Quản lý nhà trường là gì? Thông tin cơ bản về quản lý nhà trường
Tác giả: Bảo Vy
Thế giới đang bước sang một giai đoạn phát triển mới mà ở đó giáo dục, khoa học, công nghiệp trở thành lực lượng có vai trò sản xuất trực tiếp trong sự phát triển xã hội về mọi mặt. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đều coi trọng giáo dục và đặt ra những yêu cầu phát triển, quản lý mới. Đòi hỏi nhà trường cần chuẩn bị tốt công tác quản lý để đáp ứng nhu cầu này. Vậy quản lý nhà trường là gì? Hãy cùng viecday365.com đi tìm đáp án qua bài viết sau đây!
1. Tổng quát về quản lý nhà trường
1.1. Định nghĩa về quản lý nhà trường là gì?
Quản lý nhà trường là một bộ phận thuộc nhóm quản lý giáo dục. Quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm có tính khoa học, định hướng, phát triển của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng lao động xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng quy tắc, đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng trong thực tiễn Việt Nam.
Người thực hiện quản lý nhà trường là người phải cho hệ thống vận hành chặt chẽ với nhau, đưa cơ sở đến kết quả mong muốn.
1.2. Phân biệt quản lý nhà trường và quản trị nhà trường
Tại Việt Nam, quản lý và quản trị là thuật ngữ đã tồn tại từ lâu trong lĩnh vực giáo dục, tuy nhiên người ta ít dùng cụm từ quản trị nhà trường hơn so với từ quản lý nhà trường. Quản trị nhà trường nhấn mạnh tới sự phân bổ quyền lực cho cơ sở và trong cơ sở, cách thức đo lường này đánh giá hiệu quả công việc và thực hiện nhiệm vụ của một đơn vị cũng như tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở và đội ngũ làm việc trong cơ sở đó. Quản trị nhà trường tập trung vào chủ yếu vào kết quả và thành tích hoạt động của trường đó.
Còn quản lý nhà trường là những hoạt động trong khuôn khổ nhà trường, quản lý đến giáo viên, học sinh những người thuộc phạm vi trong và ngoài nhà trường nhằm đưa cơ sở hoạt động đi đúng hướng phát triển
Xem thêm: Cơ sở giáo dục là gì? Các cơ sở giáo dục thịnh hành hiện nay
1.3. Đặc điểm nổi bật và vai trò của quản lý nhà trường
1.3.1. Đặc điểm nổi bật của quản lý nhà trường
Trường học là một tổ chức, ở đó các chủ thể tiến hành quá trình giảng dạy và học tập. Hoạt động đặc trưng của trường học chính là hoạt động dạy học. Hoạt động này là hoạt động có tổ chức, nội dung, căn cứ và có phương pháp mục đíc. Hơn hết nó có sự lãnh đạo của nhà nước dựa trên hoạt động tích cực, tự giác của người học. Ở đó, quản lý nhà trường là những người lãnh đạo trong môi trường giáo dục sẽ đưa ra định hướng, hoạch định cũng như kế hoạch để điều hành hoạt động của nhà trường thực hiện theo đúng hướng chỉ đạo.
Tất cả công tác, hoạt động liên quan đến quản lý nhà trường sẽ được thực hiện và giải trình rõ ràng, cụ thể để môi trường giáo dục có thể phát triển và đi theo đúng với những mục tiêu đã được đề ra trước đó. Từ đó, tạo ra một hệ thống tổ chức sư phạm mang đặc điểm, phương hướng mà Bộ Giáo Dục đã xây dựng và đang tiếp tục nâng cao đổi mới.
1.3.2. Vai trò của quản lý nhà trường
Chủ thể quản lý cần tác động đến những công tác tổ chức sư phạm, tác động trực tiếp đến đối tượng quản lý nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường. Đây được xem là hệ thống tác động có phương hướng và đặc biệt có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau.
Quản lý nhà trường cần phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung trong quản lý giáo dục để đẩy mạnh hoạt động của nhà trường đi theo mục tiêu đào tạo.
Quản lý nhà trường phải là phương pháp quản lý toàn diện nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách, lối sống của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Vì vậy, muốn có hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục phải xem xét kĩ lưỡng đến những điều kiện đặc biệt của mỗi nhà trường, cần phải hoàn thiện, chú trọng đến việc cải tiến công tác quản lý giáo dục nhà trường.
Có thể nói, công tác quản lý nhà trường dường như không phải là một công việc đơn giản mà nó đòi hỏi chủ thể quản lý phải nắm vai trò chủ chốt đối với sự phát triển của nền giáo dục quốc dân. Việc đưa ra cách thức quản lý sao cho hiệu quả cũng như đạt được những mục đích lâu dài cần đòi hỏi những người thực hiện công tác này có một góc nhìn đa chiều với nhiều đối tượng khác nhau.
2. Mục đích công tác quản lý nhà trường
Đưa ra những phương pháp kế hoạch phù hợp và cụ thể đối với từng đối tượng trong nhà trường. Hình thành và phát triển nhân cách cho những mầm non tương lai đất nước, sản phẩm ở đây là những con người có tri thức nhất định, có xu hướng, lý tưởng, tình cảm,... nó hoàn toàn không phải là những sản phẩm vật chất đơn thuần hay hàng hoá.
Chính vì vậy quản lý nhà trường đòi hỏi quy trình gắt gao hơn những quản lý ngành khách, nó không cho phép có sản phẩm hỏng
Xem thêm: Nhiệm vụ của nhân viên thiết bị trường học - Yêu cầu nghề nghiệp
3. Giải pháp quản lý nhà trường hiệu quả
3.1. Xây dựng đào tạo theo quy trình
Đưa ra phương hướng chỉ đạo xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng theo dự thảo thông tư quy định mà nhà nước đề ra về xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nó đòi hỏi các hệ thống chính sách, quy trình, công cụ đối với tất cả lĩnh vực, nội dung quản lý trong nhà trường. Xây dựng hệ thống cần đảm bảo chất lượng và đảm bảo nguyên tắc với những yêu cầu sau:
Tuân thủ nghiêm chỉnh với các quy định pháp luật, đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo mà nhà trường đề ra
Thể hiện được tầm nhìn, sứ mệnh, kế hoạch phát triển của trường trong từng giai đoạn khác nhau
Nhấn mạnh vai trò của quản lý với quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường và lấy người học làm trung tâm
Cần huy động sự tham gia của tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học. Tiếp cận theo quá trình, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phù hợp với thực tiễn của nhà trường, nhằm thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát.
Vì vậy bên cạnh sự quản lý, giám sát của nhà nước thì cần sự hỗ trợ phấn đấu của nhà trường, đưa ra những phương pháp quản lý nhà trường hiệu quả và phù hợp.
3.2. Ứng dụng công nghệ khoa học
Sử dụng một số phần mềm hỗ trợ quản lý nội bộ trong nhà trường. Phần mềm sẽ giúp nhà trường có những phương pháp quản lý tối ưu hơn như quản lý chất lượng giáo dục, kế hoạch, những thông số liên quan đến tài chính trong trường,...
Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý nhà trường sẽ là một bước tiến mới trong công tác xây dựng tổ chức và phát triển một nền giáo dục vững mạnh lâu dài.
3.3. Tổ chức xây dựng và đào tạo
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục Mục tiêu được đề ra nâng cao phẩm chất, năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường, năng lực lãnh đạo, quản lý của lãnh đạo nhà trường đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục.
Tổ chức xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi tạo nên giá trị và tạo nên sự khác biệt của nhà trường trên cơ sở pháp lý. Chỉ đạo tuyên truyền sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường tới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà viecday365.com mang đến để giải đáp thắc mắc cho các bạn về câu hỏi quản lý nhà trường là gì? Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi mang lại giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan về quản lý nhà trường và tầm quan trọng của nó đối với nền giáo dục nước nhà.