[TẢI NGAY] Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng chuẩn nhất!
Tác giả: Bùi Nguyệt 20-05-2024
Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng là gì? Tác dụng của mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng như thế nào? Và đâu là cách viết mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng chuẩn nhất? Hãy cùng với viecday365.com tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.
1. Khái niệm và vai trò của mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng
Nếu bạn là kế toán trong doanh nghiệp hay một vị trí được tín nhiệm của lãnh đạo công ty giao cho nhiệm vụ làm việc với ngân hàng thường xuyên, chắc chắn rằng, tài liệu mang tên mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng không còn là gì xa lạ với bạn. Chính xác hơn, mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng chính là mẫu tài liệu có đóng dấu của người đứng đầu doanh nghiệp, có nội dung ủy quyền cho một thành viên khác trong công ty đến ngân hàng thực hiện các giao dịch.
Đây còn được xác nhận là “văn bản thông hành” giúp bạn làm việc với ngân hàng suôn sẻ về các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, ngay cả khi không nằm trong lực lượng ban giám đốc. Đây là văn bản bắt buộc theo quy định của ngân hàng và có tính pháp lý cao trong bất kỳ một lần nào thực hiện giao dịch tại ngân hàng nào, do vậy được sử dụng khá thông dụng trong mỗi doanh nghiệp.
Tuy vậy, không phải ai lần đầu tiên soạn thảo mẫu giấy này, ai cũng đều nắm được nội dung chuẩn của giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng gồm những gì? Nếu đang rơi vào tình huống này mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây để có một cái nhìn đầy đủ nhất nhé.
2. Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng gồm những nội dung gì?
Như tất cả các giấy tờ, tài liệu văn phòng khác, mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng cũng mở đầu bằng quốc hiệu tiêu ngữ và tên của công ty. Để đảm bảo độ cân xứng giữa các nội dung, phần quốc hiệu, tiêu ngữ sẽ chiếm nội dung khoảng ⅔ độ rộng của trang A4 và lệch về phía bên phải. Trong khi đó, cũng cùng một dòng nhưng thông tin của công ty sẽ được đặt lệch về phía bên trái. Ngay bên dưới hai thành phần này, là ngày/tháng/năm cũng như số văn bản của công ty.
Tên “GIẤY ỦY QUYỀN GIAO DỊCH NGÂN HÀNG” được viết chữ in hoa và đặt ở chính giữa văn bản.
Đó chính là hình thức chung cho mở đầu của giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng mà bạn phải cần nắm rõ. Ngay sau đây, chúng ta sẽ đi vào nội dung chính của mẫu giấy thông dụng này:
Thứ nhất “kính gửi”:
Đây là mục nội dung biểu thị lời nói của chủ đại diện doanh nghiệp trao đổi cụ thể với ngân hàng về vấn đề ủy quyền cho một nhân viên khác. Do vậy, khách thể trong mục kính gửi chính là tên ngân hàng công ty đã đăng ký mà kế toán hay nhân viên công ty sắp sửa đến thực hiện giao dịch. Bạn có thể viết:
Kính gửi: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vietnam Techcombank
Sau đó, chuyển đến mục tên. Thường thì trong hầu hết các văn bản, người trực tiếp cầm đơn sẽ được ghi tên. Tuy vậy, với riêng trong mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng, phần nội dung tiếp theo sẽ điền tên của người đứng đầu doanh nghiệp.
Đính kèm với tên thì những thông tin liên quan đến đại diện doanh nghiệp bao gồm: Số chứng minh nhân dân, hộ chiếu số, địa chỉ thường trú, số tài khoản của hộ kinh doanh và giấy phép đăng ký kinh doanh. Những thông tin này đều được trình bày thành từng dòng riêng biệt rõ ràng. Cụ thể, bạn có thể trình bày như sau:
Tên tôi là : Phạm Anh Khoa
Số chứng minh nhân dân/số hộ chiếu: 0912248678 Ngày cấp: 20/8/2005
Nơi cấp: Công an tỉnh Thanh Hóa.
Địa chỉ thường trú: Số 3, Đường Hoàng Long, Phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa
Là tài khoản của hộ kinh doanh
Giấy phép đăng ký kinh doanh số… ngày cấp …. Nơi cấp.
Bên cạnh đó, nếu trực tiếp thực hiện những giao dịch trên thẻ tín dụng, tài khoản thanh toán cụ thể nhất, chứng chỉ vàng, thẻ tiết kiệm. Bạn cũng phải để cập rõ trong mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng. Nội dung này thường bôi đậm và lưu ý thật kỹ để người được ủy quyền nắm rõ quyền hạn của mình cho từng danh mục thanh toán.
Ví dụ, đối với tài khoản thanh toán, bạn cần phải ghi rõ số tiền sau nội dung
- Được quyền sử dụng với số tiền tối đa cho từng giao dịch là:
- Được phát hành Séc với số tiền tối đa cho từng giao dịch là:
Đối với chứng chỉ thẻ tiết kiệm, chứng chỉ vàng vào kỳ phiếu, người làm giấy ủy quyền cũng cần ghi chú rõ các nội dung về nội dung rút tiền bao gồm: Được rút gốc, được rút lãi hay được rút cả gốc lẫn lãi cũng như thời hạn cụ thể cho việc thực hiện các giao dịch này.
Bên cạnh những nội dung này, người sử dụng mẫu giấy ủy quyền cũng có thể trao đổi cụ thể với giám đốc công ty để xác nhận quyền hạn bổ sung ghi rõ trên giấy.
Thông thường đến đây, các chủ doanh nghiệp cũng có thể kết luận bằng thông tin “Tôi kính thông báo đến ngân hàng biết thông tin này” sau đó cảm ơn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, khi đại diện kinh doanh giao cho kế toán hay nhân viên của mình thực hiện những giao dịch ngân hàng phức tạp hay với số tiền giao dịch lớn, bắt buộc phải có thêm nội dung cam kết.
“Chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ủy quyền này và xác nhận ngân hàng không phải chịu trách nhiệm nếu như xảy ra vấn đề tranh chấp giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền”.
Ngoài cam kết, để chắc chắn về tính pháp lý, một nội dung khác cần phải trình bày trong mẫu giấy giao dịch ngân hàng bao gồm những lưu ý quan trọng trong vấn đề xảy ra tranh chấp giữa hai bên ủy quyền và được ủy quyền cũng như làm rõ trách nhiệm của ngân hàng. Một số lưu ý quan trọng có thể kể đến như:
- Bên ủy quyền và bên được ủy quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho ngân hàng biết xảy ra trường hợp chấm dứt việc ủy quyền đúng thời hạn.
- Việc chấm dứt hiệu lực của Giấy ủy quyền này không làm chấm dứt trách nhiệm của bên ủy quyền đã cam kết và giao dịch do bên ngân hàng đã xác lập với ngân hàng.
Phần kết của mẫu giấy ủy quyền này chính là phần chữ ký của các bên bao gồm người ủy quyền, người được ủy quyền và có thể thêm xác nhận của ngân hàng.
3. Tải về mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng đầy đủ nhất
Trên đây chính là các thành phần không thể thiếu xuất hiện đầy đủ trong nội dung của một mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng hoàn chỉnh cũng như hướng dẫn chi tiết cách viết từng danh mục nội dung như thế nào. Ngay sau đây, bạn có thể tải về máy ngay biểu mẫu ủy quyền giao dịch ngân hàng cụ thể để phục vụ cho công việc của mình nhé.
Trên đây bạn vừa tham khảo cách viết và những bản tải về mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng đầy đủ và chuẩn nhất. Ngoài ra, một số nội dung về thủ tục làm giấy ủy quyền, bạn cũng nên nằm lòng để thực hiện thật chuẩn nhé.
4. Một số thủ tục làm giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng
Nghe qua thì có vẻ phức tạp, song trên thực tế, mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng cho bạn không quá khó làm. Nếu đây là lần đầu tiên có nhiệm vụ soạn thảo văn bản này, bạn sẽ làm theo các bước hướng dẫn ngay sau đây nhé:
Đầu tiên, bạn đến chi nhánh, ngân hàng, điểm giao dịch nơi bạn đăng ký tài khoản để yêu cầu giao dịch viên ngân hàng hỗ trợ trực tiếp. Sau đó giao dịch viên sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ những thông tin cơ bản về quy định thủ tục làm giấy này lẫn mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng đầy đủ nhất.
Tiếp theo, bạn sẽ có nhiệm vụ khai báo toàn bộ thông tin liên quan đến chủ tài khoản và thông tin tài khoản mong muốn ủy quyền giao dịch. Dĩ nhiên, thông tin của người được ủy quyền phải đảm bảo chính xác và có xác nhận bằng chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước.
Cuối cùng, bạn lấy xác nhận của ngân hàng và lấy xác nhận (thường là dấu hoặc chữ ký) cho người thực hiện đề xuất ủy quyền.
Bạn biết rằng, các giao dịch về ủy quyền giao dịch ngân hàng thường liên quan trực tiếp đến tài sản, tiền bạc của cả cá nhân và doanh nghiệp, do vậy từ việc đối tượng ủy quyền đến quá trình làm giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng phải được cân nhắc thật kỹ càng. Để đảm bảo tính pháp lý, khác biệt, hiện nay các ngân hàng khác nhau đang áp dụng một mẫu giấy ủy quyền riêng biệt. Do vậy, bạn có thể đến các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất để trao đổi thông tin cũng như cập nhật mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng mới nhất nhé.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về vai trò, nội dung và hướng dẫn cách viết chuẩn xoay quanh mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng. Mong rằng, thông tin này sẽ thật sự hữu ích cho tất cả các bạn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ văn phòng của mình nhé.