Rủi ro kiểm toán là gì? Tìm hiểu về mô hình của rủi ro kiểm toán
Theo dõi viecday365 tạiRủi ro kiểm toán được biết đến là một rủi ro trong sai sót của báo cáo tài chính quan trọng cho dù kiểm toán khẳng định rằng không có sai sót nào trong báo cáo tài chính. Đây được co là một trong những khái niệm quen thuộc của các kiểm toán viên chuyên làm việc tại lĩnh vực này. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn, hãy cùng viecday365.com tìm hiểu vấn đề liên quan đến rủi ro kiểm toán qua bài viết dưới đây.
1. Bật mí những khái niệm của rủi ro kiểm toán
1.1. Rủi ro kiểm toán là gì
Đó chính là loại rủi ro khi mà báo cáo tài chính phát hiện sai sót quan trọng nhưng kiểm toán phủ nhận báo cáo tài chính không có sai sót nào. Rủi ro kiểm toán có thể phải đối diện với việc chịu trách nhiệm pháp lý với công ty kế toán công. Khi mà doanh nghiệp kiểm toán thực hiện bảo hiểm sơ suất với mục đích đảm bảo, quản lý rủi ro kiểm toán và chịu trách nhiệm pháp lý.
1.2. Những đặc điểm của rủi ro kiểm toán
Các nhà đầu tư, các chủ nợ hay các bên liên quan làm việc dựa trên những báo cáo tài chính, vì vậy rất cần những cuộc đánh giá để giảm rủi ro xuống mức thấp nhất có thể bằng việc tích cực thử nghiệm và tìm bằng chứng xác thực.
1.3. Những loại kiểm toán chính
Kiểm toán chính có 3 loại là kiểm toán nội bộ, kiểm toán bên ngoài và kiểm toán sở thuế vụ. Những đánh giá này được thực hiện bởi các công ty kế toán được chứng nhận và những kiểm toán viên đưa ra những đóng góp để thêm vào báo cáo kiểm toán.
Khi kiểm toán viên không xác định được sai sót nào trong kết quả rà soát tài chính của mình sẽ được coi là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị đánh giá là không rõ ràng. Những kiểm toán khách ở vòng ngoài sẽ rà soát lại những báo cáo tài chính và báo cáo nội bộ của cả công ty, những đánh giá đó có vai trò là một công cụ thực hiện những cải tiến với những quy trình kiểm soát nội bộ khác.
Xem thêm: Tìm hiểu tất tần tật về nhiệm vụ thủ quỹ cơ quan nhà nước
2. Những loại rủi ro xuất hiện trong kiểm toán
2.1. Rủi ro tiềm tàng
2.1.1. Khái niệm rủi ro tiềm tàng
Rủi ro tiềm tàng là khả năng chứa đựng những sai sót quan trọng của một nhóm giao dịch hay số dư của một tài khoản,..khi xét riêng hoặc tổng hợp, trước khi xem những vấn đề kiểm soát có liên quan.
2.1.2. Những đặc tính của rủi ro tiềm tàng
Những rủi ro này đến từ có yếu tố của bên trong của doanh nghiệp. Mặc dù các nhân tố bên ngoài cũng có thể tác động đến rủi ro tiềm tàng nhưng chỉ tác động ở phần nhỏ, xuất hiện hạn chế hơn rất nhiều các rủi ro đến từ nội tại.
Kiểm toán viên chỉ đánh giá chứ không thể tác động vào những rủi ro tiềm tàng bởi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như bản chất ngành nghề, điều kiện kinh doanh nên mỗi doanh nghiệp sẽ mang trong mình những rủi ro khác nhau. Cùng với đó những rủi ro này đã được ghi nhận trong giai đoạn tạo dựng kế hoạch và bổ sung trong suốt quá trình kiểm toán.
2.2. Rủi ro kiểm soát là gì
2.2.1. Khái niệm của rủi ro kiểm soát
Rủi ro kiểm soát được hiểu là những sai sót xảy ra gây nên hậu quả nghiêm trọng của từng nghiệp vụ trong nhiều trường hợp khác nhau. Với cơ sở dẫn liệu của nhóm giao dịch những số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh lại sẽ kiểm soát nội bộ khi không thể ngăn chặn hoặc phát hiện kịp thời.
2.2.2. Đặc tính của rủi ro kiểm soát
Thiết kế hay vận hành hoặc duy trì kiểm soát nội bộ của bạn giám đốc là những công việc cần kiểm soát nhằm hạn chế những rủi ro đã phát hiện từ trước gây nên tình trạng cản trở hoàn thành mục tiêu của đơn vị. Tuy nhiên, mặc dù cố gắng hạn chế đến đâu thì rủi ro kiểm soát vẫn luôn còn, không thể loại trừ được những khả năng gây nên sai sót trọng yếu. Bởi kiểm toán viên không thể can thiệp để xử lý rủi ro, họ chỉ đánh giá được mức độ ảnh hưởng của chúng để từ đó xác định được những phạm vi, nội dung của các thử nghiệm cơ bản khác.
2.3. Rủi ro phát hiện
2.3.1. Khái niệm của rủi ro phát hiện
Khi các thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện để làm rủi ro kiểm toán xuống mức thấp nhất có thể nhưng vẫn không tìm được hết các sai sót quan trọng khi xem riêng và tổng hợp lại. Sau khi đã xác định được mức rủi ro kiểm toán từ trước, mức độ phát hiện sẽ được chấp nhận dựa trên quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro sai sót quan trọng được đánh giá ở cơ sở dẫn liệu.
2.3.2. Đặc tính của rủi ro phát hiện
Khác với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện tồn tại độc lập với kiểm toán. Rủi ro phát hiện liên quan trực tiếp đến các thủ tục của kiểm toán viên và thay đổi dựa trên quyết định của kiểm toán. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với rủi ro phát hiện. Trong khi 2 loại rủi ro này có tỉ lệ càng thấp thì rủi ro phát hiện có tỷ lệ chấp nhận sẽ cao hơn. Khi có quá nhiều rủi ro tiềm tàng thì rủi ro kiểm soát sẽ được coi là có tồn tại, khi đó tỷ lệ rủi ro phát hiện chấp nhận được sẽ bị thụt giảm.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc kế toán có được làm thủ quỹ không
3. Mô hình của rủi ro kiểm toán
Được biết, rủi ro kiểm toán được chia thành 3 bộ phận chính đó là rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện. Khi đó mô hình rủi ro kiểm toán sẽ được chia thành 2 thành phần nữa. Phần phụ thuộc vào doanh nghiệp sẽ bao gồm rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng, phần còn lại sẽ thuộc về kiểm toán viên được áp dụng rủi ro phát hiện.
Việc đánh giá trước những rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm toán sẽ góp phần rà soát được phản ánh của những ảnh hưởng của chúng ở rủi ro phát hiện. CHính những tác động này đã được mô tả bằng hình thức phương trình toán học. Khi đó, kiểm toán viên sẽ rà soát nhằm giảm thiểu rủi ro bằng việc đánh giá chi tiết những thiết kế, đồng thời thực hiện các thủ tục kiểm toán liên quan.
Có thể hiểu rằng, vì rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát sẽ không chịu tác động. chúng chỉ có thể đánh giá và tồn tại một cách độc lập với các thử nghiệm kiểm toán. Cùng với đó, các kiểm toán viên sẽ giảm tối đa rủi ro bằng cách căn chỉnh nội dung, chỉnh sửa lại nội dung và phạm vi thời gian thực nghiệm.
Vì vậy trong các giai đoạn tạo lập kế hoạch, kiểm toán viên sẽ đóng vai trò ấn định luôn mức rủi ro, sau đó đánh giá những rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên tình hình thực tế của doanh nghiệp nhằm phát hiện những rủi ro làm tiền đề cho việc thiết kế những thử nghiệm kiểm toán.
Có thể nói rằng, rủi ro kiểm toán là một trong những loại rủi ro có quan hệ mật thiết nhất trong mối quan hệ rủi ro, khi mà rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát có tỉ lệ nghịch với nhau.
Qua bài viết trên, viecday365.com có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề rủi ro kiểm toán là gì? Hy vọng, những kiến thức này sẽ có ích khi bạn áp dụng vào công việc hay quá trình học tập của bạn trong cuộc sống.
680 0