Khám phá và học hỏi từ mô hình kinh doanh của Traveloka
Tác giả: Trương Thanh Thanh 12-12-2024
Nền công nghiệp du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói nhưng đem lại lợi nhuận cực cao. Nhắc đến du lịch hiện đại, ta không thể không nhắc đến Traveloka - một thương hiệu đi đầu trong lĩnh vực du lịch trực tuyến. Vậy mô hình kinh doanh của Traveloka được xây dựng và hình thành với những chiến lược gì? Mời bạn đọc tìm hiểu với viecday365.com nhé!
1. Giới thiệu chung về Traveloka
Nhắc đến du lịch trực tuyến, ta không thể không nhắc đến Traveloka - ứng dụng được coi là con rồng vàng trong ngành du lịch của Đông Nam Á với những thắng lợi lớn về cả doanh thu lẫn chỉ số truyền thông.
Chỉ xuất hiện không quá lâu nhưng Traveloka đã thành công xây dựng được một tệp khách hàng trung thành khi đáp ứng được đa dạng các nhu cầu về du lịch cùng trên một nền tảng ứng dụng. Các dịch vụ chính của Traveloka tại thị trường Đông Nam Á bao gồm: đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn. Ngoài ra, tại thị trường mẹ Indonesia, Traveloka cũng cung cấp thêm các dịch vụ như: đặt vé tàu, đặt combo vé máy bay, khách sạn, đặt vé đến các khu thăm quan, đặt vé xe buýt cùng với đó là các sản phẩm viễn thông và và dịch vụ trung chuyển đến sân bay.
Hiện nay, Traveloka đã và đang là đối tác với 100 hãng hàng không nội địa và quốc tế, cung cấp hơn 200.000 chặng bay với phạm vi toàn thế giới. Các dịch vụ nghỉ ngơi do Traveloka cung cấp cũng rất phong phú: khách sạn, nhà nghỉ, homestay, khu nghỉ dưỡng… Ứng dụng hiện đã thu về hơn 30 triệu lượt tải trên cả hai kho ứng dụng CH Play và Appstore. Song hành với đó, Traveloka hỗ trợ 40 phương thức thanh toán và luôn có đội ngũ chăm sóc khách hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ, xử lý khiếu nại 24/7 bằng tiếng địa phương.
2. Mô hình kinh doanh của Traveloka có gì khác biệt?
Trên thực tế, Traveloka xây dựng mô hình kinh doanh dịch vụ du lịch trực tuyến nhưng vẫn gắn liền với các yếu tố trong marketing 4P (place - phân phối; price - giá cả; product - sản phẩm; promotion - quảng cáo). Với một mô hình kinh doanh mới lạ trong thời điểm ra mắt, kết hợp cùng những chiến lược thông minh và tận dụng được lợi thế cũng như thị trường Đông Nam Á, Traveloka đã thành công vươn lên trở thành ứng dụng số 1 về du lịch trực tuyến ở đây.
Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ tiến hành phân tích các chiến lược kinh doanh mà Traveloka sử dụng nhé.
2.1. Chiến lược phân phối của Traveloka
Traveloka là một trong những đơn vị đi đầu trong vận dụng OTA (Online Travel Agent - Đại lý du lịch trực tuyến) để phát triển hoạt động của doanh nghiệp. Với sự nhạy bén trong nắm bắt thị trường, Traveloka đã thấy rõ, chi phí du lịch của khách hàng được chia thành các khoản: du lịch trọn gói, thuê nhà nghỉ, chi phí đi lại. Việc tích hợp các dịch vụ cần có trong 1 chuyến du lịch vào trong 1 ứng dụng không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian mà còn giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng xúc tiến bán tốt hơn.
Khi khai thác mạng lưới phân phối trực tuyến tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, Traveloka đã có sự chuẩn bị kỹ càng, ý thức được nhu cầu của khách hàng khi du lịch trong môi trường hiện đại.
Việc phân phối sản phẩm dưới dạng thương mại điện tử đã giúp Traveloka giảm bớt các chi phí vận hành kho bãi mà tập trung khai thác được những khía cạnh về dịch vụ du lịch.
2.2. Chiến lược về giá của Traveloka
Nói đến chiến lược về giá có thể khẳng định Traveloka đã phát huy được toàn bộ lợi thế khi chỉ với một ứng dụng di động nhưng đáp ứng được tất cả kỳ vọng của khách hàng. Nếu so sánh đặt vé trực tuyến với hãng hàng không và Traveloka, có thể khẳng định mức giá Traveloka đưa ra luôn cạnh tranh hơn.
Đặc biệt, Traveloka không tính phí đặt chỗ, chỉ hiển thị mức giá cuối cùng người tiêu dùng phải trải và không bao gồm các loại chi phí khác. Với chiến lược về giá này, Traveloka đã thành công thu hút được sự chú ý của người dùng và đạt được thiện cảm, tạo cảm giác người dùng đã có trải nghiệm mua sắm tiết kiệm hơn.
Ngoài ra vào những thời kỳ cao điểm du lịch như mùa hè, các dịp Lễ, Tết Traveloka thường tung ra các chiến dịch giảm giá từ 10 - 30%, các combo chặng khứ hồi và các đợt giảm giá đặc biệt của các hãng hàng không.
Nắm bắt được tâm lý yêu thích sự tiện lợi trong thanh toán online của khách hàng, Traveloka cũng liên kết với rất nhiều ngân hàng và các ví điện tự, phục vụ nhu cầu thanh toán nhanh, tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, trong trường hợp khách hàng muốn thanh toán trực tiếp để đảm bảo không phát sinh lỗi từ ngân hàng, họ có thể ra các cửa hàng tiện lợi có hỗ trợ thanh toán trung gian.
2.3. Chiến lược trong sản phẩm của Traveloka
Sử dụng nền tảng công nghệ để phát triển sản phẩm dịch vụ, Traveloka luôn cải tiến và thường xuyên thay đổi để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Với giao diện thân thiện và thao tác sử dụng đơn giản, tìm kiếm thông tin nhanh chóng, dễ dàng Traveloka cung cấp đầy đủ giá vé máy bay của các hãng hàng không lớn trên lãnh thổ Việt Nam cùng hệ thống phòng khách sạn với mức giá hợp lý.
Một trong những tính năng thông minh của Traveloka có thể kể đến như: Price Alert - thông báo cho người dùng khi có các đợt khuyến mãi hoặc xuất hiện giá vé phù hợp ngân sách, Travel Quick - đặt vé máy bay, phòng khách sạn chỉ trong một phút.
Trong trường hợp khách hàng phát sinh các vấn đề cá nhân phải đổi lịch bay hoặc trễ chuyến bay, Traveloka cũng hỗ trợ khách hàng với tính năng khách sạn giờ chót. Mức giá đặt phòng này luôn được đảm bảo thấp hơn bình thường và thậm chí có thể được giảm tới 50%.
2.4. Chiến lược truyền thông sản phẩm của Traveloka
Traveloka tận dụng các nền tảng số một cách rất nhuần nhuyễn không chỉ trong các hoạt động về kinh doanh, vận hành mà cả trong quá trình truyền thông, quảng bá về sản phẩm.
2.4.1. Truyền thông trực tuyến trên website
Website của Traveloka có giao diện vô cùng tối giản nhưng vẫn đầy đủ các thông tin. Bên cạnh những bài đăng thông báo về khuyến mãi, giảm giá vé, giá đặt phòng, đội ngũ Traveloka cũng thường xuyên cập nhật những bài blog về du lịch, chia sẻ trải nghiệm.
Song hành với đó, nếu khách hàng muốn tìm kiếm về giờ bay, chặng bay, ngày bay theo nhu cầu cũng có thể sử dụng website Traveloka để hiển thị thông tin rõ hơn.
2.4.2. Đầu tư trong quảng cáo trên truyền hình
Quảng cáo của Traveloka tuy đơn giản nhưng có sức lan tỏa và tạo hiệu ứng truyền miệng rất lớn. Tuy không thường xuyên tung ra các chiến dịch quảng cáo trên truyền hình nhưng Traveloka vẫn thường xuyên xây dựng các TVC quảng cáo với nội dung dí dỏm, nhẹ nhàng phù hợp với nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng trẻ tuổi.
2.4.3. Xúc tiến trên mạng xã hội
Mạng xã hội là sân chơi yêu thích nhất của Traveloka với rất nhiều chương trình hấp dẫn. Các chiến dịch truyền thông của Traveloka cũng được quảng cáo rầm rộ thông qua các mạng xã hội: Facebook, Instagram…
Ngoài ra, Traveloka cũng thường xuyên tổ chức các minigame, các buổi livestream giao lưu trúng thưởng để tăng tính tương tác của nhãn hàng và khách hàng.
Có thể thấy, hành trình để xây dựng thương hiệu Traveloka cũng như thành công trong tạo lập mô hình kinh doanh của Traveloka yêu cầu đội ngũ quản trị phải có năng lực dự đoán thị trường và thay đổi phù hợp nhu cầu phát triển của ngành. Mong rằng với những chia sẻ, thông tin trong bài viết trên của viecday365.com bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích về Traveloka và có thể học hỏi các chiến lược từ thương hiệu này. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.