Giải đáp cho câu hỏi Shopee là mô hình kinh doanh gì?
Tác giả: Phạm Hường
Shopee những năm gần đây đã trở thành một ứng dụng mua sắm thịnh hành tại Việt Nam. Với số lượng người dùng đông đảo đã giúp Shopee trở thành địa chỉ mua hàng đáng tin cậy của mọi người. Tuy nhiên nhiều người có ý định kinh doanh Shopee vẫn đang hoang mang Shopee là mô hình kinh doanh gì? Bài viết dưới đây viecday365.com sẽ giải đáp mọi băn khoăn của độc giả.
1. Shopee là gì?
Shopee hiện nay đang là sàn thương mại điện tử chiếm số lượng người dùng đông đảo nhất trên cả nước. Với danh mục hàng hóa đa dạng từ đồ gia dụng, quần áo, mỹ phẩm, đồ dùng học tập, đặt đồ ăn nhanh, … đã phục vụ được mọi nhu cầu của người dùng với nhiều mục đích hàng ngày.
Shopee được thành lập bởi tập đoàn SEA của Forrest Li tại Singapore vào năm 2015 và được ra mắt ở thị trường Việt Nam vào tháng 8 năm 2016, tuy chỉ mới hoạt động kinh doanh được 6 năm nhưng đã nhanh chóng trở thành trang mạng mua sắm phổ biến nhất Châu Á.
Chính bởi vì sự phát triển vượt trội này mà nhiều người đã rất tò mò Shopee là mô hình kinh doanh gì mà giúp Shopee thành công được như ngày nay.
2. Mô hình kinh doanh của Shopee là gì?
2.1. Mô hình C2C
Hình thức kinh doanh ban đầu mà Shopee theo đuổi là C2C (Consumer to Consumer). Mô hình C2C tức là quá trình mua bán giữa khách hàng với khách hàng.
Đặc điểm của mô hình kinh doanh C2C của Shopee là mang lại đa dạng các lợi ích cho cả người mua và người bán.
2.2. Mô hình B2C
Tính đến thời điểm hiện tại, sàn thương mại điện tử Shopee đã mở rộng thêm mô hình B2C (Business to Consumer). Mô hình B2C tức là hình thức mua bán giữa doanh nghiệp với cá nhân và Shopee vẫn đóng vai trò là người liên kết trung gian.
Nhờ việc quản lý chặt chẽ về nguồn hàng hay nói cách khác là các nhà cung cấp mô hình B2C, Shopee đã dần nâng cao giá trị thương hiệu của mình trong mắt công chúng.
Loại bỏ vỏ bọc là một kênh thương mại điện tử chỉ tập trung vào những món đồ rẻ tiền, Shopee dần khẳng định còn là một trong những thương hiệu chính hãng như Shopee Mall - nhãn hiệu khẳng định sản phẩm có chất lượng cao và dịch vụ tuyệt vời.
Cho đến nay, Shopee vẫn đang phối hợp nhịp nhàng giữa hai phương thức kinh doanh này và mang lại hiệu quả rất cao cho doanh số của mình.
3. Đặc điểm của mô hình kinh doanh Shopee
Shopee mang lại rất nhiều sự thuận lợi trong mua bán, vận chuyển đến với người dùng:
- Mua bán online cho phép người dùng dễ dàng trao đổi sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa và tiền tệ thông qua hệ thống internet hoặc các phương tiện điện tử khác có kết nối mạng.
- Mua bán qua sàn thương mại điện tử có thể giúp tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao đối với các quá trình sản xuất bán hàng hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay.
- Thời buổi công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật tăng phát triển vượt trội, khả năng liên kết và chia sẻ nội dung giữa các doanh nghiệp, nhà phân phối, nhà cung cấp với người mua hàng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Có sự khác biệt rõ rệt giữa thương mại điện tử và kinh doanh điện tử như sau:
+ Thương mại và điện tử chỉ tập trung vào mua bán và trao đổi sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa bằng việc truyền tải nội dung qua mạng online, phương tiện điện tử và Internet.
+ Bán hàng điện tử chỉ tập trung vào sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, đối tác, khách hàng với tổ chức các công việc trong nội bộ công ty.
4. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình kinh doanh Shopee
4.1. Ưu điểm
Với mục đích mua và bán sản phẩm online theo mô hình kinh doanh C2C, Shopee sẽ kết nối bất cứ người dùng nào có nhu cầu mua hoặc bán sản phẩm với số lượng tùy ý. Tức là, chỉ cần sở hữu 1 tài khoản Shopee trên thiết bị di động có kết nối internet thì bạn có thể trở thành người mua hoặc người bán hoặc trải nghiệm đồng thời cả 2 vai trò.
Nếu bạn là người bán thì khi thực hiện hoạt động marketing quảng bá khi đăng tải hình ảnh hay truyền tải nội dung như giá cả hàng hóa qua ứng dụng Shopee, còn người mua sẽ là người chủ đồng tìm kiếm mặt hàng có nhu cầu và đưa ra quyền quyết định đặt hàng.
Ngược lại với mô hình C2C, Shopee không chỉ là một sàn thương mại điện tử thông thường mà còn là sự kết hợp trong mọi tính năng của mạng xã hội. Trong đó, người mua và người bán có thể kết nối với nhau, dễ dàng trao đổi trực tiếp qua hình thức chat, yêu cầu trả giá, đánh giá nhận xét, theo dõi người bán và chia sẻ sản phẩm qua đường link liên kết.
Những tính năng này giúp người mua thu thập được nhiều thông tin hơn về sản phẩm và người bán trước khi đặt hàng. Còn đối với người bán, họ sẽ dễ dàng giải đáp thắc mắc về sản phẩm cho người mua.
Bên cạnh đó, mô hình C2C cũng mang lại cho Shopee sự phong phú về danh mục hàng hóa bởi ai cũng có khả năng biến thành người mua thành người bán.
Với mô hình B2C (Shopee Mall) giúp Shopee cung cấp những sản phẩm chính hãng từ những nhãn hiệu nổi tiếng đến người dùng, nâng cao uy tín thương hiệu, dịch vụ.
4.2. Nhược điểm
Shopee trở thành sàn thương mại điện tử phổ biến với đông đảo người dùng, chính vì khối lượng người bán và người mua quá nhiều việc kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm bán ra cũng như giữ vững uy tín của nhà cung cấp là khó khăn lớn nhất của Shopee.
Đối với những lần khiếu nại với bên bán và bóc phốt sản phẩm trên Shopee của khách hàng cho các nhóm trên mạng thì sàn thương mại điện tử này đã bị gán với cái mác chất lượng sản phẩm kém, dịch vụ tệ mặc dù giá thành rất rẻ.
Chính vì vậy Shopee đã khởi nguồn ý tưởng phát triển Shopee Mall hay còn được gọi là chính sách “Shopee đảm bảo” để tạo ra tính nhận dạng nhà cung cấp uy tín và nhà cung cấp thông thường. Điều này giúp người dùng có sự tin tưởng để quyết định đặt hàng.
Ngoài ra, bằng việc Shopee thiết lập chính sách phạt nghiêm ngặt đối với nhà cung cấp vi phạm như sản phẩm gửi đi không giống trên hình ảnh đăng bán hay chất lượng tệ, còn người mua sẽ bị cảnh báo khóa tài khoản Shopee nếu từ 3 lần vi phạm như đặt hàng nhưng không nhận, bom hàng.
Chung quy lại, sàn thương mại điện tử Shopee mang đến rất nhiều cơ hội kinh doanh cho các cá nhân nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Vì vậy, để đảm bảo việc bán hàng trên Shopee thuận lợi thì người bán cần phải nắm bắt rõ ràng tất cả chính sách của Shopee.
5. Chiến thuật bán hàng trên Shopee đạt hiệu quả cao
Khi bắt đầu kinh doanh trên sàn Shopee, người bán phải tạo chiến lược bán hàng bài bản các kế hoạch marketing như tìm kiếm sản phẩm, đăng sản phẩm,chiến dịch tăng follow, chiến lược ads ra đơn…
Đăng bán sản phẩm hãy chú ý về cách sử dụng hình ảnh, tiêu đề bài đăng, cách truyền tải nội dung, hashtag sao cho chỉnh chu. Việc giải thích gọn gàng, đưa ra từ khóa của sản phẩm giúp khách hàng nhận dạng được trọng tâm sản phẩm có nhu cầu mua và cảm nhận được sức cuốn hút của sản phẩm đó.
Khi tham gia bán hàng trên sàn Shopee thì người bán cần có suy nghĩ tích cực, có khả năng nhận dạng đối thủ và học hỏi họ từ họ cách kinh doanh.
Trên đây là những giải thích cho câu hỏi Shopee là mô hình kinh doanh gì cho độc giả. Hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ rút ra nhiều kiến thức bổ ích trong việc kinh doanh và đạt được lợi nhuận cao.
Hãy luôn theo dõi thường xuyên các bài tin mới của viecday365.com để cập nhật nhiều thông tin mới nhất về việc làm nhé.