Bồi dưỡng là gì? Ý nghĩa của công tác bồi dưỡng như thế nào?

Theo dõi viecday365 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả viecday365.com Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Ngày đăng: 04-04-2024

Đối với cơ chế thị trường năng động, nghiêm khắc liên tục “đào thải” như hiện nay thì việc đào tạo, bồi dưỡng công nhân viên là vô cùng cần thiết. Vậy bồi dưỡng là gì? Đào tạo bồi dưỡng là gì? Và có ý nghĩa thế nào? Câu trả lời sẽ được tìm thấy thông qua nội dung chia sẻ dưới đây!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc Làm Ngành Giáo Dục

1.  Tham khảo khái niệm bồi dưỡng

Mỗi khi nhắc đến bồi dưỡng dường như nhiều bạn đã cảm thấy vô cùng quen thuộc, vì rất có thể các bạn đã từng nghe thấy bố mẹ, thầy cô giáo hay trên các phương tiện truyền thông nhắc đến ngay từ khi còn rất nhỏ. Nhưng chắc hẳn chưa ai giải thích cũng như đưa ra khái niệm cụ thể với bạn về định nghĩa này đúng không? Thực tế thì bồi dưỡng là gì? Hay bồi dưỡng nhân tài là gì? Chúng đều là những câu hỏi có cùng chung một lời giải đáp, tuy nhiên chúng lại có nhiều cách hiểu khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tường tận về từng góc cạnh để có thể hiểu rõ nhất về vấn đề này.

Bồi dưỡng là một thuật ngữ, được sử dụng rộng rãi và theo từ điển Tiếng việt, thì bồi dưỡng được định nghĩa là làm cho ai đó giỏi hơn và tốt hơn, là tái đào tạo hay đào tạo lại.

Ngoài ra, bồi dưỡng – là thể hiện một quá trình trải qua việc đào tạo, giáo dục nhằm nâng cao được những kiến thức mới cho những công nhân viên được giữ chức vụ hoặc đang thực thi công tác của một bậc, ngạch nào đó nhất định để có thể sát hạch và đạt yêu cầu. Và lúc này công nhân viên nào hoàn thành khóa học bồi dưỡng sẽ  nhận được chứng chỉ Certificate để minh chứng cũng như ghi nhận kết quả đó.

Bồi dưỡng là gì?
Bồi dưỡng là gì?

Ở một góc cạnh khác thì bồi dưỡng còn được hiểu là quá trình mà một ai đó sẽ cập nhật kiến thức cùng với các kỹ năng để nâng cao nghề nghiệp. Và quá trình này sẽ chỉ được thực hiện khi cá nhân đó hoặc tổ chức có nhu cầu nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Tóm lại, Bồi dưỡng cán bộ tiếng anh là gì? Là Fostering cadres, các bạn chỉ cần hiểu đơn giản rằng bồi dưỡng chính là quá trình giúp cho người học có thể nâng cao, bổ sung những tri thức còn thiếu hụt, năng lực chuyên môn chưa hoàn hảo, đồng thời cập nhật những cái đổi mới để có thể hoàn thiện được hệ thống cả tri thức lẫn năng lực nghiệp vụ. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả của việc hoạt động của bộ máy. Và bồi dưỡng giống như một khâu tiếp nối quá trình đào tạo.

2. Đào tạo và bồi dưỡng không giống nhau, nhưng có sự đan xen và kế thừa lẫn nhau

Thực tế đào tạo và bồi dưỡng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên chúng lại có chung một mục đích, đó là làm cho nguồn nhân lực có thể nâng cao được trình độ chuyên môn, khả năng xử lý được công việc cũng sẽ được cải thiện và đặc biệt là năng lực công tác cũng sẽ tốt hơn sau khi được đào tạo bồi dưỡng.

Và cũng có nhiều hoạt động khó mà có thể phân chia được chúng là bồi dưỡng hoặc đào tạo, bởi chúng là hai thể thức có tính đan xen và kế thừa lẫn nhau để tạo ra được một thể thống nhất. Trong các hoạt động thực tế, ngoại trừ các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở đào tạo khác vẫn coi việc bồi dưỡng như một quá trình và chỉ cấp bằng hoặc chứng chỉ tổng hợp đào tạo và bồi dưỡng.

đào tạo bồi dưỡng là gì
Đào tạo bồi dưỡng là gì

Chính vì vậy mà việc đưa ra những nhận định độc lập giữa bồi dưỡng và đào tạo thì cũng sẽ chỉ mang tính chất tương đối, nó không hoàn toàn xác được chính xác. Vì khi tham gia vào chương trình lãnh đạo quản lý thì người lao động sẽ có cơ hội vừa được đào tạo vừa được học bồi dưỡng nâng cao năng lực, tức là trong đào tạo có bồi dưỡng và ngược lại.

Như vậy các bạn đã thấy được sự khác nhau của đào tạo bồi dưỡng là gì chưa?

Ngoài ra, các tổ chức cơ quan hành chính quốc tế, tại một số quốc gia lớn như: Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ,.. thì sẽ không đặt ra những quy định phải bồi dưỡng nhân lực vì khi được trúng tuyển hay được bổ nhiệm vào một vị trí nào thì ứng viên này đều đã đáp ứng được hết những đòi hỏi cũng như yêu cầu của vị trí đó, mà không cần phải học bồi dưỡng. Tức là, khi họ cần đến nguồn nhân lực có trình độ cao hơn thì sẽ tiến hành công tác tuyển dụng người đạt được tiêu chuẩn cũng như yêu cầu mà họ đề ra.

Việc làm

3. Ý nghĩa của việc học bồi dưỡng là gì?

Có thể các bạn cũng đã biết thì chất lượng nguồn nhân lực chính là yếu tố nòng cốt để các bộ máy hoạt động kinh doanh được phát triển bền vững hơn. Vì chỉ khi “cốt lõi” vững chắc và có nền tảng thì mới có thể xây dựng, duy trì và phát triển được, nhất là đối với môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Chính vì vậy mà các công tác bồi dưỡng và đào tạo cũng đã được tổ chức thường xuyên hơn, đó cũng là nhiệm vụ vô cùng cần thiết mà các doanh nghiệp cần thực hiện. Là yếu tố vô cùng khách quan và có ý nghĩa vô cùng lớn không chỉ với doanh nghiệp mà còn cả nhân lực.

3.1. Đối với doanh nghiệp

Ý nghĩa lớn nhất có lẽ chính là điều mà tôi vừa nhắc ở phần nội dung trên, đó chính là làm cho bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh có nền tảng để phát triển bền vững. Ngoài ra việc triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cũng như phát triển chất lượng nguồn nhân lực cũng sẽ phần nào đảm bảo được rằng nhân sự sẽ nhanh chóng thích ứng và theo sát được những sự thay đổi và phát triển như “vũ bão” của khoa học kỹ thuật và công nghệ của thời đại.

Hay nói một cách đơn giản thì việc này sẽ đảm bảo cho bộ máy doanh nghiệp sẽ được sở hữu một lực lượng nhân sự giỏi, và nâng cao được chỉ số hoàn thành các mục tiêu đã được đề ra của các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với giai đoạn nền kinh tế đang dần chuyển sang phương thức mới sẽ mang lại nhiều cơ hội để nguồn nhân lực được tiếp cận với nhiều thành tựu quốc tế cùng với những kiến thức chuyên sâu đa quốc gia.

Việc làm it phần mềm

ý nghĩa bồi dưỡng là gì?
Đào tạo bồi dưỡng là gì?

3.2. Đối với người lao động

Khi cơ chế thị trường lao động liên tục “thanh lọc” nguồn nhân lực, cũng chính là những động lực khiến cho người lao động không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và cải thiện khả năng hoàn thành công việc. Và công tác học bồi dưỡng cũng như đào tạo cũng chính là một trong những cơ hội để họ làm được điều đó.

Thêm vào đó, khi đối mặt với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại cao cũng là lúc khiến cho người lao động luôn phải cập nhật và nâng cao trình độ văn hoá phù hợp với thời đại để không bị tụt phía sau. Đồng thời những công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng sẽ giúp họ có thể nâng cao được tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn và cũng sẽ tự tin hơn, làm việc hiệu quả hơn. Phát huy được tinh thần làm việc tối đa với môi trường hoạt động đầy chuyên nghiệp.

Đào tạo, bồi dưỡng và nuôi dưỡng chất lượng nguồn nhân lực luôn đi cùng với nhau, nó giảm bớt được sự giám sát vì người lao động sau khi đã hoàn thành chương trình này cũng sẽ có khả năng tự giám sát cùng như kiểm soát được những vấn đề về công việc. Đồng thời cũng sẽ hạn chế được những tại nạn nghề nghiệp trong lao động. Từ đó ổn định và năng động của nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp cũng sẽ được tăng lên. Và họ cũng sẽ chứng minh được rằng bộ máy vẫn hoạt động được trơn tru du vắng mặt những người chủ chốt do đã có sẵn nguồn nhân sự dự trữ.

Việc làm ngân hàng

4. Bồi dưỡng bằng hiện vật – Một hình thức khác của bồi dưỡng đang phổ biến tại các doanh nghiệp

4.1.  Vậy bồi dưỡng bằng hiện vật là gì?

Là chế độ mà người lao động được hưởng do doanh nghiệp dành cho họ trong trường hợp họ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm hoặc độc hại.

Hiện nay, cũng có một số doanh nghiệp sử dụng hình thức bồi dưỡng bằng hiện vật dành cho người lao động, có thể là tiên hoặc vật có giá trị khác. Và tiền bồi dưỡng là gì? - Cũng là câu hỏi mà nhiều bạn đặt ra, nó cũng chỉ là một hình thức mà doanh nghiệp sử dụng để có thể “bù đắp” cũng như thể hiện sự quan tâm của mình đối với người lao động.

Hiện nay, Pháp luật của nước ta cũng đã ghi nhận bồi dưỡng bằng hiện vật và đã áp dụng trong nhiều năm, vì Nhà nước cũng nhận thấy việc này sẽ thể hiện được sự quan tâm cũng như sự tôn trọng đối với sự an toàn tính mạng và sức khỏe của người lao động.

ý nghĩa Bồi dưỡng là gì
Ý nghĩa Bồi dưỡng là gì

4.2. Đối tượng

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể được hưởng chế độ này, đối tượng lao động làm việc tại một số cơ quan sau sẽ được bồi dưỡng bằng hiện vật:

• Các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính; lực lượng vũ trang và lực lượng làm công tác cơ yếu cũng không ngoại lệ.

• Các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, tổ chức chính trị – xã hội,

• Mọi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất thuộc mọi lĩnh vực kinh tế;

• Mọi hợp tác xã; mọi tổ chức khác có sử dụng lao động.

• Mọi cơ quan, tổ chức thuộc vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty nước ngoài, tổ chức quốc tế có trụ sở đóng trên lãnh thổ nước ta.

Việc làm công chức - viên chức

Mặc dù vấn đề bồi dưỡng đã có từ rất lâu trước nhưng cho đến thời điểm hiện nay nó vẫn luôn giữ được ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và người lao động. Mong rằng những nội dung chia sẻ liên quan nhất đến “bồi dưỡng là gì?” ở trên đã mang lại nhiểu hữu ích với bạn. Trong trường hợp có thông tin cần bổ sung hay ý kiến về vấn đề này thì các bạn có thể để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại địa chỉ viecday365.com để được giải đáp nhanh chóng!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem10643 lượt comment1

Capcha comment
Logo user

Nguyễn Thanh Liêm 16:10 27-10-2024

Đọc nội dung này tôi mới hiểu! Hay ! Cảm ơn

Phản hồi
  • Logo user reply

    Admin 07-12-2024

    Cảm ơn bạn ạ

Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT