Tìm hiểu đầy đủ thông tin về phân tích cơ bản chứng khoán là gì?
Theo dõi viecday365 tạiHiện tượng đầu tư vào chứng khoán không còn là điều xa lạ trong thị trường Việt Nam. Việc đầu tư có hiệu quả thì người đầu tư phải thực hiện việc phân tích một cách chính xác và có hiệu quả nhằm đẩy mạnh lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy phân tích cơ bản chứng khoán là gì và có đặc điểm như thế nào? Phương pháp này được áp dụng như thế nào trong hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Tham khảo ngay cùng với viecday365.com tại bài viết này nhé.
1. Bạn hiểu phân tích cơ bản chứng khoán là gì?
1.1. Khái niệm
Từ lâu việc phân tích chứng khoán là hoạt động không thể thiếu trong việc đầu tư chứng khoán. Nhờ có hoạt động này mà rất nhiều người đã áp dụng thành công và trở thành những tỷ phú nổi tiếng. Phương pháp phân tích cơ bản chứng khoán được cho là phương pháp cổ điển nhất nhưng cũng là phương pháp đem lại nhiều lợi ích nhất. Vậy thực chất phương pháp này được hiểu như thế nào?
Phân tích cơ bản tiếng anh là Fundamental analysis, là phương pháp được sử dụng để đo lường và phân tích các giá trị nội tại của chứng khoán. Thông qua việc kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp để đánh giá những triển vọng trong tương lai. Từ đó các nhà phân tích cũng sẽ dự đoán được những yếu tố và có sự phân tích chính xác các yếu tố gây ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu, bao gồm cả những yếu tố kinh tế vĩ mô như trạng thái của nền kinh tế vĩ mô và các điều kiện ngành liên quan đến kinh tế vĩ mô.
Việc phân tích cơ bản chứng khoán sẽ phù hợp với những nhà đầu tư có tư duy và tầm nhìn dài hạn cho những chiến lược phát triển của các nhân hay doanh nghiệp. Bởi những đầu tư ngắn hạn không có quá nhiều biến đổi đối với nhà đầu tư theo hình thức phân tích cơ bản do vậy mà nhà đầu tư dài hạn sẽ đặt rất nhiều kỳ vọng vào giá trị của các cổ phiếu tiềm năng với mong muốn đem lại lợi nhuận cao hơn trong tương lai.
Xem thềm: Cách phân biệt các đặc điểm của nhà đầu tư chứng khoán là gì?
1.2. Ưu điểm, nhược điểm của phân tích cơ bản chứng khoán là gì?
1.2.1. Ưu điểm
- Phân tích cơ bản sẽ là phương pháp hỗ trợ tối ưu dành cho nhà đầu tư trong việc thực hiện các chiến lược dài hạn. Đồng thời giúp nhà đầu tư quản lý được giá trị của cổ phiếu.
- Giúp nhà đầu tư đánh giá khách quan và đúng đắn hơn đối với các giá trị nội tại trong chứng khoán thông qua việc phân tích các yếu tố định lượng và định tính.
- Hơn nữa việc sử dụng phương pháp phân tích cơ bản sẽ là điều kiện để các nhà đầu tư thực hiện và đưa thêm những giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự tăng trưởng của cổ phiếu.
1.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh việc là chỗ dựa trực tiếp cho nhà đầu tư thì phương pháp phân tích cơ bản cũng đem lại không ít những khó khăn.
- Do khối lượng thông tin về chứng khoán rất lớn cho nên nhà đầu tư sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để có thể phân tích, tiếp cận và xử lý nhanh chóng được toàn bộ những nội dung liên quan.
- Việc phân tích rất dễ bị tác động bởi các yếu tố chủ quan, các nguồn thông tin sai lệch và khiến cho việc phân tích dễ phạm phải sai lầm.
- Đòi hỏi nhà đầu tư luôn có những chứng kiến riêng, một cái đầu lạnh và khả năng kiểm soát tốt các cảm xúc cá nhân để không làm ảnh hưởng đến việc phân tích dẫn tới những quyết định sai lầm và hậu quả trầm trọng.
- Từ việc phân tích cơ bản hãy xây dựng những hướng đi phù hợp, tránh việc nắm giữ các chiến lược dài hạn quá lâu sẽ gây ra ảnh hưởng, sự khủng hoảng tài chính, lạm phát và thậm chí là nguy cơ phá sản.
2. Đặc điểm của phân tích cơ bản chứng khoán là như thế nào?
- Mục tiêu của phân tích cơ bản chính là việc thực hiện các đánh giá về giá trị nội tại của chứng khoán. Nhà đầu tư sẽ dựa vào chứng khoán trên thị trường để đánh giá, so sánh và định giá xem giá tị của nó là cao hay thấp để từ đó đưa ra quyết định là mua hay bán đối với cổ phiếu mà nhà đầu tư đang sở hữu.
- Phân tích cơ bản là việc tập trung phân tích mọi vấn đề liên quan, có ảnh hưởng trực tiếp tới giá của cổ phiếu nhằm có sự điều chỉnh phù hợp để đẩy mạnh giá trị cổ phiếu lên cao.
- Phân tích cơ bản chứng khoán sẽ sử dụng các nguồn dữ liệu công khai của doanh nghiệp: doanh thu, thu nhập, lợi nhuận vốn chủ sở hữu,... để xác định giá trị cơ bản của doanh nghiệp cũng như tiền năng phát triển trong tương lai. Từ đó hình thành nên sự ổn định trong việc gia tăng giá trị cổ phiếu.
3. Những hướng tiếp cận đối với phân tích cơ bản chứng khoán
Việc phân tích cơ bản bao gồm rất nhiều các yếu tố liên quan: tài chính, doanh thu, lợi nhuận, nợ, chất lượng quản lý, việc điều hành hệ thống,...
Các yếu tố này sẽ được gộp chung thành hai loại đó là phân tích định lượng và phân tích định tính. Cùng viecday365.com tìm hiểu về hai hình thức phân tích này:
3.1. Đối với hình thức phân tích định lượng
Các nhân tố định lượng sẽ bao gồm những yếu tố liên quan đến tài chính và được trình bày trực tiếp trong báo cáo tài chính:
+ Doanh thu và lợi nhuận: bao gồm sự tăng trưởng giữa doanh thu và lợi nhuận, các tỷ suất sinh lời, biên lợi nhuận ròng, thu nhập trên mỗi một cổ phiếu và các loại doanh thu bất thường khác. Các giá trị này sẽ được biểu thị dưới dạng % để nhà đầu tư dễ dàng nhận biết những giá trị cổ phiếu tốt để thúc đẩy sự sinh lời bền vững.
+ Tài sản và nguồn vốn: dựa vào các cấu trúc vốn, số tiền vay nợ, tiền mặt, hệ số thanh toán thì nhà đầu tư sẽ nhận biết được giá trị nội tại của công ty. Bên cạnh đó, đối với các tập đoàn, công ty có nguồn vốn lớn hơn sẽ luôn tập trung cho việc rót vốn đầu tư và đẩy mạnh kinh doanh để có thể đẩy giá trị của cổ phiếu lên cao.
+ Dòng tiền: việc xác định được sự dịch chuyển của dòng vốn sẽ tạo ra những nắm bắt dễ dàng trong hoạt động kinh doanh và các kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp để từ đó lựa chọn những dòng cổ phiếu phù hợp cho bản thân để tập trung tăng cao khả năng sinh lời trong tương lai.
3.2. Đối với các hình thức phân tích định tính
Dựa trực tiếp vào chất lượng và tính chất của doanh nghiệp để thực hiện đánh giá như là chất lượng quản lý, thương hiệu, lợi thế cạnh tranh,....
+ Chất lượng quản trị: dựa trên kế hoạch của những chiến lược dài hạn đồng thời là những cam kết đảm bảo sự phát triển.
+ Lợi thế cạnh tranh: điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thương hiệu, khả năng huy động vốn, chi phí sản xuất và quy mô kinh doa doanh của doanh nghiệp để thực hiện việc đánh giá. Nếu các yếu tố này đang tin cậy thì đây sẽ luôn là đối tượng đáng đầu tư, đem lại sự phát triển bền vững.
+ Rủi ro: đối với mỗi hoạt động kinh doanh thì đây là điều không thể tránh khỏi bởi rủi ro đến từ nhiều nguồn khác nhau mà các doanh nghiệp khó lòng kiềm soát hết được. Do vậy cần đưa ra các biện pháp kịp thời và phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì sự ổn định trong hoạt động phát triển.
Xem thêm: Bluechips trong chứng khoán là gì? Có nên đầu tư vào Bluechips
4. Vai trò của việc phân tích cơ bản chứng khoán là gì?
- Việc phân tích cơ bản trước tiên sẽ giúp công ty, doanh nghiệp định hướng chính xác được lỗi đi cũng như các kế hoạch phát triển lâu dài của mình.
- Dễ dàng đánh giá được tiềm lực phát triển của công ty để có thể so sánh với các đối thủ trên thị trường, từ đó có những biện pháp nhằm thúc đẩy giá trị cổ phiếu tăng cao.
- Thông qua việc phân tích cơ bản chứng khoán, nhà đầu tư sẽ đo lường được các giá trị từ quá khứ tới hiện tại của doanh nghiệp, đánh giá chính xác được giá trị nội tại để đưa ra các quyết định về việc mua bán cổ phiếu của công ty.
- Dự báo được tình hình giá cổ phiếu và sự biến động của sàn chứng khoán trong tương lai.
Qua việc tìm hiểu phân tích cơ bản chứng khoán là gì, viecday365.com mong rằng bạn đã nhận biết được tầm quan trọng thiết yếu của phương pháp này, đồng thời phát hiện ra những cổ phiếu tiềm năng để thực hiện đầu tư và đem lại lợi nhuận xứng đáng. Tuy nhiên cũng cần có sự tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng trước khi áp dụng phương pháp phân tích cơ bản bởi nếu không thực sự hiểu thì khả năng mất vốn sẽ xảy ra một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chính vì vậy hãy luôn cẩn trọng trong mọi vấn đề.
397 0