Business Intelligence là gì! Vai trò của BI trong quản trị DN
Theo dõi viecday365 tạiTrong bối cảnh lên hương nhờ công nghệ, các doanh nghiệp ngày càng ưu tiên tìm đến các công cụ liên quan trực tiếp đến công nghệ để hỗ trợ gia tăng hiệu quả kinh doanh. Một trong những công ty đó mang tên Business Intelligence. Vậy thực chất thì Business Intelligence là gì? Có vai trò cụ thể như thế nào? Và doanh nghiệp nên ứng dụng như thế nào cho hiệu quả? Chúng ta hãy cùng viecday365.com khám phá cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé.
1. Bạn đã hiểu Business Intelligence là gì chưa?
Nếu đã dành cả thanh xuân để ngồi trên giảng đường của trường kinh tế để nghiên cứu, lĩnh hội tri thức, thì có lẽ rằng, bạn sẽ chẳng phải quá khó khăn để tốn nhiều thời gian để đi giải mã Business Intelligence là gì.
Tuy nhiên, với dân ngoại đạo hay những sinh viên mới chập chững bước vào nghề thì có vẻ như khá khó khăn để bạn có thể giải mã một cách thường tận. Những thông tin sau đây sẽ dành cho những ai chưa thực sự hiểu rõ về BI. Là một thuật ngữ tiếng Anh, Business Intelligence dịch ra tiếng Việt là trí tuệ doanh nghiệp hay kinh doanh thông minh.
Đến nay, Business Intelligence được biết đến là một công cụ giúp cho các công ty, tổ chức truy cập được những thông tin quan trọng liên quan đến nguồn nguyên liệu, sản phẩm, khách hàng…(trọn bộ những thông tin liên trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh) để đưa ra được quyết định nhanh chóng và dễ dàng nhất. Bằng việc tập hợp và xử lý toàn bộ các loại dữ liệu thô thành các dạng biểu đồ, hình ảnh dễ hiểu và dễ tương tác…
BI giúp các nhà lãnh đạo, quản lý dễ tiếp cận với bức tranh tổng quát về doanh nghiệp của mình như phòng ban, các mảng hoạt động, nhân lực...Để từ đó giúp họ hệ thống và đưa ra được một quyết định kinh doanh hợp lý. Tuy được hiểu chung chung là vậy, nhưng trên thực tế chúng ta có thể tiếp cận với Business Intelligence ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Ở định nghĩa thứ nhất, thứ công cụ hỗ trợ kinh doanh nói đến ở đây chính là những kỹ năng, quy trình công nghệ, quy trình quản lý doanh nghiệp, những tài liệu hữu ích hỗ trợ đắc lực cho công cuộc các sếp ra quyết định.
Ở khía cạnh thứ hai, bạn cũng có thể tiếp cận định nghĩa Business Intelligence như một phương thức hay quá trình chuyển đổi những dữ liệu thô mà doanh nghiệp có được thành những thông tin hữu ích để phục vụ cho quá trình định hướng sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, BI được nhiều chuyên gia kinh tế cho là một ứng dụng và một công nghệ có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển đổi những dữ liệu doanh nghiệp có sẵn thành những hành động.
Trong ý nghĩa cuối cùng của nó, thì mặc định Business Intelligence là một công nghệ giúp các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về quá khứ và nhìn nhận được tương lai cho mình.
Dù hiểu theo nghĩa nào đi chăng nữa, thì Business Intelligence chính là một quy trình hay một công nghệ mới giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát một khối lượng thông tin dữ liệu hữu ích khổng lồ để đưa ra những quyết định có lợi nhất có doanh nghiệp và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành những dự án quan trọng nào đó. Qua đây chắc chắn rằng, bạn đã có một cái nhìn đầy đủ về Business Intelligence rồi đúng không nào? Vậy trong hệ thống Business Intelligence gồm những thành phần nào? Chúng ta hãy cùng nhau phá ngay trong nội dung dưới đây nhé.
Xem thêm: Học kinh tế ngành nào tốt nhất? Có triển vọng việc làm nhất?
2. Một số thành phần trong hệ thống BI, bạn đã biết chưa?
Hầu hết những định nghĩa về BI đều mang lại cho tất cả chúng ta cái hiểu về nó như một thứ công cụ thần thánh hỗ trợ các lãnh đạo doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn chưa thể giải mã được là bên trong thứ công cụ này hàm chứa những gì. Trên thực tế, thì BI là một mô hình rỗng được cấu thành từ 4 bộ phận trung tâm. Bộ phận thứ nhất là Data Warehouse - các bạn có thể hiểu là một kho dữ liệu, nơi chưa các toàn bộ dữ liệu từ nhiều nguồn được thu về của doanh nghiệp từ hoạt động marketing, quảng cáo, chiến dịch tiếp cận khách hàng.
Thứ hai, thành phần quan trọng thứ hai là Data Mining. Đây chính là những kỹ thuật những dữ liệu để cho ra những dữ liệu hữu ích. Một số kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong BI chính là thao tác phân loại, phân tích, kết hợp và dự đoán. Thành phần thứ ba cốt yếu nằm trong Business Intelligence chính là những quyết định trong kinh doanh hay Business Analyst. Đây chính là những chiến lược kinh doanh, phương án kinh doanh được các chủ doanh nghiệp rút ra để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.
3. Business Intelligence mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Có vẻ như trong bài viết, chúng ta đã nhắc quá nhiều đến chức năng cung cấp đến nhà sản xuất khả năng kiểm soát dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả của BI. Thế nhưng chúng ta vẫn chưa nói sâu về lợi ích này. Trên thực tế, Business Intelligence chính là cội nguồn giúp cho doanh nghiệp có thể phân tích, dự đoán về xu hướng của hành vi khách hàng đối với từng sản phẩm, dịch vụ cụ thể, giá cả dịch vụ, địa chỉ chính xác để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng đề từ đó ban lãnh đạo có thể đề ra những chiến lược kinh doanh hợp thời và mang lại hiệu quả cao.
Một số lợi ích lớn nhất mà tất cả những người sử dụng công cụ này đã thừa nhận tập trung vào một số gạch đầu dòng sau đây:
- Hỗ trợ các công ty, tổ chức, doanh nghiệp có thể ứng dụng thông tin một cách hiệu quả nhất và linh hoạt trong những trường hợp môi trường kinh doanh thay đổi đột ngột.
- BI giúp các nhà quản trị biết được doanh nghiệp của mình đang ở đầu trong thị trường cũng như khả năng cạnh tranh của mình.
- Business Intelligence hỗ trợ doanh nghiệp nắm rõ được hành vi của khách hàng, từ đó định hướng được những mục đích và gây dựng được những chiến lược marketing phù hợp nhất.
- Đáp ứng nhu cầu báo cáo của các bộ phận cũng như hỗ trợ tối đa công tác điều hành, tiết kiệm cho quá trình vận hành doanh nghiệp.
- Business Intelligence chính là phương án tạo lợi thế cạnh tranh giúp các nhà quản trị, điều hành gia tăng sự tìm kiếm và nắm bắt được những cơ hội kinh doanh mới đưa lại từ thị trường thuận lợi.
Một chức năng quan trọng khác giúp người dùng là doanh nghiệp có thể đưa ra những đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình, từ đó để có thể cải thiện và tối ưu hóa quy trình vận hành tổ chức. Đây chính là những vai trò quan trọng của Business Intelligence.
Xem thêm: Việc làm IT phần mềm
4. Một số công cụ giúp người sử dụng Business Intelligence hiệu quả
Trong quá trình sử dụng BI này, bạn có thể tích hợp và sử dụng một số phương tiện và công cụ bổ trợ để khai thác và kiểm soát được giá trị dữ liệu tốt nhất. Đừng quên ứng dụng ngay một số công cụ hỗ trợ này nhé.
- Kho dữ liệu
- Hệ thống cho phép các doanh nghiệp hoạch định được nguồn nhân lực trong công ty, tổ chức của mình
- Những kỹ thuật, phần mềm phân tích và khai thác dữ liệu
- Hệ thống hỗ trợ ban lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định và quản lý được quan hệ khách hàng.
Xem thêm: Bạn đã hiểu ngành kinh tế là gì cùng cơ hội việc làm tương lai
Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp bạn có thể trả lời được câu hỏi “Business Intelligence là gì” cũng như vai trò của công cụ này trong đời sống doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Mong rằng, những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.
1653 0