Bật mí cách quản lý cửa hàng sơn cho người mới bắt đầu

Theo dõi viecday365 tại
Trần Hải Minh tác giả viecday365.com Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 09-10-2024

Với những người đang có ý định hoặc mới bắt đầu kinh doanh cửa hàng sơn chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cách quản lý cửa hàng sơn. Bởi đây là một sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài, có những đặc điểm riêng biệt so với các sản phẩm kinh doanh khác nên rất cần một phương pháp quản lý hiệu quả. Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây về cách quản lý cửa hàng sơn.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Các vấn đề cần quản lý trong cửa hàng sơn

1.1. Vấn đề hàng hóa

Như chúng ta đã biết, sơn là mặt hàng có thời gian sử dụng lâu dài. Khi làm nhà, sửa nhà, người ta luôn muốn lựa chọn những loại sơn tốt nhất để trang trí cho ngôi nhà của mình. Các loại sơn này không những có màu sắc phù hợp mà còn phải có thời gian sử dụng lâu dài. Chẳng ai mong muốn ngôi nhà của mình cứ vài năm lại phải sơn sửa lại một lần, vừa tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà còn khiến cho ngôi nhà sẽ ngập trong những vết sơn thừa. 

Chính vì thế, người kinh doanh sơn phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nghiên cứu các sản phẩm sơn có uy tín, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, có thời gian chống thấm, bám dính tốt để cung cấp cho người dùng. 

Các vấn đề cần quản lý trong cửa hàng sơn
Các vấn đề cần quản lý trong cửa hàng sơn

Đồng thời, cần đa dạng hóa các màu sắc để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn. Nếu không thể cùng lúc nhập số lượng lớn thì có thể có các mẫu để khách hàng có thể xem và đưa ra quyết định dễ dàng hơn. 

Các hộp sơn được sắp xếp trong cửa hàng cần ngăn nắp, khoa học. Người bán có thể sắp xếp theo thương hiệu, theo gam màu để việc quản lý dễ dàng hơn. Việc sắp xếp đẹp mắt cũng khiến cho các khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn vào sự uy tín của cửa hàng. 

1.2. Vấn đề nhân sự

Với những gia đình kinh doanh nhỏ thì không cần thuê nhân viên, còn với những đại lý sơn lớn thì rất cần quan tâm đến vấn đề nhân sự để có thể ổn định được hoạt động kinh doanh. Cần trang bị cho các nhân viên những kỹ năng, kinh nghiệm bán hàng, tư vấn để họ có thể chủ động trong công tác bán hàng. Doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức trả lương theo doanh số để kích thích khả năng làm việc và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. 

1.3. Vấn đề tài chính

1.3.1. Lãi, lỗ

Để có thể kiểm soát được lãi, lỗ trong cửa hàng thì người quản lý cửa hàng cần nắm bắt được chính xác các thông tin về chi phí cũng như doanh thu trong cửa hàng. Cần thường xuyên cập nhật thông tin về lợi nhuận để biết được tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp và có những phương án điều chỉnh kịp thời. 

Quản lý tài chính khi kinh doanh cửa hàng sơn
Quản lý tài chính khi kinh doanh cửa hàng sơn

Trong thời gian đầu kinh doanh, với những chi phí chưa thực sự cần thiết thì nên bỏ qua để đầu tư vào những thứ quan trọng hơn. Điều này sẽ giúp cho người kinh doanh có thể giảm rủi ro xuống mức thấp nhất. Sau khi kinh doanh ổn định thì có thể mở rộng hơn, đầu tư nhiều hơn để phát triển. 

1.3.2. Công nợ

Quản lý tốt công nợ cũng giúp cho người bán có thể ổn định được tài chính. Sơn thường có giá trị cao, khi người bán nhập hàng hay bán hàng cho người mua thường được xuất ra với số lượng lớn, thanh toán theo nhiều đợt. Chính vì thế, công nợ với khách hàng và nhà cung cấp là điều chắc chắn sẽ có. 

Do đó, cần có những chứng từ, sổ sách hay số liệu điện tử chi tiết về công nợ để quản lý hiệu quả và chính xác tình trạng công nợ của cửa hàng. Khi gần tới kỳ hạn thanh toán cho nhà cung cấp thì doanh nghiệp sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị, thanh toán đúng hạn, tăng uy tín và hợp tác lâu dài với nhà cung cấp. Việc thanh toán công nợ đúng hạn sẽ giúp cho nhà cung cấp có thiện cảm hơn, họ sẽ đưa ra những ưu đãi chiết khấu phù hợp hơn cho cửa hàng. 

Thêm nữa, khi đến gần thời gian khách hàng cần thanh toán công nợ, người bán cần liên hệ để đảm bảo khách hàng thanh toán đúng hạn, đảm bảo việc thu hồi vốn kịp thời và tránh trường hợp nợ bị tồn đọng quá lâu. 

1.3.3. Quay vòng vốn

Người bán cần quản lý tốt việc quay vòng vốn của mình trong việc đầu tư kinh doanh để không bị xảy ra tình trạng hết hàng hóa, vốn bị tồn đọng quá nhiều ở phía người mua. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của người bán, khách hàng muốn mua nhưng lại không có hàng hóa. 

Quản lý hiệu quả nguồn vốn khi kinh doanh sơn
Quản lý hiệu quả nguồn vốn khi kinh doanh sơn

Người bán có thể để riêng một khoản vốn dự trù để nhập hàng hóa khi cần thiết, nhưng cũng không nên để nguồn vốn “nằm yên” này quá nhiều trong một thời gian dài, sẽ không mang lại hiệu quả tích cực cho người bán. 

1.4. Vấn đề khách hàng

Khách hàng cũng là một vấn đề cần quản lý tốt. Để tìm kiếm, thuyết phục một khách hàng mua và sử dụng sản phẩm sơn của cửa hàng là điều khá là khó khăn. Nhưng người bán có thể thông qua việc chăm sóc khách hàng để khai thác tiềm năng bán hàng từ những đối tượng xung quanh khách hàng đó. Chăm sóc khách hàng tốt cộng thêm sản phẩm tốt sẽ giúp cho người mua có thiện cảm hơn với cửa hàng, khả năng giới hiệu cho người thân, bạn bè cao hơn. 

2. Những lưu ý quan trọng khi kinh doanh sơn

2.1. Về thiết kế cửa hàng

Vấn đề thiết kế cửa hàng là vô cùng quan trọng đối với người kinh doanh sơn. Người bán nên chọn một màu sơn đẹp, phù hợp để trang trí cho cửa hàng của mình. Để khách hàng tin tưởng sản phẩm thì phải để khách hàng nhìn vào sản phẩm thực tế. Do đó, cần thường xuyên quan tâm đến vấn đề thiết kế, không nên để các vết bẩn, ố, bong tróc, ẩm mốc trên tường gây ảnh hưởng tới mỹ quan cửa hàng. 

Thiết kế cửa hàng khi kinh doanh sơn
Thiết kế cửa hàng khi kinh doanh sơn

Việc lấy ví dụ từ chính bức tường trong cửa hàng của mình cũng giúp khách hàng có thể đánh giá khách quan chất lượng sơn và hình dung được căn nhà của mình sau khi sơn. Họ sẽ tin tưởng và an tâm hơn khi ra quyết định mua. 

2.2. Về cách tư vấn

Người bán hàng sơn thì cần học cách tính toán lượng sơn cần mua để tư vấn cho khách hàng mua với số lượng phù hợp. Sẽ chẳng có khách hàng nào có thể tin tưởng vào bạn nếu như các bạn không thể tính toán được số lượng sơn cần mua. Công thức tính như sau: 

- Sơn lót: Diện tích sơn lót = diện tích sàn  x 4 x số sàn

Một thùng sơn lót 18 lít thì sẽ sơn được khoảng 120 - 140m2. Theo đó, các bạn sẽ tính toán được số thùng sơn cần thiết cho ngôi nhà của khách hàng.

- Sơn trắng: Diện tích sơn trắng = diện tích sàn x số sàn

- Sơn màu: Diện tích sơn màu = diện tích phòng x4

Một thùng sơn màu 18 lít thì sẽ chỉ sơn được diện tích khoảng từ 90 - 100m2. Các bạn có thể tính toán, điều chỉnh phù hợp để tư vấn cho khách hàng. 

Tư vấn cho khách hàng về màu sơn và số lượng
Tư vấn cho khách hàng về màu sơn và số lượng

Ngoài ra, các bạn cũng nên học hỏi thêm về phong thủy áp dụng với mệnh của mỗi khách hàng. Bởi người Việt Nam khi xây nhà rất quan trọng phong thủy. Ví dụ: 

Với những người mệnh Kim thì nên được tư vấn những màu sơn trắng, vàng nhạt, xám hay xanh nhạt và tránh các màu như đỏ hồng. 

Với những người mệnh mộc thì nên tư vấn các tông màu xanh lục, xanh lá cây, đen, xanh nước biển; tránh các gam màu của  mệnh kim. 

Với những người mệnh thủy thì nên tư vấn các tông màu đen, xanh nước biển thẫm, xám, ghi; tránh các gam màu vàng, nâu. 

Với những người mệnh hỏa thì phù hợp với tông màu sơn đỏ, hồng, tím, xanh lá, xanh lục; tránh các màu đen hay xanh nước biển thẫm. 

Với những người mệnh thổ phù hợp với các màu đỏ, hồng, tím, vàng và nâu đất; tránh gam màu xanh lá. 

2.3. Về nhà cung cấp

Người bán nên lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, có thương hiệu trên thị trường, mang đến mức giá phù hợp nhất để thuận lợi trong quá trình kinh doanh, cải thiện lợi nhuận cho cửa hàng và dễ kinh doanh hơn. Một số thương hiệu sơn nổi tiếng có thể kể đến như KOVA, Dulux, Jotun, My Color,...

2.4. Về dịch vụ đi kèm

Hiện nay, có rất nhiều những người kinh doanh sơn đã thông thái hơn trong việc cung cấp các dịch vụ đi kèm. Họ liên kết với những đội ngũ chuyên kinh doanh sơn để giúp cho khách hàng không tốn thời gian tìm kiếm nhân công. 

Tư vấn thêm các dịch vụ đi kèm cho khách hàng
Tư vấn thêm các dịch vụ đi kèm cho khách hàng

Nhiều cửa hàng còn sử dụng cách là tăng giá sản phẩm lên một chút và hoàn toàn miễn phí chi phí sơn nhà cho khách hàng. Điều này sẽ khiến cho khách hàng hài lòng và vui vẻ hơn khi sử dụng dịch vụ. 

3. Áp dụng phần mềm quản lý cửa hàng cho cửa hàng sơn

Hiện nay, có rất nhiều các phần mềm giúp cho các bạn có thể quản lý được tất cả các vấn đề trong kinh doanh sơn; trong đó có quanlykhovan.viecday365.com. Các bạn có thể tham khảo thêm phần mềm này để quản lý tốt nhất cửa hàng của mình, vừa tiết kiệm, vừa quản lý hiệu quả, không tốn nhiều nguồn lực cho việc quản lý. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về cách quản lý cửa hàng sơn. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ quản lý cửa hàng sơn của mình tốt hơn và hiệu quả hơn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem902 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT