Tự ái là gì? Những dấu hiệu nhận biết người có tính tự ái
Tác giả: Mỹ Lộc
Ở thế giới nhỏ của mỗi người đâu đó sẽ tồn tại sẵn lòng tự ái, chỉ có điểu là nó được thể hiện ra bên ngoài vào lúc nào, trong hoàn cảnh nào. Vậy thì tự ái là gì? Dấu hiệu nào để nhận biết một người tự ái? Sự tự ái có ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn hay không? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được làm rõ với bài viết bên dưới, mời bạn cùng theo dõi.
1. Làm rõ khái niệm tự ái là gì?
Tự ái là thuật ngữ có nguồn gốc từ Hán Việt, thông thường có thể ai cũng hiểu rõ nhưng định nghĩa thì không nhiều người biết.
Theo cách hiểu đơn giản nhất, tự ái chính là việc tự yêu thương chính mình thái quá, tự đề cao bản thân cho nên sinh ra cáu gắt, bực bội với người khác vì nghĩ họ sai.
Những người có tính tự ái thường xem mình là trung tâm của vũ trụ, đi đâu, làm gì hay ở hoàn cảnh nào cũng muốn mình là tâm điểm được người khác chú ý, nếu không đạt được điều đó thì sẽ có thái độ ra mặt thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác.
Vốn dĩ chuyện chẳng có gì cho đến khi nó được thông qua tầm suy nghĩ của những người tự ái. Họ thường thổi phổng tính chất khiến chuyện nhỏ thành lớn, chuyện từ đơn giản trở nên phức tạp hơn nhiều lần,... Chính vì lẽ đó, những người tự ái thường sở hữu luôn cả combo bảo thủ và cố chấp, luôn bỏ ngoài tai những ý kiến của người khác.
Hiện nay, những người sở hữu tính tự ái không phải hiếm có, bạn có thể bắt gặp ngay trong gia đình, những mối quan hệ mình quen biết,... Vậy dấu hiệu nào chứng tỏ một người hay tự ái? Cùng khám phá với thông tin bên dưới nhé.
Xem thêm: Nuôi dưỡng lòng tự trọng để tạo nên thành công trong công việc
2. Những dấu hiệu của người tự ái
Thực ra cũng không quá khó để nhận biết một người hay tự ái, chỉ cần nhìn vào cử chỉ, thái độ và hành động thể hiện ra môi trường xung quanh hay với người thân, bạn bè. Những biểu hiện ấy cụ thể như thế nào mời bạn đón đọc nội dung sau đây.
2.1. Người tự ái luôn muốn làm trung tâm của mọi sự chú ý
Như đã nói ngay từ đầu, những người tự ái thường muốn bản thân mình là nổi bật nhất, dù đó là môi trường nào thì những mong muốn này cũng không thay đổi.
Trong gia đình, người tự ái luôn muốn mình được mọi người quan tâm, có đồ ăn ngon phải để dành cho họ, có đồ chơi mới cũng phải nhường để họ chơi trước,... Đặt trong môi trường khác, họ luôn muốn người khác biết đến sự tồn tại của họ theo một cách đặc biệt nhất, những thành tích của họ phải được tung hô và hơn nữa người tự ái luôn muốn trở thành “thần tượng” của người khác.
Vì vậy nếu như không đạt được những điều đó thì bạn biết họ sẽ phản ứng thế nào rồi đấy, bỏ cơm, nghỉ làm, không giao tiếp,...
Xem thêm: Việc làm dịch vụ
2.2. Người tự ái không làm chủ được cảm xúc của mình
Cảm xúc con người là thứ mà chúng ta rất khó kiểm soát, thế nhưng không phải là không thể. Những người tự ái thường muốn mình là nhất cho nên bất cứ sự việc hay hành động nào diễn ra không đúng ý thì họ sẽ có biểu cảm tức giận, hằn học ra mặt,...
Thường thì những người tự ái sẽ chẳng bao giờ tự nhận lỗi về mình, đây là một điều hạn chế khi phối hợp làm việc với những bộ phận khác. Khi một cuộc thảo luận không có hồi kết, các bên đều bảo vệ quan điểm và ý kiến cá nhân của mình vậy thì hiệu quả công việc không cao, thậm chí còn giảm năng suất làm việc một cách đáng kể.
2.3. Chậm chạp trong việc tiếp thu cái mới
Vì là không nhận thấy cái sai của bản thân, cho nên tất cả những người có tính tự ái thường rất khó khắc phục điểm yếu của mình.
Chủ nghĩa cá nhân quá lớn cho nên họ sẽ chẳng có cách nào làm việc với người khác một cách trọn vẹn. Vậy đương nhiên rất khó để tiếp thu những cái mới, những cái tiến bộ mà người khác chỉ bảo.
2.4. Luôn sống trong sự dằn vặt và trách móc
Trách móc chính là tâm trạng chủ yếu mà người tự ái sở hữu, lúc nào họ cũng muốn người khác phải chú ý, quan tâm và đề cao nhưng sự thật đôi khi không được như ý.
Vì là sở hữu lối suy nghĩ cổ hủ này cho nên tâm trạng họ sẽ chẳng có lúc nào được vui vẻ, thanh nhàn như những người khác. Lúc nào họ cũng tự trách móc người khác và người đau khổ lại chính là bản thân mình.
Xem thêm: Việc làm nhân viên văn thư
3. Tự ái ảnh hưởng thế nào đến đời sống của bạn?
Tự ái là đức tính tiêu cực mà bất kỳ ai đang sở hữu cũng nên loại bỏ, việc tự ái không chỉ làm ảnh hưởng đến chính bản thân người tự ái mà đôi khi nó còn ảnh hưởng tới những người xung quanh, nhất là những người thân trong gia đình bạn.
Khi có tính tự ái, bạn sẽ cảm thấy mình cô đơn hơn, chẳng có ai hiểu được tâm trạng của bạn và cứ thế sẽ khó phát triển bản thân.
Thường xuyên sống trong sự dằn vặt thời gian dài, bạn sẽ nhận nhiều thiệt thòi hơn là thuận lợi. Có thể cơ hội tìm đến bạn nhiều nhưng rồi cũng sẽ bị hắt hủi giống như bạn chẳng thèm để ý tới những người xung quanh vậy.
Với những người thân, nếu bạn tự ái sẽ khiến họ cảm thấy không vui, họ sẽ bị hành động hay thái độ của bạn làm ảnh hưởng và cứ thế điều hướng tới suy nghĩ của mình.
Nói chung, những người có tính tự ái thường không được vui vẻ, ít thành công trong cuộc sống và còn làm rạn nứt nhiều mối quan hệ mà họ mất công gây dựng từ trước đó.
Những người tự ái có thể từ bỏ được tính cách này hay không? Nếu có thì phải làm cách nào? Những chia sẻ bên dưới sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này, theo dõi ngay nhé.
Xem thêm: Vlogger là gì? Những đặc điểm của công việc đầy hấp dẫn này
4. Khắc phục tính tự ái bằng cách nào?
Bản tính vốn dĩ là người dễ bị kích động cho nên để từ bỏ được tính tự ái thì bản thân bạn phải là người kiên nhẫn, nếu chưa có thì cần bổ sung ngay nhé.
Hãy coi những tác động xung quanh là một thử thách để bạn trải nghiệm, tất cả những thứ đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu như bạn là người có tính kiên nhẫn. Hãy mạnh dạn thay đổi bản thân để có cơ hội hoàn thành những mục tiêu mình mong muốn nhé.
Sửa đổi bản thân dựa trên góp ý của người khác là việc nên làm nhất đối với những người hay tự ái. Dù người góp ý là ai, thì những lời phê phán, góp ý thẳng thắn vẫn là thứ mà cần cần lưu tâm để chỉnh sửa. Tất nhiên cũng cần phân biệt được đâu là những lời góp ý thật đâu là những lời mỉa mai, châm biếm để mình biết đường xử lý. Ngay cả khi bạn cảm thấy mình hoàn hảo nhất thì chưa chắc người khác đã thấy vậy, người ngoài thường sẽ nhìn ra điểm yếu của bạn nhanh hơn là chính bạn, vậy kể cả là ai đã góp ý thì bạn cũng nên tiếp thu, sau đó sửa đổi bản thân để trở nên hoàn hảo hơn nhé.
Coi thường người khác chẳng khiến bạn khá lên được, ngược lại nó còn đem lại tác dụng phụ không mấy tốt đẹp. Khi coi thường người khác cũng chính là lúc bạn coi thường chính bản thân mình, họ không nhận được sự tôn trọng từ bạn thì đương nhiên cũng sẽ trả lại thái độ đó với bạn thôi.
Chỉ khi nào bạn nhìn thấy người khác trong mắt mình, có lẽ mọi chuyện mới có chiều hướng thay đổi. Nói cách khác đừng coi thường người khác bạn sẽ có cơ hội để tiếp cận những cái mới hơn, những giá trị tốt đẹp hơn.
Khi đối diện với một vấn đề nào đó, đừng vội vàng nghe từ một phía, cần chắt lọc những thông tin hữu ích và chính xác để sự việc được sáng tỏ. Nếu chỉ nghe thông tin từ một phía phiến diện, không những vấn đề không được giải quyết mà còn để lại hệ quả nghiêm trọng hơn.
viecday365.com vừa giái đáp thắc mắc của bạn về thuật ngữ tự ái là gì, hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mỗi người chúng ta nhận thức đúng đắn hơn về sự tự ái. Tự ái thường không đem lại cho bạn sự thành công, ngược lại nó còn kìm hãm sự phát triển của bạn, vì vậy nếu đang sở hữu tính cách này thì hãy tìm cách tiêu diệt nó bạn nhé, chúc các bạn sớm hoàn thành mục tiêu của mình.