Tư bản tài chính là gì? Sự ra đời của tư bản tài chính
Tác giả: Trương Thanh Thanh
Trong quá trình tích tụ và tập trung sản xuất của ngành công nghiệp mà đã hình thành các tổ chức độc quyền, trong ngân hàng cũng vậy và nó cũng đã hình thành các tổ chức độc quyền ngân hàng. Từ những đây mà đã hình thành tư bản tài chính, để hiểu hơn về tư bản tài chính là gì các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tư bản tài chính là gì?
Tư bản tài chính được hình thành từ sự tác động qua lại lẫn nhau của tư bản độc quyền công nghiệp và tư bản độc quyền ngân hàng. Để có thể hiểu hơn về khái niệm tư bản tài chính bạn cần hiểu được tư bản độc quyền công nghiệp là gì và tư bản ngân hàng là gì.
Chủ nghĩa tư bản phát triển cạnh tranh nhau tự do trên thị trường dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền. Trong quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đã tạo cơ hội để hình thành các tổ chức độc quyền công nghiệp. Cũng giống với ngành công nghiệp thì quá trình tích tụ và tập trung tư bản đều hướng vào các ngân hàng lớn để rồi tạo ra các tổ chức độc quyền ngân hàng.
Từ đây tư bản tài chính được hiểu là sự tự chủ và độc quyền trong các quá trình hoạt động của tiền tệ, nó là đại diện cho sự phát triển của phương thức sản xuất theo chủ nghĩa tư bản.
Xem thêm: EAT trong tài chính là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến EAT
2. Sự ra đời của tư bản tài chính
2.1. Sự hình thành các công ty độc quyền trong công nghiệp từ sự tích tụ của sản xuất trong công nghiệp
Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX quá trình tích tụ và tập trung sản xuất với tốc độ nhanh chóng trong công nghiệp. Điều này đã dẫn đến sự hình thành của các tổ chức độc quyền.
Trong khi các công ty sản xuất lớn tuyên bố sẵn sàng hợp tác với nhau để cùng phát triển, nhưng lại có các doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao, quy mô lớn nên tính đối đầu rất nóng, khủng khiếp, khó phân thắng bại, dẫn đến xu hướng thỏa hiệp để có thế độc quyền.
Mạng lưới hệ thống thanh toán tín dụng cũng trở thành đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất tập trung chuyên sâu, cụ thể là sự ra đời của công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức phát triển độc quyền.
Các liên minh độc quyền giữa các nhà tư bản công nghiệp nhằm đạt được doanh thu, lợi nhuận độc quyền cao nhất với các hình thức rộng hơn bao giờ hết. Nguồn lợi nhuận ngày càng được mở rộng từ trong cùng một ngành đến các liên kết sản xuất theo các dây chuyền theo chiều dọc giữa các ngành khác nhau của nền kinh tế.
2.2. Sự tích tụ của sản xuất và độc quyền hoá trong công nghiệp dẫn đến tích tụ tư bản và độc quyền hoá trong lĩnh vực ngân hàng
Quy trình tích tụ và tập trung tư bản trong ngân hàng cũng diễn ra giống với ngành ngân hàng. Ở đây có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng vừa và nhỏ để rồi hình thành các ngân hàng lớn.
Nếu sản lượng trong ngành công nghiệp tích lũy đến mức cao, điều này tương quan với thực tế là các ngân hàng vừa nhỏ không có đủ tiềm lực và danh tiếng để phục vụ hoạt động kinh doanh thương mại của các công ty sản xuất. Đồng thời, các công ty độc quyền ngành công nghiệp phải tìm kiếm các ngân hàng nhà nước lớn hơn phù hợp với các điều kiện cấp vốn và tín dụng thanh toán của họ.
Với tình trạng như vậy các ngân hàng nhỏ đã tìm ra cách để giải quyết vấn đề không đủ tiềm lực bằng cách sáp nhập vào các ngân hàng lớn hơn để cùng phát triển. Nhưng cũng có trường hợp khác là các ngân hàng nhỏ có thể sẽ không tồn tại trong ngành ngân hàng vì không đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng lớn hơn. Quá trình này thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức độc quyền ngân hàng.
2.3. Sự hình thành của tư bản tài chính do sự tích tụ giữa tư bản độc quyền trong ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp
Sự hợp nhất của tư bản độc quyền trong ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp dẫn đến sự hình thành của tư bản tài chính.
Các ngân hàng có vai trò là trung gian trong các giao dịch thanh toán và tín dụng, nhưng hiện nay ngân hàng không chỉ là trung gian giao dịch mà còn nắm hết tư bản tiền tệ của xã hội. Chính vì vậy mà ngân hàng ngày càng có quyền lực tối cao phổ quát và kiểm soát mọi hoạt động của nền kinh tế tư bản.
Với tư cách là người cho vay, các tổ chức có độc quyền ngân hàng hoàn toàn có thể cử đại diện của độc quyền công nghiệp giám sát các hoạt động giao dịch, cũng như trực tiếp góp vốn đầu tư vào các ngành nghề.
Tương tự như vậy, các tập đoàn công nghiệp lớn phải đóng một vai trò mới, đó là tìm cách thâm nhập vào các ngân hàng. Các tổ chức thực hiện độc quyền công nghiệp mua cổ phiếu để tăng lượng cổ phần của các ngân hàng để có thêm quyền lực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thậm chí các tổ chức độc quyền công nghiệp có thể tự mình thành lập một ngân hàng riêng của mình khi đã nắm rõ các quy trình hoạt động của ngành ngân hàng.
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các tổ chức độc quyền ngân hàng và độc quyền công nghiệp để đem lại những lợi ích cho cả đôi bên đã tạo ra một loại vốn mới gọi là tư bản tài chính.
Xem thêm: Chiến lược tài chính là gì và những điều bạn cần biết
3. Đặc điểm của tư bản tài chính
3.1. Xuất hiện ngành kinh tế mới
Trong tư bản tài chính hiện tại, nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh để phát triển và mở rộng đi cùng với những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, công nghệ. Công nghệ càng phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhiều ngành nghề mới để đáp ứng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thích ứng với những thay đổi của của nền kinh tế, các hình thức tổ chức và cơ chế nắm quyền của tư bản tài chính cũng dần thay đổi.
Thay đổi này diễn ra trực tiếp trong quá trình liên kết và xâm nhập của tư bản tài chính với tư bản. Hiện nay quá trình liên kết cộng xâm nhập được mở rộng với đa dạng ngành nghề từ công - nông - thương - dịch vụ hay công nghiệp quân sự và dịch vụ quốc phòng, do đó tư bản tài chính thường có các hình thức hỗn hợp đa dạng hơn.
3.2. Sự liên kết thị trường tăng mạnh
Nội dung của sự liên kết thị trường cũng trở nên đa dạng và khắt khe hơn. Ngân hàng sẽ cho công nghiệp vay vốn và bảo lãnh các khoản vay cho các công ty. Nếu cùng có lợi nhưng rủi ro thì lỗ như nhau. Ngoài ra, ngân hàng mua các phương tiện sản xuất hiện đại, đắt tiền sau đó cho các doanh nghiệp thuê chúng.
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, các thiết bị đang trở nên lỗi thời rất nhanh. Vì vậy, khi thuê các trang thiết bị, bạn không phải lo lắng về việc tài sản bị hao mòn, mà còn tiết kiệm được một khoản tiền cho chi phí đầu tư khi ra nhập một thị trường mới.
3.3. Cơ chế thị trường đổi mới
Tư bản tài chính phát triển dẫn đến sự hình thành các nhóm tư bản độc quyền nhỏ, tham gia chi phối các hoạt động của nền kinh tế thông qua chế độ tham gia dự. Những nhóm này thực chất là các nhà tài chính hay các doanh nghiệp tập đoàn nhờ vào việc nắm một số lượng lớn cổ phiếu khống chế để hình thành công ty gốc và cứ như vậy sẽ tạo ra các mắt xích liên kết với nhau. Đây là cách để các nhà tư bản độc quyền khống chế một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần chỉ bằng một lượng tư bản nhỏ.
Cơ chế thị trường của nền tư bản tài chính cũng đã thay đổi. Đặc biệt, cổ phiếu mệnh giá nhỏ được phát hành rộng rãi và phổ biến. Khối lượng cổ phiếu tăng đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn, khi mọi người tham gia vào thị trường chứng khoán, họ sẽ mua cổ phiếu.
Từ đó chế độ tham dự được thay chế độ ủy nhiệm, nghĩa là những cổ đông lớn của công ty sẽ được uỷ nhiệm thay mặt cho những nhà đầu tư cổ phiếu nhỏ lẻ tham gia vào quyết định hoạt động của doanh nghiệp.
Qua bài viết tư bản tài chính là gì, viecday365.com muốn chia sẻ đến các bạn về sự hình thành của tư bản tài chính và các đặc điểm của tư bản tài chính đã tác động như thế nào đến nền kinh tế. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tư bản tài chính.