Tài sản nhà nước là gì? Quy định của nhà nước ta về tài sản nhà nước

Tác giả: Phạm Hường 09-04-2024

Tài sản nhà nước là gì? Đây là câu hỏi mà không chỉ những công dân quan tâm mà cả những người làm việc trong nhà nước cũng rất muốn tìm hiểu. nếu còn băn khoăn về vấn đề này thì hãy cùng viecday365.com theo dõi ngay bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời nhé!

Việc Làm Luật

1. Tìm hiểu về định nghĩa tài sản nhà nước

1.1. Tài sản nhà nước là gì?

 Tài sản nhà nước là tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được hình thành từ ngân sách nhà nước, do nhà nước ta quản lý, mọi hoạt động mua bán, cho thuê đều phải được sự chấp nhận và đồng thuận của nhà nước. Đồng thời, những tài sản mà nhà nước đã thực hiện chuyển giao quyền sở cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thì sẽ thuộc sở hữu của tổ chức đó, nhà nước không có quyền can thiệp nữa.

 Tài sản của nhà nước ở từng lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

 - Tài sản nhà nước ở các khu vực hành chính sự nghiệp giao cho các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội quản lý và sử dụng gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các phương tiện giao thông vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác.

 - Tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia bao gồm: Hệ thống các công trình giao thông vận tải; Hệ thống các công trình thủy lợi; Hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước; Các công trình văn hoá; Các công trình kết cấu hạ tầng khác.

Xem thêm: Việc làm thủy lợi

 - Tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp tư nhân

 - Tài sản được xác lập sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật, bao gồm: Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ Nhà nước và tiền phạt do vi phạm pháp luật; Tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, vắng chủ, vô chủ và các tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản nhà nước; Tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng, đóng góp và các hình thức chuyển giao quyền sở hữu tài sản khác cho Nhà nước, tài sản viện trợ của Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế khác.

 - Tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, đất đai, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước, thềm lục địa và vùng trời 

 - Tài sản là nguồn dự trữ do nhà nước quy định

Xem thêm: Đất công sản là gì?

1.2. Phạm vi quản lý tài sản nhà nước 

 Để việc đảm bảo các tài sản nhà nước được thực hiện tốt nhất thì nhà nước đã chia ra từng bộ phận để quản lý dễ dàng. Đồng thời, đây cũng là cách thức để tránh tình trạng gian lận, tham ô, gây thất thoát, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và toàn bộ xã hội. nhà nước ta đã quy định cụ thể như sau:

 Thực hiện chế độ đăng ký, báo cáo tài sản; quy định thẩm quyền quyết định mua sắm, tiếp nhận tài sản; chế độ quản lý, sử dụng và xử lý tài sản: đối với tài sản nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp và tài sản được xác lập sở hữu theo quy định của pháp luật

Xem thêm: Quy hoạch là gì?

 Thực hiện chế độ báo cáo tài sản và chế độ quản lý tài chính trong quá trình mua vào, bán ra và quản lý vốn ngân sách nhà nước cho dự trữ tài sản: Đối với tài sản dự trữ nhà nước . 

 Thực hiện chế độ báo cáo tài sản, quy hoạch, tìm kiếm, đo đạc, xác định tài sản và chế độ quản lý tài chính trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, tôn tạo, khai thác, sử dụng tài sản, thực hiện chế độ quản lý tài chính trong quá trình điều tra: Áp dụng đối với tài sản nhà nước với mục đích phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, tài nguyên thiên nhiên và đất đai

Việc làm trắc địa

2. Quy định của nhà nước ta về việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước 

 Việc quản lý tài sản nhà nước cần được thực hiện một cách rõ ràng. Minh bạch để tránh các trường hợp gian dối. Nhà nước ta đã đưa ra những nguyên tắc cần thiết bao gồm:

 - Các tài sản nhà nước đều được phân chia, giao cho các cơ quan , đơn vị, tổ chức có đủ chức năng, quyền hạn quản lý và sử dụng. Việc làm này để tận dụng được hết các tiềm năng vốn có, tránh để tình trạng bỏ không, lãng phí

 - Việc quản lý tài sản nhà nước được phân công một cách rõ ràng cho từng cấp, thực hiện thống nhất. 

 - Trách nhiệm quản lý được phân chia rõ ràng: trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước, trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác để đảm bảo quản lý và sử dụng tốt nhất tài sản nhà nước.

 - Việc mua bán, cho thuê, liên doanh, liên kết thanh lý tài sản nhà nước cần được thực hiện đầy đủ, rõ ràng theo cơ chế thị trường hiện nay.

Xem thêm: Tài sản công là gì?

 - Tài sản nhà nước cần được bảo vệ và thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng theo định kỳ để tránh hư hại, hỏng hóc.

 - Việc quản lý , sử dụng tài sản nhà nước cần được thực hiện một cách công khai, minh bạch, rõ ràng, chi tiết trong văn bản cụ thể, đồng thời, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, sử dụng trái phép tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật.

 Như vậy, để tài sản nhà nước được gìn giữ và sử dụng một cách hợp lý thì không chỉ cần sự quản lý chặt chẽ từ các cấp, chính quyền mà còn sự chung tay, đồng lòng của toàn thể người dân. Bạn cần biết rằng, bảo vệ tài sản nhà nước cũng chính là bảo vệ quyền lợi của chính chúng ta.

Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn luật

3. Quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

 Để việc sử dụng và quản lý tài sản nhà nước được thực hiện tốt nhất thì bạn cần hiểu các quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân mình như sau:

3.1. Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý và sử dụng tài sản nhà nước

 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có các quyền sau đây: Chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Để tận dụng tối đa quyền lợi của mình những người đứng đầu các đơn vị này cần có cái nhìn sáng suốt, tinh ý trong mọi trường hợp. Cần phân biệt, nhìn nhận rõ các hành vi dối trá để đảm bảo tốt nhất việc quản lý và sử dụng. Đồng thời, đưa ra các phương án phù hợp, nhìn nhận đúng đúng đắn thị trường để thực hiện tốt nhất công việc mình được giao.

Xem thêm: Hồ sơ pháp lý dự án

 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có các nghĩa vụ sau đây: Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền; Chấp hành các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm sử dụng tài sản nhà nước đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và hiệu quả, tiết kiệm. Trước tiên để người khác noi theo thì những người đứng đầu cần phải làm gương, thực hiện nghiêm túc các quy định về sử dụng và quản lý tài sản nhà nước.

Việc làm công chức - viên chức

3.2. Đối với cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

 Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có các quyền sau đây: Sử dụng tài sản nhà nước phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Quyết định biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản nhà nước được giao; Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; Khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

 Cơ quan, tổ chức, đơn vị được Nhà nước giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có các nghĩa vụ sau đây: Sử dụng tài sản nhà nước đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ  và đảm đảm hiệu quả, tiết kiệm; Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ tài sản nhà nước theo chế độ quy định; Lập và quản lý hồ sơ tài sản nhà nước; hạch toán, ghi chép tài sản; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được giao theo quy định của Luật này và pháp luật về kế toán, thống kê.

Xem thêm: Việc làm công chức - viên chức tại Hà Nội

4. Trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước của nước ta

 Ở mỗi các cấp khác nhau, lại có trách nhiệm khác nhau. Tài sản nhà nước là tài sản chung, vì vậy các cấp, các chính quyền và toàn thể nhân dân phải có trách nhiệm nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản.

 Các trách nhiệm chính thuộc về: 

 - Chính phủ: Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ thống nhất về tài sản nhà nước: Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Phân cấp đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu hủy tài sản nhà nước; Hằng năm báo cáo Quốc hội về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Xem thêm: Mẫu hợp đồng liên doanh

 - Bộ tài chính: Bằng quyền hạn của mình, bộ tài chính chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc quản lý tài sản chung

 - Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở trung ương có trách nhiệm thực hiện: Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trong việc ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu hủy tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của Chính phủ; Hằng năm báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

Xem thêm: Quy hoạch treo là gì?

 - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: Quyết định chủ trương, biện pháp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương; Quyết định phân cấp đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu hủy tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương; Giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại địa phương.

Việc làm tài chính tại Hà Nội

 Mong rằng, qua những chia sẻ ngắn gọn của viecday365.com sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích, đồng thời, giải đáp được câu hỏi: Tài sản nhà nước là gì? Từ đó biết được quyền và nghĩa vụ của bản thân cũng như các quy định hiện hành của nhà nước ta để làm tốt vai trò của mình.