Bạn biết gì về mô hình kinh doanh canvas của Apple?

Tác giả: Phạm Hồng Ánh 18-11-2024

Thời gian trước đây thì nhiều công ty, doanh nghiệp thường tập trung vào vấn đề phát triển sản phẩm dẫn tới kết quả kinh doanh không được như mong muốn trong đó có Apple. Do đó mô hình kinh doanh canvas của Apple đã được ra đời để hỗ trợ cho doanh nghiệp có thêm những bước tiến mới trong sự phát triển. Hãy cùng viecday365.com tham khảo ngay trong nội dung sau đây để nắm rõ hơn nhé.

1. Đặc điểm của mô hình kinh doanh canvas của Apple

1.1. Bạn biết gì về mô hình kinh doanh canvas của Apple?

Mô hình kinh doanh canvas của apple được hiểu là một mô hình được phát triển do một bộ phận công cụ trực quan bởi Alexander Osterwalder được dùng nhiều do những nhà quản lý chiến lược để nhanh chóng có thể xác định và đạt được rõ ý tưởng kinh doanh. Bên cạnh đó thì BMC là một bảng có chứa nhiều yếu tố mô tả về công ty, doanh nghiệp hay sản phẩm có liên quan tới cơ sở hạ tầng, tài chính, giá trị cung cấp dành cho khách hàng,.. Toàn bộ đều có mục đích chính là hỗ trợ công ty doanh nghiệp có sự đồng nhất về những hoạt động kinh doanh qua hình thức minh họa về những tiêu chí đánh đổi về tiềm năng.

Mô hình kinh doanh Canvas của Apple

Với mục đích là cải tiến mô hình kinh doanh cũng như của các nhà quản lý công ty, doanh nghiệp thì Canvas chính là mô hình phổ biến nhất với toàn bộ mọi người, nó bao gồm những ưu điểm như:

- Tập trung: Hội tụ toàn bộ các chiến lược bán hàng truyền thống mà doanh nghiệp, công ty lớn trên toàn thế giới tin dùng, tách bạch riêng và loại bỏ những sự rời rạc của chiến lược khác.

- Linh hoạt: Toàn bộ chiến lược được viết trên những trang giấy có thể thử nghiệm, chỉnh sửa một cách dễ dàng hơn.

- Bài bản: Toàn bộ chiến lược đó đều được bày ra trên cùng một trang giấy cho nên những cộng sự trong team dễ hiểu và nắm rõ tầm nhìn của người dùng.

1.2. Một số yếu tố có trong mô hình kinh doanh canvas của apple?

1.2.1. Khách hàng tiềm năng

Với ai đang là những người làm kinh doanh thì đây là một yếu tố không thể bỏ qua, khách hàng năng có thể là thị trường hỗn hợp, thị trường khách hay thị trường đại chúng cũng phụ thuộc và những lối đi hay định hướng riêng của mỗi doanh nghiệp công ty.

1.2.2. Giá trị của giải pháp và kênh phân phối

Giá trị của giải pháp hỗ trợ cho công ty doanh nghiệp xác định rõ được mục tiêu mà mình đang hướng tới qua thông tin về dịch vụ, sản phẩm. Không những vậy căn cứ vào đây mà Apple có thể thuyết phục được người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của chính mình thay vì sử dụng của bên đối thủ cạnh tranh, đây chính là cách mà Apple tạo nên giá trị riêng cho doanh nghiệp của mình.

Giá trị của giải pháp

Kênh truyền thông cũng chính là phương pháp để người tiêu dùng tiếp cận gần hơn đối với sản phẩm của Apple cùng mục đích mang lại giá trị cho phía họ. Vì thế muốn phát triển vững mạnh kênh truyền thông thì doanh nghiệp cần chú trọng và quan tâm hơn nữa về 2 loại kênh cơ bản như kênh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, công ty làm gian hàng trên mạng, điểm bán hàng trực tiếp. Thứ hai là kênh đối tác bao gồm đại lý bán hàng, cửa hàng của đối tác.

1.2.3. Quan hệ khách hàng và dòng doanh thu từ mô hình kinh doanh

Apple sẽ cuấy dựng mối quan hệ khách hàng sau khi đã hoàn thành xong phân khúc khách hàng. Vấn đề để gây dựng nên một mối quan hệ đối với khách hàng để cho công ty, doanh nghiệp gia tăng về lượng người tiêu dùng mới cũng như giữ chân người tiêu dùng cũ trước đó. Từ đây thì họ cũng sẽ duy trì được một mức doanh thu hết sức ổn định và phát triển không ngừng.

Quan hệ khách hàng

Dòng doanh thù ở đây được hiểu là hình thức mà doanh nghiệp sẽ chuyển đổi giá trị hay giải pháp để cho vấn đề của người tiêu dùng, khách hàng biến thành lợi nhuận hoặc sẽ biến nhu cầu mà khách hàng cần đối với dịch vụ, sản phẩm cũng thành lợi nhuận. Những hình thức để bạn có thể tạo nên doanh doanh thu như phí đăng ký, phí sử dụng, bán tài sản,..

1.2.4. Nguồn lực và hoạt động chính của mô hình kinh doanh Canvas

Nguồn lực chính là điều cần thiết để mỗi doanh nghiệp trong kinh doanh mới có thể tồn tại cũng như phát triển trong thời gian lâu dài. Khi mà bạn đã xác định rõ được về nguồn lực chính thì mới có phương pháp phân bố chúng một cách khoa học, hợp lý để tạo nên giá trị.

Hoạt động chính hỗ trợ cho người sử dụng xác định rõ được tầm quan trọng của công việc cần làm để duy trì hoạt động kinh doanh. Còn nhà cung cấp và khách hàng chính là đối tác chính được nhắc đến, bên cạnh đó thì sự kết hợp giữa hai nhà đối tác này sẽ hỗ trợ cho họ giảm thiểu được sự rủi ro không đáng có.

Nguồn lực chính

1.2.5. Cơ cấu chi phí

Việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được duy trì từ việc mô tả cơ cấu chi phí cụ thể từ BMC. Mặc dù khá nhiều doanh nghiệp cũng đã chú trọng hơn vào phần giá cả tuy nhiên vẫn có những doanh nghiệp đầu tư vào vấn đề tăng giá trị khách hàng hơn.

2. Vì sao Apple lại lựa chọn mô hình kinh doanh canvas?

2.1. Tư duy trực quan

Lý do mà Apple lại lựa chọn mô hình kinh doanh Canvas bởi nó có yếu tố tư duy duy trực quan hỗ trợ cho người sử dụng dễ dàng đưa ra những quyết định. Bên cạnh đó thì mô hình này còn hỗ trợ cho các phân tích một cách chi tiết, ngắn gọn về những ảnh hưởng đến Apple, hỗ trợ họ định hướng mục tiêu một cách rõ ràng.

2.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố

Những yếu tố được đề cập bên phần trên đều có những quan hệ mất thiết với nhau cũng sự bổ trợ cho nhau trong vấn đề thực hành đưa ra các mục tiêu kinh doanh. Không chỉ vậy thực hiện phân tích những yếu tố này còn giúp Apple nảy ra được nhiều ý tưởng sáng tạo trong hoạt động kinh doanh.

Mối quan hệ giữa các yếu tố

2.3. Dễ dàng lưu hành.

Người dùng sẽ hoàn toàn truy cập và chia sẻ khi sử dụng mô hình kinh doanh Canvas. Các ý tưởng, hình ảnh sẽ đều có thể dễ dàng trong việc truyền đạt đến người khác làm cho mọi người có thể nắm bắt được mục tiêu, công cụ tiện ích này còn có tính di động khi dùng vì người cùng team sẽ dễ dàng quan sát, theo dõi ngụ ý của bạn khi chỉ cần in mô hình Canvas ra một áp phích.

2.4. Ví dụ thực tế

Mô hình kinh doanh canvas đã được áp dụng rất nhiều trong doanh nghiệp và phải kể đến là Apple, một ông lớn trong ngành điện tử. Họ đã lựa chọn cho mình một hướng đi riêng nhưng lại vô cùng hiệu quả khi có sự xuất hiện ra đời của Ipod. Không những vậy thì Apple, itunes đã tích hợp những phần mềm, thiết bị cũng như cửa hàng trực tuyến thành một trải nghiệm duy nhất. Do đó mà Apple hiện nay đã có danh tiếng trong các hãng đứng đầu về thiết bị nghe nhạc.

Ví dụ thực tế

Nhờ vào việc sử dụng mô hình kinh doanh mà thời gian gần đây Apple đã chiếm lĩnh toàn bộ thị trường cho dù nó không phải là một doanh nghiệp đứng đầu trong thị trường máy nghe nhạc MP3. Mô hình này có bản chất là sự kết hợp của nhiều yếu tố chính để tận dụng triệt để những giải pháp giá trị làm tăng đặc trưng của chính nó. Hơn nữa, Apple còn có những mối quan hệ lâu dài với đối tác với những nhà sản xuất âm nhạc cho nên họ tận dụng được và bán nhạc trên cửa hàng tiện ích. Tuy nhiên nhân tố chính tạo nên áp lực đè nặng lên đối thủ chính là doanh thu của Apple từ việc bán Ipod và app store.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mô hình kinh doanh Canvas của Apple. Nếu như có đóng góp khác nào hãy liên hệ ngay để viecday365.com hoàn thiện và phát triển nội dung bài viết hơn. Cuối cùng xin kính chúc bạn đọc nhiều sức khỏe và thường xuyên ghé thăm website để chờ đón nhiều thông tin thú vị khác nhé.