Ngành cơ yếu là gì? Tất tần tật những thông tin về lực lượng này

Tác giả: Nguyễn Hà Linh 04-04-2024

Khi nghe đến những thông tin như cơ mật, cơ yếu, chúng ta thường nghĩ ngay đến các quân nhân, chiến sĩ mang trên mình trọng trách bảo vệ các dữ liệu, thông tin, mật vụ mang tính “đóng” của Nhà nước. Tuy nhiên, khái niệm chỉ dừng lại ngắn gọn ở đấy nếu thực sự bạn không phải là một cá nhân học tập và làm việc trong ngành này. Ngành cơ yếu là gì? - Hãy cùng viecday365.com đi tìm lời giải đáp chuẩn xác nhất cho nó nhé!

Việc làm công chức - viên chức

1. Có thể bạn còn lạ lẫm với thuật ngữ ngành cơ yếu

Tất cả những vấn đề và thông tin liên quan đến ngành này không phải ai cũng có thể đặt ra, mà nó đều được Luật cơ yếu quy định. Và theo luật này, chúng ta có thể hiểu được ngành cơ yếu là gì như sau: Cơ yếu là ngành thực hiện các hoạt động mang tính cơ mật, đặc biệt thông qua phương thức sử dụng các nghiệp vụ như kỹ thuật mật mã, mật mã, hay các phương án liên quan khác thuộc lĩnh vực an ninh của đất nước nhằm hướng đến mục đích bảo vệ, và đảm bảo tính bí mật cho những thông tin của Nhà nước không bị rò rỉ hay bị xâm phạm bởi một tác nhân gây hại nào khác. Những hoạt động trong ngành cơ yếu phải được thực hiện trực tiếp thông qua các lực lượng cá nhân chuyên trách. 

Ngành cơ yếu có trách nhiệm triển khai và thực hiện những hoạt động của mình thông qua hệ thống các nguyên tắc đã được quy định như sau:

- Toàn bộ mọi hành vi và hoạt động của ngành cơ yếu phải đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng và Nhà nước, tuân thủ các quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam.

- Toàn bộ mọi hoạt động của ngành cơ yếu phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, bảo vệ các quyền cũng như lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức. 

- Toàn bộ mọi hoạt động của ngành cơ yếu phải đáp ứng và đảm bảo được tính kịp thời, an toàn, chính xác, bí mật của các thông tin Nhà nước. 

- Toàn bộ hoạt động của ngành cơ yếu phải được triển khai, tổ chức trên cơ sở thống nhất chặt chẽ, đáp ứng hợp lý các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các lực lượng vũ trang, cam kết và đảm bảo được tính cơ mật cho các thông tin quốc gia. 

- Ngành cơ yếu phải xây dựng và hoạt động trên chế độ, cơ cấu tổ chức chuyên ngành mang tính đặc thù, đảm bảo tính kỷ luật, nghiêm khắc, tính khoa học và hiện đại, vận dụng được các thành tựu của khoa học kỹ thuật trên thế giới trong khi vận hành các nghiệp vụ của mình. 

Tóm lại thông qua bản chất và các nguyên tắc hoạt động của ngành cơ yếu. Bạn đọc có thể tham khảo thông tin về khái niệm ngành cơ yếu như sau: Ngành cơ yếu là một lực lượng mang tính chuyên trách có nhiệm vụ bảo vệ những thông tin bí mật của quốc gia. Ngành cơ yếu có nghãi vụ hỗ trợ, tham mưu cho các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước về kế hoạch và các công tác triển khai kế hoạch cơ yếu, nhằm đảm bảo, đáp ứng được mọi thông tin phục vụ cho sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước phải kịp thời, chính xác, an toàn và bí mật tuyệt đối. Mọi hoạt động của ngành phải đặt dưới lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các lực lượng vũ trang trong mọi trường hợp và tình huống, nhằm hướng đến mục đích bảo vệ, và đảm bảo tính bí mật cho những thông tin của Nhà nước, các cá nhân, cơ quan, tổ chức không bị rò rỉ hay bị xâm phạm bởi một tác nhân gây hại nào khác.

Việc làm it phần mềm

2. Ban cơ yếu Chính phủ và những thông tin bạn nên biết

Có thể bạn đã biết ngành cơ yếu là gì thông qua định nghĩa đã nêu trên, tuy nhiên, bạn biết không, ngành cơ yếu tại Việt Nam là ngành song song với sự có mặt của Ban cơ yếu Chính phủ, và được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến Ban cơ yếu Chính phủ nhé!

2.1. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Ban cơ yếu Chính phủ phân thành hai loại, về tổ chức Đảng và tổ chức hành chính. Cụ thể thông tin về cơ cấu tổ chức như sau:

- Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức Đảng

Trên quy định thực hiện chế độ, chính trị viên - chính ủy trong phạm vi môi trường quân đội. Theo đó, cơ cấu tổ chức Đảng được phân cấp trong Ban cơ yếu Chính phủ như sau:

+ Phân cấp cao nhất: Đảng bộ Ban cơ yếu Chính phủ.

+ Phân cấp thứ hai: các Đảng bộ của các Cục, Vụ, cơ quan trực thuộc.

+ Phân cấp thứ ba: các Đảng bộ của các đơn vị nhánh trực thuộc phân cấp thứ hai. 

+ Phân cấp thứ tư: các Chi bộ của các phòng, ban của các đơn vị trực thuộc phân cấp thứ ba. 

Thành phần của Đảng ủy Ban cơ yếu bao gồm chủ chốt các thành phần như sau: Đứng đầu là Bí thư Đảng ủy (phó trưởng ban BCY) và Phó Bí thư Đảng ủy (trưởng ban BCY). Sau đó là Ban thường vụ (gồm 3 ủy viên), ban chấp hành Đảng bộ Ban cơ yếu Chính phủ (gồm 10 Đảng ủy viên). 10 Đảng ủy viên này bao gồm: chánh văn phòng, cục trưởng cục CT - TC, vụ trưởng vụ KH - TC, cục trưởng cục Chứng thực Số và Bảo mật Thông tin, Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã, Cục trưởng Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền, Cục trưởng Cục Quản lý Kỹ thuật nghiệp vụ Mật mã, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Mật mã, Cục trưởng Cục Quản lý Mật mã Dân sự và Kiểm định Sản phẩm Mật mã.

- Thứ hai, về cơ cấu tổ chức mặt chính quyền:

Bao gồm các thành phần như sau: văn phòng, thanh tra, phòng pháp chế, vụ KH - TC, cục chính trị tổ chức, vụ KH-CN, cục chứng thực số và bảo mật thông tin, cục cơ yếu Đảng và Chính quyền, cục quản lý kỹ thuật nghiệp vụ và mật mã, học viện kỹ thuật mật mã, viện KHCN mật mã, Cục Quản lý Mật mã Dân sự và Kiểm định Sản phẩm Mật mã, trung tâm CNTT và giám sát AN mạng, công ty TNHH một thành viên 129, Nhà máy M2, 951, Tạp chí An toàn thông tin, Ban nghiên cứu tổng kết lịch sử Ngành cơ yếu. 

Việc làm công nghệ cao

2.2. Trọng trách đảm nhiệm

Là một cơ quan trực thuộc đẩm nhiệm mật mã của quốc gia, đặt được sự quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Chính vì vậy, trọng trách mà cơ quan này đảm nhiệm là vô cùng lớn. Cụ thể như sau:

- Thứ nhất, BCY Chính phủ có nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ và hướng dẫn cho các lãnh đạo Đảng và Nhà nước toàn bộ những vấn đề liên quan đến công tác cơ yếu, trực tiếp thực hiện và triển khai các hoạt động, kế hoạch cơ yếu. Mọi hoạt động của BCY Chính phủ hướng về một mục đích duy nhất, đó chính là đáp ứng được nhu cầu của Đảng và Nhà nước về việc bảo mật, bảo vệ các thông tin quốc gia một cách an toàn, chính xác, kịp thời và bí mật. Nhằm cung cấp các thông tin nhanh chóng để phục vụ công tác của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, các lực lượng vũ trang trong mọi trường hợp và tình huống. Chủ động trong công tác phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các tác nhân có chủ đích gây hại đến các thông tin mật của quốc gia.

- Thứ hai, BCY Chính phủ có nhiệm vụ đề xuất, đóng góp ý kiến và tham mưu cho lãnh đạo là Bộ trưởng Bộ quốc phòng về việc ra quyết định, ban hành các thông tư hay các quy định, chiến lược, chính sách, các văn bản về cơ yếu mang tính quy phạm.

- Thứ ba, chủ động trong công tác lên kế hoạch, xây dựng và thống nhất về vấn đề quản lý mạng liên lạc cơ yếu. Bên cạnh đó, BCY Chính phủ cũng có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra và quản lý những hoạt động sử dụng các sản phẩm có tính mật mã trong phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, họ cũng có trách nhiệm trong việc triển khai và tổ chức có định kỳ những lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, trình độ của các cá nhân chuyên ngành trong toàn bộ phận cơ yếu.

- Thứ tư, BCY Chính phủ có nhiệm vụ chủ trì công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các kỹ thuật tiên tiến, cập nhật các nghiệp vụ hiện đại nhất hiện nay về các công nghệ mật mã nhằm áp dụng trong quá trình hoạt động, thúc đẩy hơn nữa công tác bảo vệ, phòng ngừa và chống chế các tác nhân gây hại thông tin cho quốc gia. Đồng thời, cùng với các ban ngành liên quan để quản lý và giám sát việc nhập khẩu các công nghệ, trang thiết bị, kỹ thuật, máy móc, sản phẩm liên quan đến mật mã để sử dụng trong ngành.

- Thứ năm, bảo đảm và cam kết về mặt chuyên môn, trình độ, nghiệp vụ cho các vấn đề, hoạt động liên quan trong ngành cơ yếu thuộc phạm vi toàn quốc gia. Nghiên cứu và sản xuất, phân phối các sản phẩm mật mã cso tác dụng bảo hộ an ninh thông tin cho Đảng và Nhà nước, chủ động hoàn thiện và phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tương xứng với yêu cầu hoạt động của cơ quan. Về hệ thống mạng liên lạc cơ yếu, phải đảm bảo sẵn sàng, cũng như các nguồn dự trữ, các lực lượng mang tính dự bị,... để có thể ứng phó trong mọi trường hợp. Mặt khác trực tiếp quản lý việc sử dụng và tình trạng của cơ sở vật chất thuộc BCY Chính phủ, cũng như có vai trò như là một đơn vị đầu mối kế hoạch ngân sách và đầu tư trực thuộc TW. Phối hợp với các bộ phận liên quan nhằm kiểm tra, giám sát và triển khai các vấn đề mã hóa thông tin mật của quốc gia.

- Thứ sáu, BCY có trách nhiệm tổ chức và triển khai kế hoạch bảo vệ các thông tin mất, các sản phẩm mật mã của quốc gia. Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ phận liên quan nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu, kinh doanh, sản xuất và phân phối mật mã, thúc đẩy vai trò đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. Cung cấp kịp thời và phân phối cho các cơ quan, đơn vị cần dịch vụ mật mã theo quy định của Nhà nước,...

Việc làm it phần mềm tại Hà Nội

Với đặc thù của ngành cơ yếu, trách nhiệm của cá nhân làm việc trong ngành cơ yếu ngày nay là vô cùng quan trọng. Họ cần chủ động hơn nữa trong vấn đề trau dồi, và rèn luyện nghiệp vụ, trình độ, kỹ năng. Luôn xứng đáng với hình tượng là một chiến sĩ điển hình về vững vàng tư tưởng, giỏi nghiệp vụ, tận tụy với lợi ích và an toàn của đất nước. Hy vọng, thông qua bài viết trên đây, viecday365.com đã kịp thời thông tin đến bạn đọc về định nghĩa ngành cơ yếu là gì cùng những thông tin liên quan đến nó!