SSR là gì, đừng bỏ qua khái niệm về Rơ le bán dẫn
Tác giả: Trần Mai Phương 01-07-2024
Thuật ngữ SSR không còn là một cái tên xa lạ đối với những ai theo ngành điện. Thế nhưng có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hoặc còn mơ hồ về khái niệm này. SSR là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao để cho hoạt động của các thiết bị điện cần công suất lớn tốt hơn. Những câu hỏi băn khoăn, thắc mắc của các bạn sẽ được viecday365.com giải đáp dưới bài viết sau.
1. Tìm hiểu về SSR
1.1. Khái niệm SSR là gì?
SSR là từ viết tắt của Solid State Relay có nghĩa là Rơ le bán dẫn. Đây là một thiết bị có những chức năng giống với những Rơ le cơ khí thông thường khác là dùng một dòng điện nhỏ để điều khiển một tải điện tiêu thụ lớn hơn nó. Nhưng điều đặc biệt là Rơ le bán dẫn lại có tuổi thọ dài hơn và cường độ mạnh hơn so với những Rơ le cơ khí bình thường còn lại.
Xem thêm: Hadoop là gì? Những điều bạn không thể bỏ qua về Hadoop
1.2. Ưu điểm của SSR
SSR được sử dụng nhiều và gây sốt toàn thế giới,nó đã tạo ra cuộc cách mạng phân phối điện trong mọi ngành công nghiệp không chỉ bởi những ứng dụng tuyệt vời mà còn vì ưu điểm của nó so với Rơ le thông thường khác.
Đầu tiên, khi sử dụng SSR sẽ không gây hiện tượng tóe ra tia lửa và hoàn toàn im lặng, không gây ra bất cứ tiếng ồn nào và không gây nhiễu.
Thứ hai, SSR có độ bền lâu và tuổi thọ kéo dài, giúp người dùng tiết kiệm được nhiều chi phí.
Thứ ba, mặc dù sử dụng dòng điện thấp, an toàn nhưng SSR có thể điều khiển được dòng điện có điện áp cao.
Thứ tư, SSR có kích thước nhỏ gọn, dễ đóng gói và tiện lợi đối với người dùng.
Thứ năm, SSR khi sử dụng sẽ đóng, ngắt nhanh hơn so với những rơ le bình thường còn lại.
Bên cạnh những ưu điểm chinh phục người tiêu dùng thì SSR cũng có những nhược điểm cần khắc phục. Những nhược điểm của SSR sẽ được trình bày ở nội dung tiếp theo của bài viết.
Xem thêm: Ngành kỹ thuật điện ra làm gì? Có hay không cơ hội lớn cho bạn?
1.3. Nhược điểm của SSR
Khi làm việc với công suất lớn thì SSR phải cần có tản nhiệt kèm theo.
Điều bất tiện khi sử dụng SSR thì bạn phải có hiểu biết chuyên sâu về điện tử, nếu không sẽ khó mà sử dụng được và gặp những khó khăn về hoạt động. Vì vậy khi có nhu cầu sử dụng SSR nhưng bạn không có kiến thức về nó thì có thể nhờ hoặc thuê người khác.
Dù có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi như vậy, SSR nhiều khi còn gây méo tín hiệu, gây cản trở trong quá trình việc làm
Ngoài ra, loại Rơ le bán dẫn này còn có thể dò được điện rồi cháy, nên bạn phải cẩn thận khi sử dụng nó.
1.4. Các ứng dụng của SSR
Rơ le bán dẫn có rất nhiều ứng dụng ứng dụng trong điện tử, chính vì vậy nó mới gây nên một cơn sốt toàn cầu. Những ứng dụng của Rơ le bán dẫn có thể kể đến như:
- Rơ le bán dẫn là thiết bị quan trọng không thể thiếu đối với các nhà máy ép nhựa trong việc gia nhiệt chính vì thế đây là thiết bị góp phần trong việc gia nhiệt trong các nhà máy nhựa, nhà máy sản xuất bao bì nhựa, sản xuất hạt nhựa
- Gia nhiệt trong các nhà máy có hệ thống lò điện, lò thí nghiệm,...
- Được sử dụng trong các nhà máy sản xuất bao bì nhựa, nhà máy sản xuất các linh kiện điện tử, sản xuất các đồ gia dụng.
2. Cấu tạo của SSR
SSR có cấu tạo khá đơn giản do nó không có bộ phận chuyển động có nhiệm vụ đóng ngắt dòng điện như rơ le kiếng, contactor,... Rơ le bán dẫn hay còn là SSR khi hoạt động không hề nghe tiếng và phát ra tia lửa điện như các rơ le cơ khí. Cấu tạo của rơ le khá đơn giản bao gồm bộ tri ác và một đi-ốt phát quang.
Rơ le bán dẫn hay được thiết kế có dạng công tắc đơn giản, nó có đầu cực nguồn và đầu cực tải khi chuyển đổi thì tín hiệu điều khiển sẽ được chuyển đến thông qua đầu cực khác.
Khi đó, chuyển đổi xảy ra với tốc độ rất nhanh thông qua bóng bán dẫn công suất tên là aMOSFET. Rơ le này có cấu hình được sửa đổi để phù hợp với việc thiết kế và sử dụng trong hai chuyển đổi là AC hay DC.
Nhờ vào tín hiệu điều khiển có công suất thấp, nên mạch vận tải lớn được Arduino điều khiển. Công tắc AC yêu cầu ít nhất hai bóng bán dẫn trong khi DC lại yêu cần một bóng bán dẫn. Khi đó, các nguồn điện được kết nối với mục đích chặn dòng điện và truyền nguồn.
Xem thêm: Việc làm kỹ thuật điện
3. Nguyên lý hoạt động của SSR
Về nguyên lý hoạt động của loại Rơ le bán dẫn này thì đều có điểm chung nếu có khác nhau về tín hiệu đầu vào đi chăng nữa. Điểm chung về hoạt động đó là dùng một điện trở rất nhỏ để điều khiển dòng điện có điện áp lớn hơn. Đây chính là ưu điểm của rơ le bán dẫn, đã gây nên cơn sốt trong nền công nghiệp và ứng dụng rất nhiều cho các nhà máy sản xuất, các nhà máy điện,...
4. Các loại SSR cần lưu ý
Dựa vào những đặc điểm của mình mà Rơ le bán dẫn có thể phân thành những loại sau:
Thứ nhất là Zero-Switching Relays: Trong điều kiện điện áp áp dụng và điện áp rơ le không còn giá trị (bằng 0) thì Rơ le bán dẫn này sẽ hoạt động tối thiểu. Chính vì thế nên đây là loại được sử dụng nhiều nhất
Thứ hai là Instant ON Relays: đây là loại mà sẽ ngay lập tức quay về tải khi hiện ON, và nó cho phép bật lên để tải tại bất cứ thời điểm nào.
Thứ ba là Peak Switching Relays: loại này sẽ bật tải lên khi mà điện áp điều khiển đạt tốc độ ở mức đỉnh điểm khi rơ le chuyển mạch tắt, tải hoàn toàn không còn giá trị tức là bằng không.
Thứ tư là Analog Switching Relays
5. Những thông số cần lưu ý khi sử dụng SSR
Thứ nhất không thể bỏ qua dòng điện điều khiển, khi cấp của dòng điện lớn hơn mức cho phép thì rơ le có thể bị chết nhưng nếu ngược lại, cấp của dòng điện lại bé quá thì có thể dẫn đến rơ le không có cách nào hoạt động được. Khi sử dụng led hồng ngoại, bạn phải chú ý rằng led trong SSR có thể chết bởi vì việc sử dụng dòng điện có điện áp vượt mức cho phép. Để khắc phục hạn chế điều đó bạn có thể mắc thêm trở hạn dòng.
Thứ hai là bạn cần lưu ý về dòng chịu tải đầu ra, thông số này cực kì quan trọng khi bạn sử dụng rơ le bán dẫn. Bạn phải biết dòng chịu tải ra làm sao thì mới có thể mắc vào dòng điện một cách hợp lý phòng ngừa trường hợp làm chết rơ le.
Thứ ba là hiệu điện thế ở đầu ra, đây cũng là một thông số khá quan trọng giống như dòng chịu tải đầu ra. Điều lưu ý rằng khi hiệu điện thế mà mắc vào những tải điện có hiệu điện thế lớn hơn nó vượt mức cho phép thì sẽ làm cho rơ le bán dẫn bị phá hủy.
Trên đây là những nội dung quan trọng của SSR hay còn gọi là rơ le bán dẫn, hy vọng bài viết trên đây của viecday365.com sẽ giúp những bạn đọc có được nhiều thông tin hữu ích và hiểu thêm về rơ le bán dẫn.