[Hướng nghiệp] Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông ra làm gì?
Tác giả: Bùi Nguyệt 23-04-2024
Xã hội không ngừng phát triển, những yêu cầu ngày càng cao về hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng - những con đường huyết mạch để phục vụ di chuyển, lưu thông, kích thích sự phát triển kinh tế là động lực quan trọng giúp ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông giữ được sức nóng. Vậy bạn hiểu gì ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, học ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông ra làm gì? Học ở trường nào? Và thông tin tuyển sinh mới nhất ra sao? Chúng ta hãy cùng khám phá ngay trong bài viết sau nhé.
1. Bạn hiểu gì về về ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông?
Hạ tầng giao thông, vận tải quốc gia được đánh giá là nền tảng quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội trong bất kỳ xã hội nào. Với sự lên hương và hỗ trợ đắc lực của công nghệ, kỹ thuật, các khối ngành về xây dựng công trình giao thông yêu cầu chuyên môn, hàm lượng kỹ thuật cao trở thành một trong những đại diện tiêu biểu của nhóm ngành kỹ thuật ứng dụng phát triển mạnh mẽ không kém gì cơ khí, điện hay tự động hóa. Với nhu cầu tuyển dụng cao và nhiều cơ hội đãi ngộ hấp dẫn, Đây cũng là lý do căn bản để hiện nay, nhiều trường kỹ thuật, tích cực đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. Đó chính là những cử nhân - chuyên gia của ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.
Hiểu một cách đơn giản nhất, kỹ thuật thuật xây dựng công trình giao thông là một phân nhánh của xây dựng chuyển về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý, khai thác các công trình giao thông phục vụ đi lại của con người và lưu thông của sản xuất như hệ thống cầu, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, hải cảng, sân bay…Thay vì là các tòa nhà lớn phục vụ làm việc hay những công trình dân dụng.
Là ngành phục vụ trực tiếp đời sống xã hội, khối chuyên ngành kỹ thuật, sinh viên theo học các trường đại học chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về kỹ thuật trong lĩnh vực của mình như thiết kế đường ô tô, kiểm định công trình, thiết kế tổng thể công trình, kết cấu bê tông cốt thép hay các vấn đề liên quan đến trắc địa hay thủy lực,trắc địa. Khi theo học ngành này, bên cạnh những kiến thức liên quan trực tiếp đến công trình, còn rèn luyện cho bạn vốn am hiểu nhất định những nhiệm vụ chuyên phụ trách hoạt động quản lý như trực tiếp tổ chức xây dựng và chỉ đạo thi công các công trình, khả năng quan sát và quản lý chất lượng, khai thác và sửa chữa các công trình giao thông hạch toán kinh tế đồng thời trang bị những tri thức cần thiết về khả năng kiểm tra vật liệu, điều kiện đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng nói chung.
Cũng như kỹ sư xây dựng cho dạng công trình xây dựng công nghiệp hay dân dựng, kỹ sư giao thông cũng phải nắm được những khả năng thiết kế các công trình, am hiểu các phần mềm thiết kế chuyên dụng. Đội ngũ này cũng được đào tạo để trở thành những chuyên gia trong vấn đề giải quyết vấn đề nan giải như tổ chức giao thông an toàn trong các khu đô thị lớn hay thiết kế, đề xuất các giải pháp giải quyết vấn nạn kẹt xe,tắc đường.
Xem thêm: Việc làm xây dựng
2. Khám phá cơ hội nghề nghiệp của ngành kỹ thuật công trình giao thông
Theo tổng cục thống kê Việt Nam, trung bình mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 300 doanh nghiệp ra đời, xây dựng đang là ngành đang đứng đầu về số lượng và tình hình tăng trưởng. Với quy mô hơn 600.000 doanh nghiệp, xây dựng nói chung và kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, đây chính là cơ hội hấp dẫn cho nguồn lực lượng của ngành kỹ thuật công trình xây dựng trong tất cả các trường đại học trên cả nước có thể tiếp cận những vị trí việc làm dễ dàng. Chưa dừng ở đó, sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp trong thống kê của chính phủ đồng nghĩa với tình hình tăng trưởng về mức thu nhập và đãi ngộ.
Được xem là nghề vất vả nhất, những khoảng 8 - 9 triệu nhân lực của ngành này trong năm 2020 có kinh nghiệm làm việc ít nhất 1 năm đã và đang được doanh nghiệp tuyển dụng với mức thù lao hấp dẫn dao động khoảng 8 - 20 triệu đồng tùy thuộc vào năng lực quản lý công việc, khả năng sử dụng các loại phần mềm chuyên dụng, đọc bản vẽ. Những chuyên gia trong lĩnh vực này có thể đề xuất những dự án thiết kế, thầu công trình, ra làm riêng khi kinh nghiệm đã đủ đầy. Vậy ngành kỹ thuật công trình giao thông ra làm gì?
Trót yêu ngành kỹ thuật, những công trình giao thông, những câu hỏi dạng như Ngành kỹ thuật xây dựng công trình này ra làm gì trở thành mối quan tâm hàng đầu của thí sinh trước ngưỡng cửa đại học. Đừng lo lắng, viecday365.com sẽ giải đáp giúp bạn ngay bây giờ:
Sau khi tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành và trau dồi cho mình những vốn trí thức lẫn những kỹ năng đặc thù, các kỹ sư xây dựng công trình giao thông đa dạng sự lựa chọn về vị trí và công việc cho mình. Tại hơn 600.000 doanh nghiệp xây dựng mọc lên mỗi năm, một kỹ sư chuyên nghiệp của chuyên ngành này có thể đảm nhiệm:
+ Kỹ sư, thi công, giám sát, điều hành các công trình giao thông tại các công ty, xí nghiệp tập đoàn trong và ngoài nước: Dù bước ra từ một môi trường giáo dục chuyên nghiệp cho đảm nhiệm các công tác quản lý hay giám sát kỹ thuật hoặc thiên về điều hành,thế nhưng tất cả các kỹ sư xây dựng không riêng gì về công trình giao thông đều phải biết, nắm bắt được kỹ năng cơ bản - biết thi công, sau đó, mới được giao phó những nhiệm vụ quản lý trọng hơn như giám sát viên hay điều hành.
+ Chuyên viên thiết kế, nghiệm thu các công trình xây dựng hạ tầng tại các công ty xây dựng cầu đường, quản lý và sửa chữa các hệ thống giao thông đồng thời có thể lấn sân sang lĩnh vực sang lĩnh vực dân dụng hay công nghiệp, thủy lợi và khai khoáng…
Hiện nay số lượng những công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý, sửa chữa các hệ thống xây dựng là cực kỳ phổ biến, nếu có năng lực thiết kế tốt, óc thẩm mỹ và am hiểu các phần mềm thiết kế chuyên dụng như Autocad, 2D, 3D, Autodesk Revit...hãy đầu quân cho những công ty trên ngay và luôn với vị trí thiết kế công trình ngay nhé. Đặc biệt, khi bạn đã có kinh nghiệm, tự nhận các dự án làm hoàn thành theo hình thức Freelancer và làm việc tại nhà.
+ Giảng dạy, nghiên cứu các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng với chuyên môn xây dựng của mình: Với đặc thù xây dựng gắn liền với những công trình, hẳn bạn đã nghĩ rằng, đây thực sự là công việc dành riêng cho đàn ông và yêu thích việc đi xa? Trên thực tế, tại nhiều cơ sở đại học uy tín, bạn vẫn thấy nhiều Fan nữ đăng ký song với mơ ước trở những giảng viên tại các viện nghiên cứu xây dựng hay giảng dạy trên các trường đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành. Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân, các bạn có thể học lên cao hơn với trình độ thạc sĩ và đầu quân cho những chương trình đại học hay các viện. Song tuy nhiên, số lượng này là khá hạn chế và ưu tiên cho những sinh viên có xếp loại tốt nghiệp từ giỏi trở lên. Có thể mức thu nhập không tốt bằng kỹ sư, song đây là nghề ổn định và phù hợp với những ai là tín đồ của nghiên cứu và truyền tải kiến thức.
+ Thực hiện các công tác quản lý tại các cơ quan nhà nước về đầu tư xây dựng của bộ giao thông vận tải, ban quản lý các dự án xây dựng, trung tâm quản lý, điều hành các phòng ban quản lý xây dựng là một lựa chọn khác của bạn khi theo đuổi ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.
3. Cơ sở uy tín đào tạo kỹ thuật công trình giao thông và thông tin tuyển sinh mới nhất!
Là một đại diện của ngành kỹ thuật và chuyên đào tạo lực lượng phục vụ trực tiếp cho quá trình hiện đại hóa đất nước, hiện nay để theo học ngành kỹ thuật công trình giao thông, bạn có thể dễ dàng tham khảo các thông tin tại một nhiều đại diện chuyên về công nghệ, xây dựng và giao thông trên toàn quốc nổi bật. Nếu đang sinh sống và mong muốn theo đuổi chuyên ngành này tại phía Bắc:
Đại học Giao thông vận tải, Đại học Thủy lợi, Đại học Xây dựng, Đại học Hàng Hải là những cơ sở lý tưởng với bề dày kinh nghiệm đào tạo. Tại khu vực miền Trung, bạn có thể tham khảo và đăng làm làm hồ sơ sau kỳ thi trung học phổ thông quốc gia kết thúc tại 4 trường đại học về kỹ thuật và kiến trúc danh tiếng bao gồm: Đại học Vinh, Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng, Đại học xây dựng Miền trung, Đại học Kiến trúc Đà Nẵng.
Là ngành trọng điểm và phục vụ trực tiếp cho thủ phủ việc làm công nghiệp, phía làm là khu vực đào tạo ngành kỹ thuật công trình giao thông nhiều nhất trải dài từ Đông sang Tây bao gồm một số tên tuổi lớn như: Đại học Bách khoa - Đại học QG TP.HCM, Đại học sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Công nghệ TPHCM, Đại học Cần Thơ và Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương. Đặc thù là ngành ứng dụng kỹ thuật và chú trọng vào khả năng thực hành cao, hầu hết các trường học có đào tạo chuyên ngành này, trong những mùa tuyển sinh vừa qua có mức điểm chuẩn giao động từ 14 - 20 điểm và được xét tuyển theo 2 hình thức lấy trực tiếp kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển học bạ cấp 3. Với hình thức thứ nhất, các đại diện như Đại học Giao thông vận tải, Đại học xây dựng, Đại học Thủy lợi đang chiêu mộ thí sinh ở 4 tổ hợp môn khác nhau bao gồm: A00 (Toán, Lý, hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán,Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh)...
Đến đây, bạn đã có cái nhìn đầy đủ về ngành kỹ thuật công trình giao thông và ngành kỹ thuật công trình giao thông ra làm gì rồi đúng không nào? Mùa thi đang cận kề rồi hãy chuẩn bị những kiến thức thật tốt để săn tìm một cơ hội việc cho mình nhé.