Tìm hiểu mô hình 1PL là gì trong hoạt động về logistics?

Theo dõi viecday365 tại
Hằng Lê tác giả viecday365.com Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 16-08-2024

Ngày nay, Logistics là một thuật ngữ không còn quá xa lạ gì với mọi người. Các công ty về Logistics mọc lên ngày càng nhiều với rất nhiều các loại hình khác nhau. Mỗi công ty lại có những mô hình hoạt động sở hữu những ưu nhược điểm riêng. Nhiều doanh nghiệp sử dụng công tác phân chia thành các cấp độ khác nhau gồm có 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL để ứng dụng vào chuỗi cung ứng hoạt động Logistics của họ. Để hiểu rõ về phần này thì chúng ta cần nắm được 1PL là gì? Ưu điểm và nhược điểm của mô hình này ra sao ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Hiện trạng các hoạt động Logistics diễn ra ở Việt Nam

Khoảng chừng 20 năm trở về trước, hoạt động Logistics đã vào nước ta nhờ vào những cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ để từ đó mở ra những cơ hội về hội nhập quốc tế. Mặc dù chưa được chú ý và phát triển nhiều nhưng theo các thống kê thì đã có tới hơn 1000 các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh theo mô hình Logistics ở trên nước Việt Nam.

Hiện trạng các hoạt động Logistics diễn ra ở Việt Nam
Hiện trạng các hoạt động Logistics diễn ra ở Việt Nam

Cho tới thời điểm hiện tại, những đơn vị thực hiện kinh doanh về mô hình Logistics vẫn còn bị hạn chế về mặt tài chính. Các hoạt động đó được diễn ra một cách đơn lẻ, chưa có nhiều sự liên kết và còn bị phân tán với nhau. Vì vậy, chỉ có thể chọn thực hiện một số dịch vụ trong quá trình mà các hãng tàu nước ngoài yêu cầu như xếp dỡ hàng hóa, vận chuyển trên quãng đường ngắn, lưu trữ, tiếp nhận và kiểm đếm, thực hiện đóng gói và đóng bao bì... Mặc dù Logistics đã được giảng dạy ở một số trường chuyên và Đại học Quốc gia, nhưng thực tế vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế riêng.

Nhiều năm qua tuy vẫn có những khó khăn do bị khủng hoảng về nền kinh tế toàn cầu, tuy nhiên các mô hình Logistics vẫn được ưa chuộng phát triển và ứng dụng tại nhiều quốc gia do tính tất yếu của nó và đi kèm với những tiện ích mà nó mang đến cho xã hội.

Xem thêm: Tìm việc làm nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

2. Tìm hiểu khái niệm 1PL là gì?

Mô hình 1PL là được viết tắt của cụm từ 1st Party Logistics, hiểu nôm na là hình thức Logistics tự cấp hay còn gọi là dịch vụ Logistics được cung ứng bởi các cơ sở vật chất và hạ tầng từ chính các doanh nghiệp đó. Người chủ hàng là những người nắm giữ hàng hóa do mình tự tổ chức và tự thực hiện cung cấp những dịch vụ Logistic luôn, để có thể phục vụ cho nhu cầu về xuất nhập khẩu các mặt hàng của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp này sẽ sở hữu phần cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng cho các hoạt động như cung cấp phương tiện vận tải, các thiết bị để tháo dỡ và sắp xếp, nhân công hoặc nhà xưởng,...

Tìm hiểu khái niệm 1pl là gì?
Tìm hiểu khái niệm 1pl là gì?

Ngoài ra, hình thức 1PL là khi các doanh nghiệp đó tự thực hiện các đầu tư vào những hình thức vận chuyển, những công cụ giúp hỗ trợ và cả những nguồn nguyên vật liệu hay nhân công để có thể sẵn sàng tổ chức và tham gia vào hoạt động Logistics nhằm phục vụ cho nhu cầu của bản thân. Có nghĩa là doanh thu của những doanh nghiệp này không đến từ dịch vụ Logistics mà đến từ hoạt động bán sản phẩm hàng hóa của họ.

Ví dụ cụ thể về công ty sử dụng hình thức 1PL như sau:

Công ty A này là một chuỗi các nhà hàng với nhau. Hàng tuần, công ty A sẽ thực hiện thu thập các nguyên vật liệu thực phẩm ở những thị trường thực hiện bán buôn nhờ vào nguồn lực của công ty mình và đội xe vận tải của riêng mình. 

Nguyên liệu sau khi được lấy sẽ được vận chuyển đến với các nhà hàng trong chuỗi của công ty và được thực hiện bảo quản ở trong các tủ và phòng cấp lạnh.

Ví dụ cụ thể về công ty sử dụng hình thức 1PL
Ví dụ cụ thể về công ty sử dụng hình thức 1PL

Công ty A này có sở hữu một đội ngũ các xe vận tải riêng được thực hiện quản lý bởi một bộ phận hậu cần của công ty A này, có thể do công ty này sở hữu hoặc đi thuê bên thứ 3. Bên cạnh sở hữu đội xe tải đó thì bộ phận này lại còn cung cấp thêm cả các công cụ và trang thiết bị cùng với nguồn nhân lực đáp ứng cho công tác xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa từ bên kho của người bán cho tới kho của mỗi nhà hàng bên trong chuỗi của công ty.

Những phòng cấp lạnh, các kho bãi và những nguồn lực khác mà công ty A sở hữu bởi bộ phận hậu cần thì cũng được ứng dụng nhằm phục vụ cho các hoạt động của Logistics.

Có thể thấy được rằng, bộ phận này là một nhà cung cấp hình thức dịch vụ 1PL cho toàn bộ công ty A. Hoặc hiểu đúng hơn thì công ty A này tự phục vụ cho nhu cầu vận chuyển, phân phối hàng hóa của bản thân mình, có nghĩa là họ tự túc thực hiện vận chuyển cùng với lưu kho các nguyên vật liệu và thực phẩm của mình.

Phân tích một cách chi tiết về ví dụ này của công ty A thì mô hình 1PL đang đóng những vai trò gồm có: Người thực hiện gửi hàng; Người vận chuyển hàng hóa; Người thực hiện nhận hàng;...

Một công ty thực hiện mô hình 1PL có thể là những nhà sản xuất hoặc giao dịch hay là công ty xuất nhập khẩu, công ty thực hiện bán buôn, hoặc công ty bán lẻ hoặc cũng có thể là những nhà phân phối ở trong thị trường thương mại quốc tế.

Xem thêm: Supply chain là gì? Các giai đoạn phát triển của chuỗi cung ứng

3. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức 1PL là gì?

Ưu điểm khi các doanh nghiệp sử dụng hình thức 1PL là:

- Doanh nghiệp có thể hạn chế được việc bị rò rỉ các dữ liệu cấp thiết, quan trọng của mình cho phía bên nhà cung cấp dịch vụ hậu cần thứ ba.

Hạn chế được rò rỉ dữ liệu
Hạn chế được rò rỉ dữ liệu

- Doanh nghiệp có thể tự phát triển xây dựng được những phương án nội bộ bằng việc tự tham gia vào quá trình vận chuyển.

- Người vận chuyển sẽ thực hiện kiểm tra, rà soát toàn bộ những bước diễn ra trong quá trình tham gia vận tải.

- Doanh nghiệp có thể nhanh chóng và thuận tiện hơn trong việc liên lạc nhờ vào phương pháp nội bộ.

- Tự doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện tự cấp dịch vụ Logistics bất cứ thời điểm nào bằng sự chủ động cao nhất của họ.

Nhược điểm khi các doanh nghiệp sử dụng hình thức 1PL là:

- Quá trình tham gia vào những tài sản gồm có các loại phương tiện,... sẽ làm cho doanh nghiệp gặp một số rủi ro và đồng thời sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp đó.

- Vấn đề vận tải không phải là phần cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp cho nên điều này sẽ có thể bị ảnh hưởng do kiến thức về chuyên môn chưa được cao.

Có thể gặp rủi ro
Có thể gặp rủi ro

- Đối với những doanh nghiệp chưa lớn mạnh về quy mô hay chưa có đủ kinh nghiệm và chất lượng nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng thì sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều rủi ro xảy ra dẫn đến việc tốn kém chi phí.

Xem thêm: [Update] Bản mô tả công việc nhân viên cung ứng mới nhất cho bạn

4. Cần phân biệt giữa Logistics và hình thức vận tải

Logistics chính xác là cả một quá trình thực hiện còn vận tải thì lại chỉ là một phần ở trong cái quá trình đó. Hình thức vận tải là một thành phần thiết yếu, quan trọng nhưng lại không phải là toàn bộ của quá trình Logistics. Chi phí dành cho các hoạt động vận tải sẽ chiếm khoảng 60% đối với chi phí chung của hoạt động Logistics theo tổ chức thống kê thế giới thống kê lại.

Cần phân biệt giữa Logistics và hình thức vận tải
Cần phân biệt giữa Logistics và hình thức vận tải

Bên cạnh việc vận tải thì hoạt động Logistics còn có những hình thức hoạt động khác như lưu trữ kho bãi, bốc dỡ hàng hóa, thực hiện giao nhận hàng hóa, đóng gói hàng hóa, bảo hiểm cho hàng hóa,...

Ngoài ra, không chỉ mang danh nghĩa là một dịch vụ đơn thuần mà hình thức Logistics còn có ý nghĩa to lớn hơn đó là thực hiện những công tác tính toán, thiết lập những phương án để hàng hóa có thể di chuyển từ điểm giao đến điểm nhận một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, tiết kiệm được nhiều khoản chi phí nhất với thời gian thực hiện nhanh chóng nhất. Qua đó giúp cho các doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả, đạt năng suất cao, thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp cho bạn đọc nắm bắt thêm được nhiều thông tin bổ ích hơn và hiểu rõ được hình thức 1PL là gì?

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1608 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT