Quyền lập pháp là gì? Lý giải khái niệm và các quy định liên quan
Tác giả: Trần Mai Phương 04-07-2024
Bộ luật nước ta quy định rất nhiều cơ quan và quyền hành, trong đó có quyền lập pháp. Ngày nay nhu cầu tìm hiểu về các quyền hành ngày một nhiều. Đây cũng là lý do tại sao viecday365.com sẽ cùng các bạn lý giải về một quyền hạn phổ biến đó là quyền lập pháp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải nghĩa quyền lập pháp nhé.
1. Thế nào là quyền lập pháp?
Quyền lập pháp là một trong ba quyền lực chính của Nhà nước. Trong đó, ba quyền lực chính gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Ba quyền lực này sẽ hỗ trợ và kiểm soát lẫn nhau, tuy nhiên nó lại được phân tách thành ba quyền lực khác nhau để kiểm soát.
Theo tài liệu từ một học thuyết “tam quyền phân lập” của John Locke đã ghi chép về việc phân tách quyền lực của Nhà nước ra làm ba quyền lực chính như đã đề cập, đó là hành pháp, lập pháp và tư pháp. Học thuyết này của ông đã được rất nhiều người nghiên cứu và phát triển, trong đó phải kể đến một nhân vật nổi tiếng đó là nhà xã hội học kiêm luật học Montesquieu người Pháp.
Quyền lập pháp được hiểu theo hai nghĩa xét trên hai đối tượng khác nhau. Cụ thể, đối với Nhà nước, quyền lập pháp là quyền được làm, sửa đổi hiến pháp và cả luật pháp. Tuy nhiên khi xét trên một phạm vi cụ thể hơn là ngành luật thì quyền lập pháp là quyền được làm và sửa đổi luật mà thôi, nếu các cơ quan thực hiện làm và sửa đổi hiến pháp trong phạm vi này sẽ được gọi là quyền lập hiến. Mọi người cũng thường nhầm lẫn giữa hai quyền lập pháp và lập hiến này.
Nhà nước ta đã tiếp thu và thừa nhận một số điều luật hợp lý trong học thuyết “tam quyền phân lập”, qua đó áp dụng một cách linh hoạt cho bộ máy Nhà nước. Cụ thể, Nhà nước ta đã thừa nhận sự liên quan mật thiết và tương hỗ lẫn nhau của ba quyền lực này. Tuy nhiên Nhà nước không cho rằng phân tách các quyền lực này ra là tốt. Cơ quan đứng đầu đồng thời cũng là cơ quan có quyền lập pháp và lập hiến là Quốc hội. Các quy định và hiến pháp được lập ra bởi Quốc hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân. Do đó nhân dân có quyền hạn bầu cử các thành viên trong Quốc hội. Ngay tại thời điểm này cũng đang là thời điểm bầu cử Quốc hội các cấp.
Xem thêm: Cơ quan lập pháp là gì? Câu trả lời chính xác nhất để tham khảo
2. Sự khác nhau giữa lập pháp và lập hiến
Như đã đề cập ở trên, quyền lập hiến là quyền được làm và sửa đổi hiến pháp. Trong đó quyền lập pháp cũng làm và sửa đổi hiến pháp cũng như pháp luật. Vậy có những điểm khác biệt nào giữa hai quyền hạn này?
Thứ nhất, quyền lập hiến có quyền lực hơn quyền lập pháp vì nó thể hiện được sự tối cao trong chủ quyền của nhân dân. Quyền lập hiến quy định các quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp. Hay nói một cách khác, ba quyền lực của Nhà nước sẽ được sửa đổi, bổ sung và áp dụng dựa trên các quy định đã được đưa ra bởi quyền lập hiến. Còn đối với quyền lập pháp, quyền này có quy định liên quan cụ thể đến đời sống xã hội của nhân dân. Cụ thể là làm và sửa đổi luật áp dụng cho đời sống xã hội thay vì áp dụng cho một quyền hạn khác.
Thứ hai, lập hiến và lập pháp khác nhau về chủ thể. Quyền lập hiến thực hiện các hoạt động liên quan đến hiến pháp và hiến pháp chính là thể hiện cho ý chí của nhân dân. Mà hiến pháp được điều hành bởi Quốc hội, trong đó Quốc hội được bầu cử và lập ra bởi nhân dân do vậy nhân dân sẽ là chủ thể chính của quyền lập hiến. Tuy nhiên không ít người nhầm lẫn về chủ thể do theo bộ Luật hiến pháp đã ghi “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp”. Song, quyền lập pháp không thể hiện ý chí của người dân, mà thông qua đó đưa ra các bộ luật áp dụng vào đời sống xã hội của nhân dân. Do đó chủ thể của quyền lập pháp phải là Quốc hội.
Thứ ba là sự khác nhau về quy trình ban hành của hai quyền hạn. Về lý thuyết, lập hiến quy định hiến pháp và lập pháp quy định điều luật. Quá trình ban hành hiến pháp và điều luật chắc chắn có sự khác nhau. Các bộ luật được nghiên cứu, xem xét và điều chỉnh gần như liên tục vì tính thay đổi và phát triển của xã hội. Trong khi đó, để thay đổi hiến pháp, cơ quan chịu trách nhiệm sẽ phải nghiên cứu kỹ hơn và sự thay đổi không hề dễ dàng.
Vậy bạn đọc đã thấy sự khác nhau giữa quyền lập pháp và lập hiến. Tuy có những điểm giống nhưng nếu không xét đến từng đối tượng cụ thể thì nhân dân cũng khó có thể phân biệt hai quyền lực này. Từ đó cũng khó hiểu về hiến pháp, bộ luật hơn.
Xem thêm: Giải đáp cơ quan hành pháp là gì và có tầm quan trọng ra sao
3. Lập pháp mang lại ý nghĩa như thế nào?
Quốc hội là cơ quan tạo ra lập pháp - quyền có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân dân. Cụ thể, lập pháp sẽ đưa ra các điều luật, quy định theo quan điểm của Đảng. Những đạo luật và quy định này đã được Đảng ta nghiên cứu chọn lọc từ kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm nước ngoài. Tuy nhiên Nhà nước có sự điều chỉnh sao cho các điều luật và quy định phù hợp với thực tiễn nước ta, đặc biệt là đi theo tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước ngày đêm không ngừng nghỉ để nghiên cứu và xây dựng lập pháp. Đồng thời đẩy mạnh phát triển lập pháp từ đó ngày càng hoàn thiện Nhà nước, thông qua các hoạt động sôi nổi và chính xác của Quốc hội.
4. Những quy định về quyền lập pháp
Quy định điều tiên về quyền luật pháp đó chính là không được nhầm lẫn giữa lập hiến với lập pháp. Tuy hai quyền lực này có cùng cơ quan ban hành là Quốc hội tuy nhiên chức năng của hai quyền lực này là khác nhau. Quy định về quy trình, chức năng và quyền hạn của hai quyền lực này không được lẫn lộn. Cách áp dụng và mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau do vậy không được nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.
Quy định thứ hai liên quan đến thời gian hay giai đoạn ban hành lập pháp. Giai đoạn đầu tiên bao gồm các hoạt động như tạo lập, xây dựng và quyết định về luật cũng như pháp lệnh. Giai đoạn thứ hai là xem xét, đánh giá và thông qua các bộ luật đã được xây dựng. Trong đó, Chính phủ sẽ là cơ quan thực hiện giai đoạn đầu tiên và Quốc hội là cơ quan chủ yếu thực hiện giai đoạn thứ hai. Chúng ta có thể thấy rằng hai giai đoạn này liên quan và hỗ trợ lẫn nhau. Giai đoạn đầu tiên thường khó khăn và áp lực hơn, nó đòi hỏi nhiều tài lực và thời gian. Nếu thực hiện tốt giai đoạn đầu thì Quốc hội - cơ quan chịu trách nhiệm giai đoạn hai sẽ hoàn thiện nhanh chóng hơn.
Quy định thứ ba liên quan đến yếu tố ảnh hưởng đến quyền lập pháp. Cụ thể, nhiều người không khỏi nghĩ rằng các hoạt động làm và sửa đổi luật nói riêng và hoạt động lập pháp nói chung là yếu tố chính tạo nên quyền lập pháp. Tuy nhiên nó chỉ là một công việc trong quyền lập pháp và được thực hiện thường xuyên theo từng thời kỳ hay hàng năm. Bên cạnh đó, bạn đọc cũng nên biết rằng, Quốc hội chỉ sửa đổi bộ luật và ban hành theo những báo cáo và đề xuất của Chính phủ.
Trên đây là toàn bộ thông tin viecday365.com đã chắt lọc để đưa đến cho bạn đọc. Qua bài viết, chúng tôi muốn bạn đọc hiểu hơn quyền lập pháp là gì? Quyền lực này có vai trò như thế nào đối với đời sống xã hội của nhân dân. Ngoài ra cũng cần phân biệt hai quyền lực hay nhầm lẫn là quyền lập hiến và lập pháp.