránh tình trạng vốn quá ít nhưng lại cho vay quá nhiều sẽ xảy ra những rủi ro tài chính nghiêm trọng. Những rủi ro này không chỉ ảnh hưởng đến các ngân hàng thương mại, đến những khách hàng vay tiền, mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước.

Nới room tín dụng là gì?
Nới room tín dụng là gì?

Ngân hàng thương mại sẽ phải tự lượng sức mình để điều chỉnh các khoản vay phù hợp theo hạn mức được đưa ra. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đặc biệt, các ngân hàng lại cho vay hết room tín dụng và không thể cho vay thêm nữa thì vẫn có thể làm đơn yêu cầu Ngân hàng trung ương nới room tín dụng. Yêu cầu này có được chấp thuận hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, dựa vào tình tình kinh tế tài chính của đất nước, dựa vào tình hình kiểm tra, rà soát hoạt động của ngân hàng. Theo đó, nếu được nới room tín dụng, ngân hàng có thể tiếp tục cho vay vượt mức đã đề ra, nhưng vẫn ở trong một giới hạn mới.

1.5. Ngân hàng Nhà Nước có nên nới room tín dụng không?

Nhiều chuyên gia cho rằng, room tín dụng này là ảnh hưởng của thời bao cấp, sẽ làm hạn chế, chững lại tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện nay, nhiều ngân hàng đang tiến dần tới hạn mức tín dụng và không thể tiếp tục cho vay. Khách hàng tiềm năng và khách hàng thân thiết lại không thể nào tiếp cận được với những khoản vay vượt mức, điều này vừa gây sức ép lên ngân hàng vừa khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn trong quá trình vay tiền. 

Ngân hàng Nhà nước có nên nới room tín dụng không?
Ngân hàng Nhà nước có nên nới room tín dụng không?

Đặc biệt đến năm 2022, nước ta đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp, tổ chức lại có nhu cấp thiết hơn về các khoản vay để lấy vốn tiếp tục cải thiện và phát triển. Vì thế, rất nhiều ý kiến về việc nới rộng room tín dụng đã được đưa ra để thảo luận. 

2. Tại sao nhà nước lại áp dụng room tín dụng cho các ngân hàng?

2.1. Kiểm soát chất lượng tăng trưởng

Trước khi room tín dụng được ban hành, có thời điểm tốc độ tăng trưởng của tín dụng đã lên đến 30-50%, phát triển chóng mặt như vậy để lại rất nhiều hậu quả không lường, các ngân hàng thương mại bị mất khả năng quản trị, mất cân đối vốn, mất khả năng thanh toán,...

Room tín dụng giúp kiểm soát chất lượng tăng trưởng
Room tín dụng giúp kiểm soát chất lượng tăng trưởng

Nếu không áp dụng room tín dụng, các ngân hàng sẽ khó thể cân đối được khả năng dự trữ và thanh toán của mình. Nếu các ngân hàng thương mại liên tục cho vay, cung ra thị trường nguồn tiền lớn và không biết điểm dừng, những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra như ngân hàng bị mất khả năng thanh toán, ngân hàng cạn kiệt nguồn tiền, và thậm chí là lạm phát trên toàn nền kinh tế. Điều này còn dễ xảy ra hơn khi các ngân hàng thương mại tích cực dồn tiền vào những lĩnh vực kinh doanh có rủi ro cao như bất động sản hay trái phiếu.

Room tín dụng giúp người đi vay tự kiểm soát được tình hình tài chình
Room tín dụng giúp người đi vay tự kiểm soát được tình hình tài chình

Vì vậy, room tín dụng chính là phương pháp để ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại kiểm soát được tình hình tài chính, kiểm soát được các nguy cơ bất lợi có thể xảy ra từ sớm từ xa. Đảm bảo được tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng cho các ngân hàng thương mại. 

Room tín dụng cũng giúp cho khách hàng đi vay tự kiểm soát được các khoản vay của mình, mỗi khách hàng cũng được ấn định một hạn mức vay nhất định phụ thuộc vào khả năng tài chính và khả năng chi trả. Việc nắm bắt được những thông tin này cũng giúp cho người đi vay không bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. 

Xem thêm: Vị trí CSR trong ngân hàng là gì? Một số thông tin bạn nên biết

2.2. Kiểm soát chất lượng tín dụng

Room tín dụng giúp kiểm soát chất lượng tín dụng
Room tín dụng giúp kiểm soát chất lượng tín dụng

Khi đã xác định được giới hạn tín dụng rõ ràng, ngân hàng có thể dễ dàng hơn khi lựa chọn khách hàng, ưu tiên các hồ sơ minh bạch và có đầy đủ thông tin, từ đó có thể hạn chế nợ xấu phát sinh. 

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng bắt đầu thu nhỏ room tín dụng trong một vài  lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán để hạn chế khả năng tăng trưởng của chúng. Các lĩnh vực này bị siết chặt chỉ tiêu thì cũng có nghĩa những lĩnh vực tiềm năng khác sẽ được nới rộng ra, tăng khả năng tiếp cận nguồn vay và tạo nên nguồn tín dụng chất lượng hơn, sử dụng tiền hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh. 

Bạn đã biết room tín dụng của các ngân hàng là gì chưa? Tóm lại, room tín dụng chính là công cụ để cơ quan Nhà nước có thể kiểm soát được chất lượng tín dụng và tình hình tăng trưởng tín dụng trong mỗi ngân hàng thương mại. Đó cũng là công cụ đắc lực để Nhà nước điều tiết nguồn cung - cầu của tiền, các khoản vay, lãi suất, các lĩnh vực cần tập trung hay hạn chế đầu tư, sao cho dòng tiền chảy về đúng nơi cần thiết và hoạt động một cách hiệu quả. Mong rằng những thông tin viecday365 cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem461 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT