Cùng viecday365.com khám phá về học ngành Thanh nhạc ra làm gì?

Tác giả: Nguyễn Hà Linh 24-04-2024

Hẳn ai trong chúng ta cũng có ước mơ cho riêng mình, ngày đó bạn mơ ước trở thành một ca sĩ hát những ca khúc do chính mình sáng tác. Ngày nay, con đường hoàn hảo nhất để biến giấc mơ đó thành sự thật đó chính là theo đuổi ngành Thanh nhạc. Trước khi quyết định chọn học chuyên ngành này, bạn nên tìm hiểu những thông tin gì về nó? Và đặc biệt hơn cả, bài viết của viecday365.com sẽ giúp bạn định hướng được những con đường hấp dẫn sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này!

Việc làm nghệ thuật - điện ảnh

1. Ngành Thanh nhạc - Những thông tin hữu ích cần biết

Đôi khi, bạn đã không còn quá xa lạ với ngành học này. Nhưng suy cho cùng, nó là gì và được đào tạo với mục đích ra sao thì không phải ai cũng biết. Việc am hiểu những gì bạn được học trước khi quyết định theo đuổi ngành Thanh nhạc, sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về nó, biết bản thân có phù hợp hay không?

Ngay từ tên gọi, chúng ta cũng có thể nhận ra, đây là một ngành học liên quan mật thiết đến âm nhạc. Cụ thể hơn, khi chọn ngành Thanh nhạc, sinh viên sẽ được cung cấp các nền tảng kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về âm nhạc, kỹ năng âm nhạc, kỹ thuật biểu diễn âm nhạc,... để am hiểu dày dạn về chuyên môn để sau khi ra trường, có thể tham gia các hoạt động dưới những chức danh như ca sĩ, nhạc sĩ,...

Từ lâu, ngành Thanh nhạc đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong các cơ sở đào tạo và giáo dục về lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật. Chuyên ngành này được xây dựng và phát triển với mục tiêu giảng dạy cho người học những kiến thức cứng về văn hóa nghệ thuật, tôi luyện niềm hăng say với nghề, nhận thức được tầm quan trọng và biết cách phát huy các giá trị mà âm nhạc mang lại cho cuộc sống, có năng lực tốt để vận dụng kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn, trau dồi kỹ năng để có thể phục vụ đa năng trong sứ mệnh đáp ứng nhu cầu thưởng thức những sản phẩm âm nhạc, nghệ thuật của cộng đồng xã hội. Nắm bắt được xu hướng âm nhạc của thời đại, những vẫn không làm mất đi những giá trị âm nhạc truyền thống, có thể phục vụ đa dạng đối tượng,...

Học ngành Thanh nhạc, sinh viên không chỉ được đào tạo các chuyên môn về nhạc hưởng, các kỹ thuật biểu diễn,... mà hơn hết, còn được cung cấp cơ sở nền tảng các tri thức về xã hội, về văn hóa, về nhân văn, về tư tưởng và phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp. Hơn hết, sinh viên ngành Thanh nhạc đều được trang bị hệ thống kiến thức trong lĩnh vực âm nhạc và được rèn luyện, tiếp cận với kỹ thuật biểu diễn thanh nhạc. Chọn ngành học này, các bạn sinh viên đều sẽ biết cách vận dụng lý thuyết vào thực hành kỹ thuật ca hát, sáng tác hay hành nghề trong các lĩnh vực liên quan.

Sinh viên ngành Thanh nhạc cũng được tiếp xúc và tìm hiểu về lịch sử từ xa xưa cho đến nay về nền âm nhạc nước nhà cũng như các nền âm nhạc quốc tế. Sau một vài năm đầu tìm hiểu kiến thức nền tảng, nghiêng mạnh về mặt lý thuyết, đến những năm tiếp theo, các bạn sinh viên sẽ được giảng dạy chuyên sâu về các kỹ thuật nghiên mạnh về tính thực hành hơn. Chẳng hạn như các môn: Thanh nhạc, nhạc cụ, ký xướng âm, kỹ thuật diễn viên, kỹ thuật hát hợp xướng, hình thể, sáng tác, nhạc cụ, múa, hòa thanh, hát dân ca,...

Việc làm

2. Học ngành Thanh nhạc, bạn có thể làm những công việc gì?

Nhìn chung, sinh viên ngành Thanh nhạc hầu như sẽ được tiếp cận với đa dạng và đầy đủ các khía cạnh liên quan đến nghệ thuật âm nhạc tổng hợp. Chính vì sự đa dạng và phong phú đó, sinh viên ngành Thanh nhạc không chỉ biết hát, biết múa, biết biểu diễn,... mà còn biết sáng tác, biết sản xuất cũng như khả năng tham gia vào nhiều hoạt động nghệ thuật có liên quan. Trong bối cảnh nền âm nhạc nước nhà ngày càng phát triển, thị hiếu giải trí của xã hội ngày càng đa dạng hóa, sinh viên ngành Thanh nhạc có triển vọng và cơ hội nghề nghiệp ra sao? Cùng viecday365.com điểm danh một số định hướng cụ thể sau khi kết thúc khóa học ngành Thanh nhạc dưới đây nhé!

2.1. Trở thành ca sĩ chuyên nghiệp

Bất kỳ cá nhân nào học ngành Thanh nhạc, chắc hẳn trở thành ca sĩ là một trong những mong muốn lớn nhất sau khi ra trường. Trong quá trình học tập, sinh viên chuyên ngành này đều được tiếp cận, tìm hiểu và được giảng dạy kỹ thuật ca hát, kỹ thuật âm thanh. Qua quá trình luyện tập và không ngừng nâng cao các kỹ thuật đó, các tân cử nhân ngành Thanh nhạc sẽ biết cách định hướng và xác định được cho bản thân con đường âm nhạc hay phong cách âm nhạc mình quyết tâm theo đuổi.

Có thể nói, chưa có một thời điểm nào mà ước mơ trở thành ca sĩ lại dễ được thực hiện hóa như ngày nay. Thông qua các chương trình truyền hình, các cuộc thi về âm nhạc,.... sinh viên ngành Thanh nhạc hoàn toàn có thể tham gia với tỷ lệ chiến thắng vô cùng cao. Từ đó, con đường trở thành ca sĩ chuyên nghiệp cũng sẽ vô cùng rộng mở. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin đang tạo ra những cơ hội vàng để rút ngắn khoảng cách trở thành ca sĩ của bạn ở thời nay. Bằng cách thể hiện năng lực ca hát của mình trên các nền tảng đa phương tiện như Facebook, Youtube, Tiktok, Nonolive,... Nếu may mắn, bạn có thể sẽ trở thành một idol của giới trẻ, một streamer nổi tiếng,....

Dù con đường trở thành ca sĩ của bạn có được thực hiện theo cách thức nào đi chăng nữa. Thì một trong những nhiệm vụ không nên bỏ quên, đó chính là ngày ngày trau dồi khả năng âm nhạc của bản thân, cũng như xác định sớm cho mình một bước đi theo nghề đúng đắn bạn nhé!

Việc làm nghệ thuật - điện ảnh tại Hà Nội

2.2. Nhà sản xuất âm nhạc

Trở thành một nhà sản xuất âm nhạc là điều không thể tuyệt vời hơn nếu như sinh viên ngành Thanh nhạc vừa có kỹ năng ca hát và vừa có kỹ thuật sáng tác. Nói đúng hơn, ca sĩ kiêm nhạc sĩ tỷ lệ lớn đều hoạt động dưới chức danh nhà sản xuất âm nhạc trong tương lai. Bước đầu, khi đã tự sản xuất một vài sản phẩm âm nhạc được đầu tư nghiêm túc, đồng nghĩa với việc “thương hiệu” của bạn sẽ được nhiều người khác biết đến.

Sau đó, việc các ca sĩ trẻ tiềm năng chủ động tìm đến bạn hoặc được người khác giới thiệu là điều sẽ xảy ra trong một sớm một chiều. Mặc dù vậy, nhà sản xuất âm nhạc là một nghề nghiệp không dễ dàng, để chạm tay đến vị trí này, cá nhân đó phải thực sự xuất sắc trong âm nhạc, và hàng loạt các yếu tố liên quan khác.

2.3. Nhạc sĩ tự do

Ngoài ca sĩ tự do, hình ảnh của một nhạc sĩ tự do cũng đã không còn trở nên xa lạ trong xã hội ngày nay. Chắc hẳn những gương mặt vàng trong làng sáng tác như: Vũ Cát Tường, Mr.Siro, Đạt G, Sơn Tùng MTP,... đã thôi thúc cho quyết tâm trở thành nhạc sĩ tương lai của sinh viên ngành Thanh nhạc.

Với ngành Thanh nhạc, chương trình đào tạo đa dạng, tổng hợp luôn mang lại những giá trị về mặt lâu dài cho người học. Trong số đó, những bộ môn liên quan đến kỹ thuật sáng tác, nhạc hưởng,... đã trở thành cơ sở nền tảng cho con đường làm nhạc sĩ tự do của bạn. Còn gì ý nghĩa hơn khi được thể hiện chính những ca từ do mình cảm nhận và viết ra, phải không nào?

2.4. Giảng viên thanh nhạc tại các cơ sở giáo dục

Nghệ thuật là một trong những lĩnh vực đào thải vô cùng lớn, và âm nhạc cũng thế. Sau khi tốt nghiệp ngành Thanh nhạc, bạn có thể bôn ba và trải nghiệm nhiều thứ trên đời với nghề ca sĩ, nhạc sĩ,... Bạn có thể đi biểu diễn và nhận tham gia các sự kiện khắp nơi. Tuy nhiên, khi đã mệt mỏi và cảm thấy không còn đủ sức để chạy đua theo những xu hướng âm nhạc mới mẻ, chốn dừng chân an toàn có lẽ là việc hoạt động như là một giảng viên ngành Thanh nhạc.

Âm nhạc đã trở thành một bộ môn giáo dục truyền thống, không chỉ ở mẫu giáo, cấp một, cấp THCS, THPT mà còn ở hệ thống các trường đào tạo chuyên ngành như Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Học viện,... Đến một độ tuổi nhất định, viecday365.com nghĩ rằng mọi kinh nghiệm của bạn đã ở một mức độ mới, dạy dạn hơn và thượng thừa hơn. Đó là lúc bạn nên truyền tải những giá trị bạn đã theo đuổi suốt chừng đó thời gian cho các thế hệ trẻ, phát triển và gìn giữ hơn nữa nền âm nhạc của nước nhà.

Việc làm giáo dục - đào tạo

2.5. Đạo diễn âm nhạc

Ngoài các sự lựa chọn trên, một đạo diễn âm nhạc cũng là một mục tiêu đáng theo đuổi cho những ai sở hữu chuyên ngành Thanh nhạc. Đây cũng là một vị trí đòi hỏi sự kinh nghiệm, sự từng trải, sự hiểu biết sâu sắc và quan trọng hơn nữa, đạo diễn âm nhạc phải là người am hiểu quy trình tổ chức các sự kiện nghệ thuật, biết sáng tạo ra những yếu tố mới, yếu tố có thể thu hút được khán giả.

Để làm được điều này, các cá nhân ngành Thanh nhạc phải không ngừng trau dồi chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, ham học hỏi và tìm tòi những kiến thức còn chưa biết trong lĩnh vực của mình ngay từ bây giờ nhé.

Ngành Nhiếp ảnh ra làm gì?

2.6. “Đá sân” sang lĩnh vực dẫn chương trình

Thật ra thì khi đọc đến đây, có thể nhiều bạn sẽ thắc mắc sự liên quan giữa ngành Thanh nhạc và lĩnh vực dẫn chương trình - một trong những lĩnh vực được đào tạo riêng biệt khác. Mặc dù vậy, đối với những cá nhân ngoài tài âm nhạc, còn có tài ăn nói, dẫn dắt người khác vào câu chuyện của riêng mình, hay giỏi giao tiếp bằng hình thể,... hoàn toàn có thể “đá sân” sang lĩnh vực này. Ngày nay, sự phát triển của âm nhạc đã thôi thúc các chương trình truyền hình, sự kiện liên quan đến nghệ thuật ca hát xuất hiện và diễn ra sôi nổi.

Vì thế, hãy thử sức với vai trò MC trong các chương trình tương tự như vậy bạn nhé!

3. Trường đào tạo ngành Thanh nhạc, điểm chuẩn và khối thi

Với triển vọng việc làm đa dạng, ngành Thanh nhạc đã và đang được nhiều cơ sở giáo dục chính quy tại Việt Nam đào tạo và giảng dạy. Vì vậy, trước khi biết ước mơ của mình thành sự thật, hãy bắt đầu với quyết định chọn trường, chọn ngành nhé.

3.1. Một số thông tin về công tác tuyển sinh

Một số trường để bạn học ngành Thanh nhạc có thể tham khảo như: ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương; Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Học viện Âm nhạc Huế; ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; CĐ Văn hóa Nghệ thuật TPHCM; Đại học Nguyễn Tất Thành; ĐH Văn Hiến; ĐH Văn Lang; ĐH Sài Gòn;

Hầu hết, các cơ sở giáo dục đều tổ chức xét tuyển theo hai tổ hợp môn, trong đó chú trọng các môn về năng khiếu âm nhạc, đó là khối N00 và N02. Tùy vào từng cơ sở, từng năm tuyển sinh, mức điểm chuẩn có thể không giống nhau. Theo tìm hiểu của viecday365.com, trung bình điểm chuẩn trong khoảng từ 20 - 31 điểm.

3.2. Những phẩm chất cần có để thi vào ngành Thanh nhạc

Thuộc một trong những bộ môn năng khiếu, để học ngành Thanh nhạc, các sĩ tử không chỉ xác định đúng niềm đam mê của mình, mà hơn hết là nhận định về tài năng, năng khiếu về âm nhạc nói riêng, nghệ thuật nói chung. Biết được tính chất của ngành học cũng như tính chất và áp lực trong thị trường việc làm sau khi ra trường. Để học ngành Thanh nhạc, hãy trang bị những phẩm chất sau đây:

+ Có năng khiếu trong âm nhạc như biểu diễn, chất giọng,...

+ Có niềm đam mê và sự nhiệt huyết đối với âm nhạc

+ Thường xuyên nắm bắt được những xu hướng mới trên thị trường âm nhạc

+ Có kỹ năng mềm xuất sắc

+ Có kiến thức về văn hóa, nghệ thuật và xã hội

+ Có thể chịu được áp lực cao, chăm chỉ, biết lắng nghe, ham học hỏi

+ Có kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ

+ ....

Nếu âm nhạc đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn, chảy mãi trong dòng máu của bạn. Bạn có năng khiếu về nó, có quyết tâm chinh phục những giới hạn của tài năng, ranh giới của sự hiểu biết,... thì viecday365.com khuyên bạn nên ôn thi vào ngành Thanh nhạc ngay hôm nay!