Mô tả công việc thẩm phán - Người thực thi, bảo vệ công lý!
Tác giả: Trương Thanh Thanh 16-05-2024
Luật pháp sinh ra chính là để bảo vệ cuộc sống của người dân ấm êm, hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều người “làm ngơ” trước pháp luật và hiên ngang cố tình vi phạm pháp luật. Sử dụng luật pháp để xét xử, tạo dựng sự công bằng thì đây là nhiệm vụ đầu tiên của thẩm phán. Vậy nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của thẩm phán là gì? Đừng bỏ qua những thông tin về mô tả công việc thẩm phán mà viecday365.com chuẩn bị cung cấp cho bạn ngay sau đây!
1. Công việc thẩm phán thực hư ra sao?
Trên phim ảnh, hay thậm chí là thực tế thì chắc hẳn công việc thẩm phán đã không còn xa lạ gì với cuộc sống. Tuy nhiên liệu công việc thẩm phán chỉ ngồi trên cao và đập những cây búa xuống bàn và kêu lên “Trật tự!” thôi sao? Nghe thì quá vô lý đúng không nào?
Thực hư thì thẩm phán là người sử dụng luật pháp để xét xử những vụ án, đem lại công bằng cho người dân, chính vì vậy họ được mệnh danh là người thực thi, bảo vệ công lý.
Trong bất kì một phiên tòa nào, thẩm phán sẽ là người ngồi chính giữa hoặc cùng những người thẩm phán khác lắng nghe những ý kiến tranh cãi của bên luật sư và bên Kiểm sát nhằm đưa ra một “cái kết” hợp tình hợp lý cho kẻ có tội.
Thẩm phán là người tri kỷ của “pháp luật” và sử dụng pháp luật để tạo sự công bằng. Khác với trọng tài, trọng tài là một người đúng giữa để đàm phán, giải quyết, lắng nghe từ hai phía để tạo điều kiện thuận lợi cho cả 2 phía. Bởi vì khi sử dụng trọng tài trong bất kỳ cách tranh chấp nào thường sẽ tự do hơn trong việc đàm phán và giải quyết các vấn đề riêng, trong trường hợp trọng tài không thực thi đúng luật pháp thì lúc đó Tòa án, đại diện là thẩm phán mới đúng ra can thiệp.
Tuy nhiên để có thể nói cụ thể hơn về nhiệm vụ, quyền hạn cũng như những lợi ích mà thẩm phán có quyền được hưởng và nhu cầu tuyển dụng ngành luật ở vị trí này thì hãy cùng viecday365.com khám phá tiếp nhé!
Xem thêm: Tìm việc làm trợ lý luật sư
2. Mô tả công việc thẩm phán - Người bảo vệ công lý!
2.1. Những nhiệm vụ, quyền hạn của người bảo vệ công lý
Trước hết về nhiệm vụ, quyền hạn, hãy đặt ra câu hỏi rằng “liệu thẩm phán sẽ phải làm những công việc gì?” Bởi vì thẩm phán là người sử dụng pháp luật để tạo công bằng vậy nên họ sẽ phải thực hiện những quy trình, công việc nhất định một cách nghiêm khắc và chặt chẽ, cụ thể là:
- Tiếp nhận những thông tin về đơn kiện, xử lý các thông tin đó và tạo lập hồ sơ vụ án.
- Kết hợp với các đơn vị pháp luật khác để có thể thu thập chứng cứ, tìm kiếm nhân chứng có liên quan đến vụ việc trong đơn kiện. Đồng thời kết hợp với các thông tin về các bên đương sự có liên quan đến vụ án.
- Giám sát việc điều tra và đưa ra quyết định nên tiếp tục hay xét xử thông qua việc giải hòa hay kiện đến cùng.
- Tìm ra các hướng giải quyết tốt nhất, hướng dẫn nguyên đơn và vị đơn giải quyết các vấn đề pháp lý để hai bên cùng hưởng lợi ích và có lợi về mặt hỗ trợ luật pháp.
- Để giúp cho các thông tin, sự thật được sáng tỏ một cách khái quát nhất thì thẩm phán phải không ngừng tìm kiếm, kết hợp với bên đương sự để thu thập chứng cứ.
- Trong quá trình điều tra sự việc thì nếu bất cứ ai có hành vi cản trở người thi hành công vị, ảnh hưởng đến thời gian điều tra, bằng chứng, nhân chứng của vụ án hay những hoạt động vi phạm tố tụng dân sự thì thẩm phán có quyền giải quyết cũng như xử lý.
2.2. Mức lương dành cho người phán xử?
Làm việc trong nhà nước chắc giàu lắm? Làm thẩm phán thì chắc chắn là giàu? Chắc hẳn chính câu hỏi này khiến nhiều người hoang mang và có nhiều những suy nghĩ trái chiều cho công việc này. Thực tế ràng, công việc luật pháp cũng có những yêu cầu đặc biệt và được phân cấp rõ ràng như Thẩm phán cấp cao, cấp trung và cấp cơ sở, ngoài ra quyền lực lớn nhất vẫn là thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có số năm kinh nghiệm trên 10 năm thậm chí là trên 25 năm trong nghề. Chính vì sự phân biệt này mà mức lương của các thẩm phán cũng có sự khác nhau đáng kể và quy định về mức lương của luật pháp cũng được ghi rõ ràng trong bộ luật quyết định số 730 vào năm 2004 và đã được điều chỉnh vào năm 2019.
- Mức lương thấp nhất dành cho thẩm phán giao động ở mức 3,5 triệu đồng cho đến 7,5 triệu đồng dành cho các thẩm phán làm việc ở các tòa án Huyện.
- Các thẩm phán làm việc trong các tòa án nhân dân cấp huyện có sự giao động nhẹ từ 6,5 triệu đến 10 triệu.
- Ngoài ra mức lương cao nhất của Thẩm phán giao động ở mức 9,2 triệu đến 12 triệu đồng thuộc và thẩm phán làm việc ở cấp cao nhất ở tòa án nhân dân tối cao.
Chắc hẳn rằng những con số này sẽ khiến cho nhiều người phải ngạc nhiên thì đây không phải một con số vài chục triệu như thiên hạ đồn đại. Tuy nhiên làm công việc thẩm phán, bạn phải sử dụng cái tâm để làm việc, còn nếu bạn chỉ nhìn vào cái hiện thực vậy chất thì có lẽ công việc thẩm phán không dành cho bạn.
Xem thêm: Mô tả công việc thợ nhôm kính
3. Yêu cầu để bước chân vào công việc thẩm phán
Tuy nhiên, không đơn giản mà có thể trở thành “người phát quyết” tương lai. 2 vấn đề, yêu cầu quan trọng nhất đối với thẩm phán đó là kiến thức, trình độ đồng thời phải có tố chất và đạo đức mới có thể tham gia vào công việc này. Vậy cụ thể là như thế nào, ngay sau đây viecday365.com sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề.
3.1. Quốc tịch, trình độ học vấn
Trước hết về quốc tịch, đây là một yếu tố quan trọng quyết định những yêu cầu tiếp theo. Để có thể trở thành một thẩm phán thì bạn phải là người có quốc tịch, công dân Việt Nam. Có đầy đủ các yếu tố về lòng trung thành, tinh thần yêu nước, tận tụy và trung thành với Tổ quốc. Không có hành vi gây thiệt hại lớn tới đất nước, không có tiền án tiền sự hay có thân nhân dính tiền án tiền sự.
Tiếp theo và cũng không kém phần quan trọng, để có thể tham gia vị trí “người xét xử” thì bạn phải là người của pháp luật, yêu pháp luật, tuân thủ pháp luật và tôn trọng pháp luật.
- Yêu cầu thẩm phán phải là người có học, được đào tạo 4 năm bậc đại học ngành luật và có bằng cử nhân luật rõ ràng.
- Có giấy chứng nhận đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử vụ án .
- Đã thi các kỳ thi về công chức liên quan đến ngành tòa án.
- Có kinh nghiệm trong công việc thư ký tòa án
- Có kiến thức về luật dân sự và nắm chắc các quy trình làm việc của thẩm phán.
- Có kinh nghiệm từ 5 đến 7 năm trong công việc luật sư ở các công ty liên quan đến luật pháp
3.2. Tố chất và phẩm chất đạo đức
“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Chắc hẳn câu hỏi này đã không còn xa lạ gì nữa. Ý nghĩa của câu nói này muốn ám chỉ rằng đức và tài phải đi song song với nhau thì mới mang lại được kết quả xuất sắc. và ngay cả trong công việc thẩm phán cũng vậy, nếu người thẩm phán chỉ có tài nhưng lại không có đức tính tốt đẹp thì cũng chỉ là đồ bỏ đi. Trong công việc thẩm phán, yếu tố cần phải đáp ứng và không thể không kể đến đó những là tốt chất và phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, từ thói quen, đời sống có đến tác phong làm việc
- Có sức khỏe tốt, đủ tiêu chuẩn để thực hiện công việc. Phải có một tâm lý vững chắc, không bị lung lay và luôn giữ ở mức ổn định nhất để ra những quyết định trung thực, công bằng với người dân.
- Ngoài ra vấn đề tố chất đó chính là bạn phải có tình yêu với pháp luật, có niềm đam mê với pháp luật và không ngừng nỗ lực học tập rèn luật với pháp luật.
Pháp luật là một kho tàng khuôn mẫu và “nhàm chán” với người học luật, thực tế rằng việc phải nhớ hết hàng nghìn những điều luật, thông tư chính là một áp lực không hề nhỏ. Chính vì vậy nếu như bạn không có tình yêu với pháp luật thì bạn sẽ không thể tiếp tục rèn luyện và bạn sẽ nhanh chóng từ bỏ “cuộc chơi” ngay lập tức. Vậy nên nếu bạn là người đam mê với pháp luật thì đây là một công việc hấp dẫn dành cho bạn. Nếu như không phải mà chỉ là hứng thú tạm thời thì bạn “không có duyên” với công việc thẩm phán. Vậy nên hãy cân nhắc thật chính xác năng lực và tố chất của mình để có thể vững chắc bước đi trên con đường mà mình đã chọn nhé!
4. Bổ sung thêm thông tin về mô tả công việc thẩm phán ở đâu?
Thông qua những thông tin trên đây bạn cũng đã hiểu phần nào nhiệm vụ của một người phán xử. Chắc chắn bạn cũng nhận ra rằng công việc của người thẩm phán không hề đơn giản và dễ dàng. Nếu như bạn có đam mê về pháp luật, pháp lý thì đây là một trong việc mà bạn không nên bỏ qua. Hãy bắt đầu từ việc trau dồi những kiến thức từ những pháp luật cuộc sống và học sâu vào chuyên ngành chính của mình. Không chỉ rèn luyện về mặt kiến thức pháp luật là rèn luyện phẩm chất đạo đức, những thói quen nề nếp tốt thì mới có thể xứng đáng làm việc trong vị trí “Người phán xét”.
Ngoài ra nếu như bạn mong muốn được nhận thêm những thông tin khác liên quan đến công việc thẩm phán, hay công việc luật sư... , các thông tin tuyển dụng ngành luật,... thì Timviec35.com sẽ giúp bạn giải đáp ngay những câu hỏi đó.
Ngoài ra nếu như bạn muốn Download file Word mô tả công việc thẩm phán thì bạn có thể download trực tiếp tại đây. Chúc bạn có thể tìm được đam mê, cố gắng hết sức để thực hiện mong muốn của chính mình nhé!
Trên đây là những thông tin quan trọng về mô tả công việc thẩm phán. Mong rằng thông qua những thông tin mà viecday365.com cung cấp, bạn có thể xác định được nhiệm vụ mà phải làm của mình trên con đường trở thành người phán xử tương lai.