Nghề dệt vải – Nghề truyền thống tạo các sản phẩm tinh hoa
Tác giả: Phùng Hà 17-05-2024
Nghề dệt vải là một nghề truyền thống có từ lâu đời, ngày này chỉ còn thấy nhiều và được lưu giữ tại các dân tộc thiểu số là chủ yếu. Để hiểu hơn với nghề dệt vải truyền thống này, hãy đi cùng với những thông tin chia sẻ trong bài viết để có được những thông tin tổng quát nhất cho bản thân. Chắc chắn rằng, những thông tin được viecday365.com chia sẻ tại đây rất thú vị và hữu ích với bạn đó nhé!
1. Đôi nét về nghề dệt vải
Nghề dệt vải nằm trong danh sách những nghề truyền thống có từ lâu đời tại nước ta. Hiện nay, nghề dệt vải này chỉ còn được lưu giữ và hoạt động thường ở các dân tộc thiểu số, với mục đích chính là dệt vải để may trang phục cho cuộc sống của chính mình.
Nghề dệt bắt nguồn từ đan lát các vật dụng sau đó áp dụng vào việc sử dụng vỏ cây tạo sợi và đan lát chúng lại với nhau tạo thành một mảng lớn. Với sự phát triển của công nghệ, máy máy được đưa vào áp dụng trong ngành may mặc rất nhiều, để tìm thấy những sản phẩm được dệt bằng tay là rất hiếm.
Mỗi dân tộc thiểu số sẽ có phong tục và bản sắc của nghề dệt vải khác nhau, từ đó tạo nên bản sắc văn hóa mang đậm đặc tính của từng dân tộc. Mỗi sản phẩm được tạo ra là một sản phẩm nghệ thuật bởi những người phụ nữ khéo léo, họ không phải là những nghệ nhân nhưng kỹ thuật dệt vải của họ thực sự khiến nhiều người phải nể phục.
Để hiểu rõ hơn về công việc nghề dệt vải này như thế nào, hãy cũng với viecday365.com đi vào phần thông tin được chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!
Xem thêm: Nghề sơn mài – Nghề truyền thống mang giá trị kinh tế cao
2. Mô tả công việc chi tiết của nghề dệt vải
Hiện nay các sản phẩm từ nghề dệt được rất nhiều người ưa thích và trở thành một trong những trang phục có giá đắt đỏ trên thị trường. Nếu như trước đây nghề dệt vải thường chỉ để phục vụ cho nhu cầu mặc của chính mình tại các dân tộc thiểu số, thì ngày nay nghề dệt này được phổ rộng hơn rất nhiều trong việc may các trang phục và sản phẩm khác để phục vụ khách du lịch, người dân và thậm chí là xuất khẩu.
Với thị hiếu của người dân ngày càng cao khiến việc làm nghề dệt vải của những người phụ nữ có thêm thu nhập cho bản thân mình chứ không chỉ còn mang tính “tự cung, tự cấp”, sản phẩm dệt được đưa ra thị trường với vai trò là một sản phẩm mang bản sắc dân tộc thu hút được sự chú ý từ rất nhiều người.
Công việc của một thợ nghề dệt vải đó là sử dụng các khung dệt do họ tự chế tạo và sử dụng chính sự sáng tạo, sức lao động của mình, cùng với sự khéo léo trong việc kết hợp các đường vải để tạo nên màu sắc, họa tiết khác nhau cho tấm vải được tạo ra. Thường các sản phẩm được dệt bằng tay tốt nhất nhiều thời gian và công sức của người phụ nữ, tuy nhiên nó lại tạo ra được những sản phẩm thực sự rất tuyệt vời đó nhé.
Từ các tấm vải với họa tiết được dệt nên, người phụ nữ sử dụng nó để may thành các sản phẩm khăn, áo, váy, quần. Điểm đặc biệt với các trang phục của người dân tộc khi được may bởi các sản phẩm dệt truyền thống đó là giữ màu lâu, bên, đặc biệt mỗi dân tộc sẽ có nét đặc trưng riêng và tạo ra các sản phẩm dệt khác nhau mà bạn chỉ cần nhìn vào là có thể phân biệt được các dân tộc với nhau.
Nếu như người kinh sử dụng chủ yếu các sản phẩm từ may công nghiệp thì thường dân tộc thiểu số họ sử dụng các sản phẩm từ chính nguyên liệu thiên nhiên, sau khi phơi khô, nhuộm màu thì đem dệt thành vải với các khung cửi tự chế, đây là các thiết bị khá thô sơ và được lưu giữ cách chế tạo từ rất lâu đời.
Mỗi sản phẩm được tạo ra từ nghề dệt của người dân tộc là một sản phẩm nghệ thuật, một đứa con tinh thân mà họ phải bỏ thời gian, công sức để tạo nên. Một sản phẩm không phải vài ngày hay 1 tuần là hoàn thành, có những sản phẩm kéo dài đến vài tuần, thậm chí là vài tháng.
Đặc biệt một nét văn hóa với những người phụ nữ dân tộc đó là dệt vải để mang trang phục cưới cho mình và các sản phẩm để phục vụ ngày cưới. Để tạo ra được các sản phẩm này, họ phải tốn thời gian rất lâu, nhưng mỗi người phụ nữ sẽ tự tạo cho mình một sản phẩm theo sáng tạo riêng của bản thân và tay nghề điều liệu để tạo thành sản phẩm.
3. Yêu cầu công việc khi làm nghề dệt vải là gì?
Yêu cần đối với nghề dệt vải này thường không có đối với các dân tộc thiểu số hiện nay. Bới tất cả phụ nữ đều phải biết dệt, từ bà truyền dạy cho con, cháu của mình. Tuy nhiên với sự phát triển hiện nay của xã hội thì không nhất thiệt người phụ nữ nào cũng cần phải biết dệt vải. Những người có tay nghề cao có thể tham gia dệt các sản phẩm tinh nghệ không chỉ phục vụ cho cuộc sống, gia đình mà còn phục vụ cho mục đích thương mại của mình.
Các sản phẩm cung cấp bằng nghề dệt vải cho thị trường ngày càng yêu cầu cao về sự tinh sao cho các hoa văn hoặc màu sắc, điều này không phải chỉ cần sự khéo léo từ đôi bàn tay của phụ nữ mà còn phải là sự kết hợp từ sức sáng tạo mà tài nghệ trong việc kết hợp màu sắc, kết hợp kiểu đan với nhau để tạo được các hoa văn bắt mắt.
Theo nghề dệt vải cần có sự kiên trì và tập trung cao độ khi làm việc, điều này rất cần thiết để tạo được một sản phẩm hoàn hảo và không có lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện. Chăm chỉ và cần mẫn luôn là yêu cầu cần thiết với các nghệ nhân dệt vải bằng tay hiện nay. Không có sự chăm chỉ và kiên trì thì bạn sẽ không thể hoàn thành được một sản phẩm hoàn thiện.
Đó là một số những yêu cầu rất đơn giản với công việc trong nghề dệt vải hiện nay, những yêu cầu trên có thể bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể làm được, không quá khó khăn với các thao tác thực hiện khá đơn giản và dễ dàng nhưng phải tinh ý trong việc kết hợp màu sắc để tạo hoa văn cho sản phẩm và độ kín cho tấm vải tạo ra.
Xem thêm: [Chi tiết] Bản mô tả công việc công nhân may dành cho ứng viên
4. Nghề dệt vải mang lại thu nhập như thế nào?
Một trong những thắc mắc của rất nhiều người hiện nay đó là nghề dệt vải có mang lại thu nhập hay không? Câu trả lời cho bạn là có thu nhập và cũng có thể là không tạo ra thu nhập bởi:
Nếu những phụ nữ chỉ dệt vải với mục đích phục vụ cá nhân và nhu cầu sử dụng của gia đình thì nó không có lợi ích về kinh tế và cho cơ lợi ích về sử dụng đối với họ. Đây cũng là hình thức chủ yếu của người dân tộc từ xa xưa đến nay.
Ngày nay với sự phát triển của giao lưu văn hóa, du lịch và được thương mại phát triển khiến ngành dệt vải của người dân tộc vượt ra ngoài phạm vị sử dụng cá nhân, cung cấp và mang đến cho thị trường rất nhiều các sản phẩm đẹp mắt và đảm bảo đáp ứng được thị hiểu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Các sản phẩm không chỉ phục vụ cho khách du lịch mà còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với các sản phẩm mang đặc trưng văn hóa dân tộc này.
5. Lưu giữ văn hóa dân tộc với nghề dệt vải
Sự phát triển của khoa học và công nghệ vào sản xuất khiến ngành dệt có nhiều khởi sắc hơn rất nhiều, nghề dệt truyền thống dần biến mất thay thế vào đó là các sản phẩm dệt từ máy móc, dệt công nghiệp với đa dạng về kiểu dáng, màu sắc cũng như hoa văn, điều này đáp ứng được thị hiếu của đông đảo khách hàng và người tiêu dùng trong cả nước.
Các sản phẩm may công nghệ dần chiếm lĩnh thị trường và đang đi vào đời sống của các dân tộc thiểu số, nghề dệt vải dần như đang bị thay thế bởi các sản phẩm có sẵn trên thị trường với mẫu mã đa dạng và chất lượng tương đương. Điều này đẩy nghề dệt vải của các dân tộc thiểu số đang mất dần bản sắc.
Nét văn hóa này cần được lưu giữ và bảo tồn, nó thể hiện nét đặc trưng riêng cho từng dân tộc. Những người phụ nữ tài hoa và khéo léo trong việc dệt vải vẫn là những người giữ trách nhiệm rất lớn lao trong việc duy trì và truyền dạy nghề lại cho con cháu của mình.
Trên cả nước hiện nay, cũng có không ít các làng nghề dệt vải khác nhau, tuy không phải thực sự phát triển nhưng nó vẫn là những công việc cần được giữ gìn và có những chính sách hỗ trợ cho người dân làng nghề để phát triển. Một công việc phù hợp với những người phụ nữ lao động phổ thông, đặc biệt mang đến cho họ một mức thu nhập hàng tháng ổn định khi đem sản phẩm này ra thị trường kinh doanh.
Các sản phẩm từ nghề dệt vải thủ công luôn có giá trị cao bởi tính bền của sản phẩm và đặc biệt là với nguyên liệu từ tự nhiên, điều này tạo được sự an toàn cho da khi sử dụng khiến nhiều người rất thích. Với nghề dệt vải của người dân tộc còn có thể phát triển thành những điểm trải nghiệm cho khách du lịch với nghề truyền thống của dân tộc mình, điều này vừa thu hút khách du lịch lại vừa truyền bá được nét văn hóa đặc trưng mang màu sắc riêng của từng dân tộc trong 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S này.
Qua những thông tin chia sẻ bởi viecday365.com về nghề dệt trong bài viết này giúp bạn có được cái nhìn tổng quan với nghề. Đặc biệt một nghề truyền thống và rất phổ biến của các dân tộc thiểu số hiện nay. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có ý thức hơn trong việc bảo tồn và duy trì truyền thống dệt vải của dân tộc.
Tải ngay để tham khảo bản mô tả công việc nghề dệt vải của dân tộc thiểu số tại đây: Tải xuống ngay