Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng viết sao cho hay?
Theo dõi viecday365 tạiCV xin việc là công cụ đắc lực giúp ứng viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về tầm nhìn và năng lực của bản thân. Trong đó, mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn được đặt ở phần đầu CV được kỳ vọng sẽ đủ sức tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang tìm kiếm công việc chuyên viên quan hệ khách hàng thì mục tiêu nghề nghiệp cũng giống như những câu slogan bạn giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình. Nói như vậy để đủ thấy được mục tiêu nghề nghiệp quan trọng như thế nào. Cùng tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng sao cho ấn tượng nhất qua bài viết sau đây nhé!
1. Tổng quan về mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng
Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng thông thường sẽ luôn được đặt ở phần đầu CV. Nếu bạn trình bày CV xin việc Chuyên viên quan hệ khách hàng theo kiểu chia bố cục hai phần thì mục tiêu nghề nghiệp thưởng được đặt ở bên trái, ngay dưới ảnh CV. Mục tiêu nghề nghiệp luôn được viết rất ngắn gọn và có thể không cần có đủ các thành phần câu theo đúng ngữ pháp.
1.1. Hiểu đúng về mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng
1.1.1. Mục tiêu nghề nghiệp Chuyên viên quan hệ khách hàng là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp Chuyên viên quan hệ khách hàng trong CV xin việc là một phần không thể thiếu nếu bạn muốn tranh thủ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ những giây phút đầu tiên họ tiếp xúc với chiếc CV của bạn. Một ứng viên thông minh sẽ luôn biết cách đưa thêm kỹ năng, kinh nghiệm và những gì có thể cống hiến cho công ty vào trong mục tiêu nghề nghiệp một cách ngắn gọn.
Thông thường, một số nhà tuyển dụng có thể “du di” cho một vài CV xin việc thiếu đi phần mục tiêu nghề nghiệp, tuy nhiên trong những trường hợp sau đây bạn cần thiết phải ghi mục tiêu nghề nghiệp:
- Bạn chuyển từ lĩnh vực khác sang lĩnh vực quan hệ khách hàng
Cho dù trước đây bạn làm việc trong lĩnh vực nào thì điều đó cũng không quá quan trọng. Nhà tuyển dụng cần một ứng viên biết cách phát huy những kinh nghiệm tích lũy được và bỏ thời gian tìm hiểu kỹ về vị trí công việc mình ứng tuyển. Những tiêu chí này được thể hiện rất rõ ngay trong mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng.
- Sinh viên mới ra trường
Điểm bất lợi của sinh viên mới ra trường đó là khuyết thiếu rất nhiều về kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, nếu bạn không bù lấp lại điều này bằng tinh thần ham học hỏi và nhiệt huyết trong công việc thì bạn còn điều gì để cạnh tranh với ứng viên khác?
Nhìn chung, khi viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng, bạn cần cân nhắc rất nhiều yếu tố, từ tình huống của bản thân, nội dung và yêu cầu công việc, kỳ vọng của nhà tuyển dụng… Hãy nghiên cứu kỹ tin tuyển dụng và khai thác triệt để thông tin làm định hướng khi viết nhé!
Trong trường hợp bạn gặp khó khăn khi điều chỉnh mục tiêu nghề nghiệp cho từng trường hợp cụ thể thì hãy hướng tới một mục tiêu sau cùng và tập trung nhiều hơn vào thế mạnh của bản thân và những gì bạn hứa hẹn sẽ đóng góp cho công ty nếu trúng tuyển.
1.1.2. Khó khăn ban đầu khi viết mục tiêu nghề nghiệp quan hệ khách hàng
Nhiều bạn sinh viên vừa ra trường mới lần đầu tiếp xúc với CV có thể sẽ cảm thấy phần mục tiêu nghề nghiệp khá khó. Có những bạn chỉ ứng tuyển dựa trên những thông tin ngắn ngủi trong tin tuyển dụng về vị trí công việc và một vài miêu tả về nội dung công việc, mà chưa có hiểu biết nhiều về ngành nghề và cơ hội phát triển nghề nghiệp. Chính vì vậy, mục tiêu nghề nghiệp với cơ sở là lộ trình thăng tiến trong công việc dường như là quá sức đối với họ.
Bên cạnh đó, mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng cũng không được viết quá dài. Nếu viết dài sẽ rất dễ viết lan man. tuy nhiên viết ngắn quá thì lại khá chung chung và chưa thể truyền tải được thông điệp tới nhà tuyển dụng. Vì vậy, đôi khi ứng viên sẽ bỏ qua phần mục tiêu nghề nghiệp vì những khó khăn gặp phải mà không hề nhận thức được tầm quan trọng của phần này.
Xem thêm: Gợi ý cách viết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn bằng tiếng Anh ấn tượng
1.2. Làm thế nào để có mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng?
Mục tiêu nghề nghiệp Chuyên viên quan hệ khách hàng cần phải gây được ấn tượng mạnh mẽ cho nhà tuyển dụng để họ có sự gợi nhớ nhất định về bạn giữa rất nhiều ứng viên khác.
Vậy làm thế nào để viết được mục tiêu nghề nghiệp Chuyên viên quan hệ khách hàng ấn tượng?
Bí quyết nằm ở 3 nguyên tắc rất đơn giản sau đây:
- Ngắn gọn, súc tích và cô đọng nhất có thể. Mục tiêu nghề nghiệp không được viết quá dài, cũng không được viết quá ngắn. Độ dài lý tưởng nhất là khoảng 150 – 200 từ.
- Nêu rõ bạn đang dành sự quan tâm cho vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng và thể hiện rằng bản thân đã nghiêm túc tìm hiểu kỹ về vị trí công việc này.
- Cho nhà tuyển dụng thấy được những gì bạn có thể cống hiến vì hướng đi chung của công ty. Đồng thời bạn nên khéo léo thể hiện rằng mục đích cá nhân cũng đồng nhất với mục đích chung của công ty.
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng
2.1. Tổng hợp một số quy tắc viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng
Như vậy là bạn đã nắm bắt được một số khó khăn và những sai lầm khiến bạn “mất điểm” trong mắt nhà tuyển dụng khi viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng. Một ứng viên có kinh nghiệm sẽ không bao giờ xem nhẹ mục tiêu nghề nghiệp hay bất kỳ phần nào khác trong CV. Sau đây sẽ là phần tổng hợp lại một số quy tắc cần ghi nhớ nhằm giúp các bạn ứng viên có thể hoàn thành tốt phần mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng với tiêu chí ngắn gọn, súc tích và có sức thuyết phục.
- Về vị trí: Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng phải được đặt ở phần đầu CV xin việc. Vị trí lý tưởng nhất đó là ngay sau phần thông tin liên lạc cá nhân, bởi vì đây là phần rất dễ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
- Độ dài: Bạn nên chia mục tiêu nghề nghiệp thành hai phần là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, với độ dài mỗi phần là khoảng 3 câu.
- Sử dụng các từ khóa “đắt giá” liên quan đến vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Bạn có thể lọc danh sách các từ khóa từ trong tin tuyển dụng và sử dụng các cách diễn đạt của nhà tuyển dụng mà bạn thấy hay.
- Bằng cấp, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm: Phần mục tiêu nghề nghiệp không chỉ đơn thuần là bạn đề cập đích đến trong công việc mà bạn kỳ vọng. Hãy nêu ra một cách ngắn gọn nhất thành tích và chuyên môn của bản thân, cũng như kinh nghiệm nổi bật nhất của bản thân để bước đầu chứng minh bạn phù hợp với công việc.
Xem thêm: Các kỹ năng của chuyên viên quan hệ khách hàng quan trọng nhất
2.2. Gợi ý một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng
Bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết mình sẽ sử dụng cấu trúc và văn phong như thế nào khi viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng? Viết như thế nào để ngắn gọn, súc tích, vừa thể hiện được thế mạnh của bản thân vừa tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng?
Đừng lo lắng, sau đây sẽ là một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng mà bạn có thể tham khảo để vận dụng khi viết về mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc của mình.
- Mẫu số 1: Tôi đang tìm kiếm công việc Chuyên viên quan hệ khách hàng trong một doanh nghiệp lớn và muốn thúc đẩy giới hạn của bản thân nhiều hơn với những nhiều nhiệm vụ mang tính thử thách cao hơn. Thông qua điều này tôi cũng hy vọng có thể đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Mẫu số 2: Tôi mong muốn có thể sử dụng kỹ năng và kinh nghiệm trong ngành dịch vụ khách hàng của mình cho vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng trong tập đoàn ABC nhằm tăng cường hiệu suất làm việc của bản thân. Tôi cũng sẵn sàng làm việc trong môi trường làm việc có nhịp độ nhanh, sẵn sàng tăng ca và làm việc ngoài giờ.
- Mẫu số 3: Với tâm thế lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động, tôi tự tin mình có đủ kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm cho vai trò Chuyên viên quan hệ khách hàng. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn học hỏi và hoàn thiện kỹ năng xử lý khiếu nại và giữ chân khách hàng.
- Mẫu số 4: Với kinh nghiệm làm việc hơn 8 năm trong ngành dịch vụ chăm sóc khách hàng, kinh nghiệm và kỹ năng xử lý các vấn đề và khiếu nại của khách hàng, tôi đang tìm kiếm vai trò Chuyên viên quan hệ khách hàng cấp cao trong tập đoàn XXX. Sau 3 năm làm việc, tôi hy vọng có được cơ hội thăng chức lên Trưởng phòng quan hệ khách hàng để có thể đóng góp nhiều hơn cho bộ phận Quan hệ khách hàng và sự phát triển của tập đoàn.
Như vậy là qua những chia sẻ trong bài viết, viecday365.com tin rằng bạn hiểu rõ vai trò của mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng trong CV xin việc và những yêu cầu đối với mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng. Hãy ghi nhớ những nguyên tắc viết mục tiêu nghề nghiệp để áp dụng khi viết nhé. Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ giúp bạn “tỏa sáng” hơn giữa hàng chục ứng viên khác. Bạn cần chủ động tự tạo ra cơ hội cho bản thân chứ đừng chờ đợi một cơ may nhà tuyển dụng chú ý đến bạn.
1409 0