Ngành kinh tế và quản lý công là gì? Cơ hội việc làm của ngành
Tác giả: Hoàng Châu Lâm
Bạn đã biết về ngành kinh tế và quản lý công là gì chưa? Đây là một trong những ngành có nhiều cơ hội làm việc trong những cơ quan nhà nước hoặc cũng có thể làm tại các doanh nghiệp. Để tìm hiểu sâu hơn những cơ hội của ngành nghề này, hãy cùng viecday365.com khám phá ngay sau đây nhé.
1. Tìm hiểu ngành kinh tế và quản lý công là gì?
1.1. Ngành kinh tế và quản lý công
Ngành kinh tế và quản lý công hiện nay đang là một trong những ngành thu hút được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chủ yếu làm việc trong các cơ quan quản lý của nhà nước, các tổ chức ở các lĩnh vực tài chính, hoặc làm việc ở các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp ở lĩnh vực kinh tế.
Nhóm ngành kinh tế và quản lý công được chia thành hai ngành chính đó là ngành kinh tế và ngành quản lý công. Đối với ngành kinh tế, người học sẽ được đào tạo sâu về kinh tế, nghiên cứu về phân tích, xây dựng các chiến lược để phát triển nền kinh tế và xã hội. Còn ngành quản lý công, người học sẽ được đào tạo sâu về quản lý, công tác hoạch định, lãnh đạo, tổ chức các kế hoạch để phát triển nền kinh tế - xã hội….
Có thể hình dung rằng, ngành kinh tế và quản lý công sẽ đào tạo ra những người làm phân tích các số liệu, hoạch định chiến lược phát triển. Vậy cụ thể ngành này sẽ được đào tạo những gì, phần nội dung tiếp theo sẽ giải đáp thắc mắc này.
Xem thêm: Nếu như đi du học châu âu nên chọn nước nào thì tốt nhất?
1.2. Ngành kinh tế và quản lý công được học những gì?
Đối với sinh viên ngành kinh tế và quản lý công sẽ được học và phát triển rất nhiều kỹ năng cũng như các kiến thức khác nhau về những môn đại cương, môn chuyên ngành.
1.2.1. Về kiến thức
Sinh viên được trang bị cho mình những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về kinh tế học được ứng dụng trong quản lý khu vực, có kiến thức cũng như kỹ năng về phân tích, hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các khu vực công, lĩnh vực kinh doanh và sản xuất các dịch vụ công….
Có kiến thức về tâm lý, văn hóa, pháp luật, xã hội, con người để từ đó vận dụng vào các công tác chuyên môn.
Có kiến thức sâu rộng về chuyên môn để có thể đưa ra một số dự đoán về các biến động có thể xảy ra của nền kinh tế trong tương lai.
Được trang bị những kiến thức, nội dung để hiểu rõ những công cụ, phương pháp của ngành kinh tế và quản lý công. Từ đó có sự phân tích, đưa ra các kế hoạch hoạch định cho việc phát triển.
1.2.2. Về kỹ năng
Người học sẽ được trang bị, nâng cao khả năng tư duy nhận thức các vấn đề, dự đoán thông tin và bên cạnh đó cũng phải tư duy tìm ra nguyên của các vấn đề cho nhà lãnh đạo.
Có đủ kỹ năng để có thể tham gia vào các công tác quản lý, phân tích, hoạch định một cách có hiệu quả và có khả năng làm việc công tâm nhất từ cấp trung ương cho đến địa phương.
Phát triển các kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các hoạt động thường ngày đến những kỹ năng trong công việc.
Và người học được trang bị kỹ năng phân tích thông tin và tổng hợp những nội dung đó cho cấp trên.
1.2.3. Về cách ứng xử, thái độ
Luôn có thái độ tôn trọng đối với những công việc của ngành trong bất cứ cơ quan hay tổ chức nào. Có thái độ làm việc tích cực, thái độ phù hợp với các bên làm việc khác.
Có thể thấy rằng bên cạnh những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành kinh tế và quản lý công thì người học cũng được tranh bị rất nhiều kiến thức liên quan như pháp luật, tâm lý, văn hóa, xã hội để có một cái nhìn rộng mở hơn. Cùng với đó là những kỹ năng không thể thiếu để khi các sinh viên ra trường bước chân vào các lĩnh lực dễ dàng hơn xây dựng thái độ tích cực, khả năng phân tích, tổng hợp… để phát triển bản thân.
2. Ngành kinh tế và quản lý công có cơ hội việc làm như thế nào?
Ngành kinh tế và quản lý công hiện nay có rất nhiều vị trí có thể cho các bạn sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên nó không quá dồi dào đến mức cứ ra trường là bạn sẽ xin được việc trong lĩnh vực đó. Có thể điểm qua một số vị trí mà sinh viên ngành kinh tế và quản lý công ra trường có thể tham khảo:
2.1. Đối với các cơ quan nhà nước
2.1.1. Hoạch định phát triển kinh tế
Nhiệm vụ của công việc này là phải thiết lập, thẩm định các chiến lược để phát triển, xây dựng các chương trình, dự án, chính sách để phát triển nền kinh tế. Quy mô nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào nơi làm việc. Chẳng hạn như bạn đang làm việc tại các cơ quan cấp xã, thì quy mô kế hoạch của bạn sẽ nằm trong xã đó.
2.1.2. Dự báo sự chuyển động của kinh tế
Nhân viên trong bộ phận này sẽ cần đến các công cụ, phương pháp để có thể đưa ra một số những dự báo về xu thế của nền kinh tế kể cả ngắn hạn đến dài hạn.
2.1.3. Phân tích kinh tế
Người làm cần phân tích, mô tả, tổng hợp kết quả và đối chiếu với tình hình kế hoạch, các chiến lược, chính sách của hiện tại và quá khứ để từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo, đưa ra một số phương án điều chỉnh kịp thời để công việc đạt hiệu quả cao nhất.
2.1.4. Tổ chức các hoạt động kinh tế
Người thực hiện cần đưa ra những kế hoạch cho hệ thống tổ chức và điều phối được các hoạt động sao cho hợp lý, như hệ thống đưa ra quyết định, hệ thống quản lý thông tin, hệ thống thu thập dữ liệu, tổng hợp, báo cáo kết quả, hệ thống vận chuyển….
2.1.5. Kiểm tra, giám sát các hoạt động của kinh tế
Sử dụng các công cụ, hệ thống quản lý để kiểm soát chặt chẽ các nội dung công việc. Phát hiện và kịp thời khắc phục những sự cố không đáng có.
Xem thêm: Chuyên ngành quản lý kinh tế là gì và cơ hội việc làm
2.2. Đối với các doanh nghiệp
2.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế của doanh nghiệp
Nhiệm vụ của công việc này là phải thiết lập, xây dựng các chiến lược để phát triển, các chương trình, dự án, chính sách để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều nhất với khách hàng, tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận.
2.2.2. Dự báo sự thay đổi thị trường
Thị trường luôn có những biến động nhất định và nó ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp, phân tích thị trường để lường trước những biến đổi, sự thay đổi của khách hàng, các hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
2.2.3. Phân tích thông tin
Sử dụng một số công cụ phân tích để đưa ra những kết quả về hoạt động chung của chiến dịch, dự án và tổng thể hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp mới có sở để đánh giá nhận xét, đưa ra những chiến lược tiếp theo.
2.2.4. Tổ chức hoạt động
Việc xây dựng các kế hoạch phát triển là điều quan trọng và cần thiết, nhưng nó cần được thực hiện trên thực tế. Cần phải có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho từng phòng/ban để các hoạt động diễn ra một cách trơn tru nhất.
2.2.5. Thực hiện kiểm tra và đánh giá
Đây là việc quan trọng để doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu quả kinh doanh, phát hiện kịp thời những sự cố để giải quyết, tránh những rủi ro lớn. Chẳng hạn như việc truyền thông có sai sót, phát hiện sớm trước khi nội dung đó được lan tỏa đến nhiều người. Nếu như những thông tin sai lệch được truyền tải thì tác động rất mạnh đến tâm lý của công chúng, doanh nghiệp có thể bị tẩy chay.
Với những thông tin trên đã được viecday365.com đưa ra, chắc hẳn bạn đã biết ngành kinh tế và quản lý công là gì và những cơ hội làm việc của ngành nghề này rộng lớn như nào. Hy vọng bạn đã có sự lựa chọn dành cho mình.