Mô tả công việc phát thanh viên chuẩn nhất dành cho ứng viên
Tác giả: Trần Hải Minh 16-05-2024
Phát thanh viên không còn xa lạ với chúng ta nữa, dường như nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức của các thế hệ đi trước với những giọng nói quen thuộc. Để trở thành một phát thanh viên chuyên nghiệp thì bạn cần phải có một giọng nói hay, truyền cảm. Nếu như bạn đang theo đuổi con đường phát thanh viên chuyên nghiệp thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mô tả công việc phát thanh viên nhé!
1. Tìm hiểu về nghề phát thanh viên
Phát thanh viên không còn là công việc xa lạ với tất cả chúng ta nữa. Họ là những người truyền đạt thông tin, thời sự đến với chúng ta bằng giọng nói truyền cảm. Thế nhưng bạn có hiểu bản chất thật sự của phát thanh viên là gì hay không?
Phát thanh viên chính là những người làm nghề phát thanh, thông thường thì chỉ có biên tập trên các đài phát thanh sẽ có nhiệm vụ truyền tải các thông tin ở dạng viết sang dạng nói, kịp thời đem đến những tin tức cho quần chúng. Cùng với tính chất công việc của họ ở đài nhưng họ lại có nhiệm vụ truyền tải thông tin bằng hình ảnh chính là biên tập viên.
Đối với nghề phát thanh viên, các bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ để hoàn thành công việc thật tốt cũng như đáp ứng yêu cầu tuyển dụng truyền thông. Có khá nhiều người nghĩ rằng phát thanh viên là công việc khá nhàn và dễ dàng. Thế nhưng liệu có đúng như người ta vẫn nghĩ hay không? Để hiểu và có cái nhìn rõ hơn về công việc này thì bạn hãy theo dõi trong phần tiếp theo nhé.
2. Mô tả công việc phát thanh viên chi tiết nhất
Đối với một phát thanh viên chuyên nghiệp sẽ phải làm rất nhiều công việc khác nhau và cần nhiều kỹ năng để đảm bảo công việc tốt nhất. Để rõ hơn về từng công việc thì bạn hãy theo dõi cụ thể bên dưới đây nhé!
2.1. Thực hiện lấy tin, viết bài và xây dựng kịch bản
Lấy tin bài là một công việc khá đặc trưng của nghề báo, thế nhưng đối với một phát thanh viên họ cũng cần phải đi lấy tin. Công việc lấy tin bài này dường như rất quan trọng và cần phải được thực hiện thường xuyên. Tin thức cần phải có tính mới thì mới thu hút được người xem, khi lấy tin cũng cần phải có kỹ năng và nghiệp vụ thì mới có thể lấy được tin tức chất lượng.
Sau khi lấy tin xong thì phát thanh viên sẽ phải chuyển những nội dung tin tức đó thành văn viết dưới dạng kịch bản để khi lên sóng chương trình sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn trong công việc. Lên kịch bản là một giai đoạn quan trọng, cần phải có ý tưởng cho kịch bản đó của mình và xây dựng sao cho không trùng lặp nội dung, không nhàm chán và biết cách nhấn mạnh, tập trung vào nội dung mà người khác quan tâm đến.
2.2. Tìm kiếm các sự kiện, ý tưởng mới để xây dựng bài viết hay
Tin tức luôn luôn cần độ nóng và độ hot nhất định của nó, đối với mục tin tức hạn chế đưa lại các tin cũ cùng lắm là chỉ điểm qua lại một vài thông tin tiêu biểu. Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ: đời sống, kinh tế, pháp luật, chính trị, sức khỏe,…đều sẽ có những vấn đề diễn ra thường xuyên và hàng ngày. Chính vì thế mà muốn thính giả nghe nhiều hơn, thường xuyên thì đội ngũ phát thanh viên cần phải tìm kiếm các sự kiện mới xảy ra.
2.3. Liên hệ với đối tác để lấy tin tức
Trong công việc họ cũng cần phải làm việc thường xuyên, giữ mối quan hệ với những đối tác quan trọng để đảm bảo cho việc lấy tin tức của mình thuận lợi nhất. Việc giữ liên lạc và mối quan hệ với đối tác là rất quan trọng, bạn cần phải thật khéo léo để không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ này, đặc biệt là khả năng giao tiếp phải thật tốt. Khi giữ liên lạc được với những đối tác này thì tin tức sẽ đảm bảo được độ chính xác và bảo mật tốt nhất.
2.4. Thực hiện phát các kịch bản theo đúng sự sắp xếp của cấp trên
Việc phát sóng các kịch bản cần phải được diễn ra một cách thường xuyên và đúng lịch. Dường như đây cũng là một trong những nhiệm vụ chính mà nhân viên phát thanh cần phải làm hàng ngày để đem lại những tin tức hay nhất cho người nghe. Thông thường việc phát sóng các chương trình, bản tin sẽ được cấp trên phân công lịch theo khung giờ, giờ nào phát chương trình nào do ai làm phát thanh viên.
2.5. Tham gia và hỗ trợ các hoạt động truyền thông của công ty, đài phát thanh
Ngoài những công việc phục vụ cho chương trình phát thanh của đài, của công ty ra thì phát thanh viên còn phải tham gia vào các hoạt động truyền thông, các hoạt động, chương trình giải trí của công ty, của đài nữa.
2.6. Thường xuyên luyện tập giọng nói
Công việc luyện giọng cũng rất quan trọng, đối với những người làm nghề biên tập viên, phát thanh viên ngoài ngoại hình ra thì giọng nói rất quan trọng. Họ cần phải luyện và giữ cho giọng của mình luôn tốt nhất, truyền cảm nhất và biết cách nhấn nhá. Không phải ai cũng có một giọng nói truyền cảm ngay từ đầu, rất nhiều người phải luyện tập mới có được một giọng nói tốt như vậy.
Để có một giọng nói tốt, bạn cần phải xây dựng chế độ tập và ăn uống riêng cho bản thân mình thường xuyên hơn.
Đó chính là các công việc của phát thanh viên, khối lượng công việc không quá nhiều, thế nhưng áp lực công việc lại rất lớn. Để theo đuổi con đường chuyên nghiệp bạn cần phải xác định được trách nhiệm công việc của bản thân là gì?
Tìm việc làm nhân viên biên tập nội dung
3. Trách nhiệm đối với một người phát thanh viên
- Phát thanh viên cần phải thực hiện đúng và hoàn thành tốt các công việc mà cấp trên giao xuống
- Luôn cập nhật xu thế, tin tức để đem đến nguồn tin tức mới cho người nghe
- Cần phải có trách nhiệm trong công việc, thực hiện các giai đoạn lấy tin tức, làm kịch bản phải thật sự chỉn chu. Chịu trách nhiệm giải quyết các công việc mà mình đã làm.
- Luôn cần cù học hỏi thêm các kiến thức mới để công việc luôn được hoàn thành một cách tốt nhất
4. Để trở thành một phát thanh viên chuyên nghiệp bạn cần gì?
Phát thanh viên là một công việc thu hút được rất nhiều bạn trẻ tham gia vào ngành này, thế nhưng để thật sự đi theo con đường chuyên nghiệp bạn cần phải có những tố chất như sau:
- Thứ nhất, giọng nói: Phát thanh viên công việc quan trọng hàng đầu của những người phát thanh viên đó chính là truyền tải thông tin bằng giọng nói. Một công việc liên quan chủ yếu đến giọng nói như thế này chắc chắn phải có một giọng nói chuẩn, không ngọng, khoomng nói giọng địa phương khó nghe. Giọng nói chính là một trong những vũ khí vô cùng lợi hại của phát thanh viên. Bởi vậy họ cũng luôn phải luyện tập về giọng để đặt độ truyền cảm và nhấn nhá nhất định.
- Thứ hai, có khả năng sáng tạo: Đối với những người phát thanh viên họ cần phải có khả năng sáng tạo tốt, liên tục đem đến nhiều ý tưởng mới cho người nghe. Sáng tạo trong công việc sẽ không làm cho người nghe cảm thấy nhàm chán.
- Thứ ba, có khả năng ứng biến tốt trong mọi tình huống: Phát thanh viên là người truyền tải thông tin đến người khác thông qua ngôn ngữ, đôi khi họ sẽ gặp phải những tình huống phát sinh không ngờ đến. Chính vì thế mà bạn cần phải nhanh nhẹn và có khả năng ứng biến tốt để không làm gián đoạn đến chương trình và không làm ảnh hưởng đến người nghe.
- Thứ tư, có kiến thức về xã hội sâu rộng, khối lượng kiến thức và sự hiểu biết sâu rộng này sẽ khiến cho các bạn thuận lợi hơn trong công việc của mình.
Đó chính là những yêu cầu đối với một người phát thanh viên, đặc biệt bạn cần phải có trách nhiệm để bản tin của mình thật sự có chất lượng. Chắc chắn khi mới bước chân vào nghề sẽ không gặp thành công ngay được, bạn cần phải có sự cố gắng và rèn luyện nhiều hơn để thật sự có thành công.
5. Quyền lợi và mức lương của một phát thanh viên
Về quyền lợi đối với những nhân viên phát thanh tại các đài phát thanh, các công ty truyền thông sẽ có mức lương và quyền lợi khác nhau. Thế nhưng đây là công việc quan trọng, vì thế mà các công ty các đài phát thanh cũng sẽ không ngần ngại bỏ ra những lợi ích khá nhiều để thu hút ứng viên đâu. Tùy vào doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển mà sẽ nhận được những quyền lợi khác nhau, thế nhưng nhìn chung thì phát thanh viên sẽ có quyền lợi như sau:
- Bạn sẽ có cơ hội thăng tiến công việc rõ ràng khi có mục tiêu công việc cụ thể
- Được làm trong môi trường chuyên nghiệp, năng động để phát triển bản thân của mình
- Được trải nghiệm các công nghệ cao, khiến cho công việc đơn giản và thuận lợi hơn
- Bạn sẽ được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật
Về mức lương, trung bình mức lương của phát thanh viên sẽ dao động từ 7 – 9 triệu đồng/ 1 tháng, tuy nhiên cũng có thể cao hơn nếu như bạn có năng lực và chứng tỏ được khả năng đó với nhà tuyển dụng.
6. Nhu cầu tuyển dụng phát thanh viên hiện nay
Đối với những bạn sinh viên học trong ngành phát thanh viên, báo chí, truyền hình,… các bạn sẽ có cơ hội làm việc trong các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty truyền thông. Hiện nay nhu cầu tuyển dụng của các công ty truyền thông cũng rất nhiều, bởi họ cho ra những chương trình, những số radio,…phục vụ nhu cầu người nghe. Vì thế mà bạn sẽ dễ dàng ứng tuyển vào công việc này hơn. Để tìm cho mình một cơ hội việc làm phát thanh viên tốt nhất, bạn hãy truy cập vào trang viecday365.com để tìm kiếm thông tin tuyển dụng nhé!
Ngoài ra bạn còn có thể tham khảo thêm mẫu mô tả công việc phát thanh viên trong tài liệu bên dưới đây:
Toàn bộ thông tin và những chia sẻ trên đây về mô tả công việc phát thanh viên phần nào cũng đã giúp bạn hiểu hơn về công việc này. Nếu như đã có niềm đam mê với nó thì bạn hãy mạnh dạn theo đuổi nhé!