Test scenario là gì? Những thông tin liên quan đến phần mềm này

Tác giả: Đới Thanh Nga 04-07-2024

Đối với những người làm việc trong lĩnh vực kiểm thử thì chắc chắn không còn xa lạ gì với cụm từ Test scenario. Tuy nhiên cũng không có ít người vẫn còn mơ hồ về vấn đề này, vậy Test scenario là gì chúng ta cùng tìm hiểu về thuật ngữ này nhé!

Tuyển dụng việc làm

1. Thông tin khái quát về Test scenario

1.1. Tìm hiểu khái niệm Test scenario là gì?

Một quá trình thử nghiệm toàn diện trên mọi khía cạnh và mọi bối cảnh khác nhau là điều rất khó có thể xảy ra. Bởi những dữ liệu với khối lượng khổng lồ chồng chéo lên nhau và những phương hướng phức tạp trong phần mềm không cho chuyện đó xảy ra.

Chính vì thế Test scenario là một kịch bản thử nghiệm xuất hiện để có thể chắc chắn rằng các chức năng của ứng dụng được kiểm thử đầy đủ từ đầu đến cuối và đảm bảo được rằng chúng sẽ chạy đúng theo quy trình. Bên cạnh đó cùng là công cụ để xác nhận xem những luồng kinh doanh có làm việc như kỳ vọng hay không.

Tìm hiểu khái niệm Test scenario là gì?

Khi thực hiện quá trình Test scenario thì người kiểm tra cần phải đặt mình vào vị trí của người sử dụng để kiểm tra và chạy các chức năng của sản phẩm. Và để thực hiện được kịch bản này thì cần đến sự tư vấn và giúp đỡ từ phía các khách hàng và lập trình viên.

Vậy Test case và Test scenario khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu về sự khác biệt cua hai phần mềm này nhé.

Xem thêm: Cập nhật mới nhất về mô tả công việc QA Tester chuẩn hiện nay

1.2. Test scenario và Test case khác nhau ở điểm gì?

Một số điểm khác nhau giữa hai phần mềm này đó là:

- Test scenario chỉ chứa phương thức kiểm thử ngoài ra không chưa thêm gì cả, tuy nhiên Test case thì lại bao gồm tất cả những giá trị đầu vào, điều kiện thực hiện và kết quả.

- Test case thể hiện từng hành động đơn lẻ còn Test scenario thể hiện một chuỗi hành động và những chuỗi hành động này được liên kết với nhau.

Test scenario và Test case khác nhau ở điểm gì?

- Test case bao gồm giá trị đầu vào và giá trị đầu ra của hệ thống nhưng Test scenario là một luồng hoạt động xuyên suốt.

Đó là những đặc điểm khác nhau giữa Test scenario và Test case giúp bạn có thể phân biệt được hai phần mềm này dễ dàng hơn.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc TDD là gì? Kiến thức tổng quan về TDD?

2. Lợi ích khi sử dụng kịch bản kiểm thử - Test scenario là gì?

Tại mỗi mức độ kiểm thử đều có những phương thức test khác nhau và cần sử dụng đến kịch bản kiểm thử, vậy lợi ích mà nó mang lại là gì?

Một số lợi ích mang đến khi sử dụng kịch bản kiểm thử như:

- Việc tạo ra các kịch bản kiểm thử nhằm mục đích đảm bảo hoàn thành việc Test Coverage (kiểm tra vùng phủ sóng)

- Đảm bảo được ứng dụng được kiểm tra kỹ lưỡng và đảm bảo chắc chắn rằng nó hoạt động tốt, được thông qua những người liên quan ngư các nhà phân tích nghiệp vụ, các nhà phát triển và khách hàng.

Lợi ích khi sử dụng kịch bản kiểm thử - Test scenario

- Kịch bản kiểm thử giúp xác định được nhanh chóng kết quả kiểm thử và từ đó đưa ra những đề xuất cho khách hàng về việc tổ chức nguồn lực lao động.

- Kiểm thử một các nhanh chóng phần mềm giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí phù hợp với những dự án có thời gian hoàn thành ngắn

- Một lý do quan trọng khi sử dụng kịch bản kiểm thử đó là nó các định được từ đầu đến cuối các chức năng, đảm bảo việc hoạt động của ứng dụng trong thực tế.

Đó là những lý do nên sử dụng kịch bản kiểm thử - Test scenario để kiểm tra hoạt động của ứng dụng với những lợi ích mà nó mang lại là rất nhiều.

Xem thêm: Việc làm kỹ thuật viên điện thoại

cv đẹp

3. Các bước tạo Test scenario – kịch bản kiểm thử

Để có thể tạo ra một kịch bản kiểm thử thì bạn có thể thực hiện theo những bước như sau:

Bước 1: Tìm hiểu những tài liệu có liên quan

Đầu tiên, bạn cần đọc những tài liệu có liên quan đến hệ thống đang kiểm thử, những tài liệu đó bao gồm: SRS (Software Requirement Specifications: đặc điểm kỹ thuật yêu cầu của phần mềm), FRS (Functional Requirements Statement:tuyên bố yêu cầu chức năng), BRS (Business Requirement Specification: đặc điểm yêu cầu nghiệp vụ),... 

Tìm hiểu những tài liệu có liên quan

Bên cạnh đó bạn cần tìm hiểu về những trường hợp, hoàn cảnh sử dụng và những sách, tài liệu hướng dẫn chi tiết nói về ứng dụng mà bạn đang cần kiểm thử.

Bước 2: Tìm hiểu hành động và mục tiêu của khách hàng

Đối với mỗi yêu cầu thì việc tìm ra được những hành động và mục tiêu của người sử dụng là vô cùng cần thiết. Ngoài ra cần xác định được các yêu cầu kỹ thuật từ nhiều khía cạnh khác nhau.

Tìm hiểu hành động và mục tiêu của khách hàng

Lường trước các tình huống có thể xảy ra về việc làm dụng hệ thống và đánh giá người dùng của hacker để có thể xử lý được các vấn đề dễ dàng hơn.

Bước 3: Liệt kê các kịch bản kiểm thử

Sau khi đọc, tìm hiểu những tài liệu liên quan và thực hiện phân tích hành động khách hàng thì bạn cần liệt kê ra những kịch bản kiểm thử để xác định chi tiết được từng tính năng của phần mềm đó.

Liệt kê các kịch bản kiểm thử

Khi đã liệt kê được tất cả các kịch bản kiểm thử có thể xảy ra thì lúc này một “ma trận truy xuất nguồn gốc” được tạo ra. Ma trần này có nhiệm vụ xác nhận rằng mọi yêu cầu đều có kịch bản kiểm thử tương đương.

Bước 4: Kiểm tra và giám sát 

Những kịch bản được tạo ra sẽ được kiểm tra và giám sát bởi người giám sát và những đơn vị liên quan trong dự án đang thực hiện.

Xem thêm: Tester là gì? Để trở thành một Tester chuyên nghiệp cần gì?

4. Một số lưu ý khi tạo Test scenario 

Trong quá trình tạo Test scenario – kịch bản kiểm thử bạn nên chú ý đến những điều dưới đây để tránh việc xảy ra sai sót:

- Mỗi kịch bản kiểm thử cần được gắn với ít nhất một yêu cầu nào đó trong dự án 

- Cần phải xác minh một lúc nhiều yêu cầu khi tạo kịch bản, và cần chắc chắn rằng mỗi yêu cầu riêng lẻ đều đã có kịch bản kiểm thử

Một số lưu ý khi tạo Test scenario

- Khi tạo kịch bản kiểm thử nên tránh những kịch bản quá phức tạp và có nhiều yêu cầu kèm theo 

- Dựa trên những yêu cầu và ưu tiên của khách hàng để chạy những kịch bản kiểm thử được chọn. Bởi số lượng kịch bản là rất lớn và tốn kém nên cần phải dựa trên những yếu tố khách hàng đưa ra để chạy kịch bản.

Tuy nhiên, không phải lúc nào kịch bản kiểm thử cũng được tạo ra, đôi khi sẽ có trường hợp không tạo ra được kịch bản kiểm thử, đó là những trường hợp nào?

5. Những trường hợp kịch bản kiểm thử không được tạo ra

Một số trường hợp kịch bản kiểm thử không được tạo ra như:

- Ứng dụng đang cần kiểm thử đang hoạt động rất phức tạp hoặc ứng dụng đó đang rơi và thời điểm hoạt động không ổn định

Những trường hợp kịch bản kiểm thử không được tạo ra

- Các dự án thực hiện theo những phương pháp như Scrum, Kanban,... sẽ không tạo ra kịch bản kiểm thử

- Khi bạn thực hiện kiểm thử hồi quy hoặc sửa lỗi mới thì kịch bản kiểm thử cũng sẽ không được tạo ra.

Những trường hợp này bạn cần lưu ý để tránh việc cảm thấy hoảng loạn khi không tạo ra được kịch bản kiểm định và bình tĩnh tìm ra những lỗi để khắc phục.

Qua bài viết trên, viecday365.com đã chia sẻ đến các bạn về khái niệm Test scenario là gì và những thông tin hữu ích có liên quan đến thuật ngữ này. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về phần mềm Test scenario và biết cách sử dụng nó đúng bối cảnh.