Hướng dẫn viết các mẫu cv xin việc ngành giáo dục đúng chuẩn
Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng 21-05-2024
Làm sao để viết được mẫu CV xin việc ngành giáo dục đúng chuẩn, thu hút nhà tuyển dụng và đánh bại những đối thủ là những thông tin được tìm kiếm nhiều trên mạng. Nội dung bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách viết đúng chuẩn và rất nhiều mẫu CV xin việc ngành giáo dục bạn có thể tham khảo bài viết sau.
Ngành giáo dục là một trong những ngành quan trọng được đầu tư và phát triển mạnh, ngành này có rất nhiều vị trí việc làm tiềm năng, nhiều cơ hội phát triển. Chình vì vậy mà ứng tuyển và làm việc trong ngành giáo dục là một trong những mơ ước của rất nhiều các ứng viên. Để có thể làm việc trong ngành giáo dục thì việc quan trọng nhất là chuẩn bị những mẫu CV xin việc đúng chuẩn cho vị trí mình ứng tuyển. Nội dung sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách viết các mẫu CV xin việc ngành giáo dục đúng chuẩn hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Hướng dẫn viết CV xin việc ngành giáo dục đúng chuẩn
Ngành giáo dục có rất nhiều vị trí việc làm, mỗi vị trí việc làm sẽ có những yêu cầu riềng. Tuy nhiên CV ngành này phải có những thông tin cơ bản như thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng làm việc, mục tiêu nghề nghiệp và một mục về thông tin bổ sung. Đây là những thông tin cơ bản nhất mà ứng viên cần phải đưa vào CV xin việc ngành giáo dục, bạn có thể viết theo hướng dẫn sau.
1.1. Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân là một phần thông tin quan trọng và cần thiết mà ứng viên không được bỏ qua. Với thông tin này nhà tuyển dụng sẽ biết bạn là ai và phân biệt bạn với những ứng viên khác. Nội dung thông tin cá nhân cần đưa vào là những thông tin về họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc, email… Đây là những thông tin cơ bản nhất mà ứng viên cần phải đưa vào trong phần thông tin cá nhân.
Để hoàn thành tốt nội dung phần này thì ứng viên cần lưu ý viết ngắn gọn, đúng thông tin trên các giấy tờ bằng cấp khác. Sử dụng những thông tin như số điện thoại, email là những thông tin mà bạn sử dụng thường xuyên để khi nhà tuyển dụng liên hệ bạn có thể cập nhất được tình hình.
Ứng tuyển: Việc làm Quản lý giáo dục
1.2. Trình độ chuyên môn
Ngành giáo dục hấu hết các vị trí tuyển dụng đều yêu cầu về mặt trình độ chuyên môn. Mỗi một vị trí việc làm nhà tuyển dụng lại yêu cầu trình độ chuyên môn riêng bắt buộc ứng viên cần phải đáp ứng được. Vậy nên nội dung phần này là một nội dung giúp bạn ghi điểm và là căn cứ để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn.
Với trình độ chuyên môn bạn nên liệt kê một cách đầy đủ, chi tiết và rõ ràng các thông tin về bằng cấp, kết quả học tập bạn có được. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có đủ năng lực, tự tin đảm nhận vị trí ứng tuyển. Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng với những thông tin trình độ chuyên môn sáng.
1.3. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là một phần nội dung khó viết đặc biệt là đối với những bạn sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên nếu bạn viết tốt mục tiêu nghề nghiệp bạn sẽ có được tấm vé vào vòng trong. Để viết tốt nội dung phần này bạn cần phải có định hướng rõ ràng, hãy hoạch định kế hoạch của bản thân từ đó đưa vào CV mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
Bạn nên chia mục tiêu nghề nghiệp thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. với mục tiêu ngắn hạn có thể là áp dụng những kiến thức và kỹ năng bản thân có để hoàn thành tốt công việc được giao. Còn với mục tiêu dài hạn bạn có thể đưa ra những mục tiêu trong 3 đến 5 năm tới. Đó là cách để bạn ghi điểm trong phần mục tiêu nghề nghiệp.
1.4. Kỹ năng làm việc
Trong các mẫu CV ngành giáo dục thì mục kỹ năng làm việc cũng là mục được nhà tuyển dụng quan tâm. Dựa vào kỹ năng làm việc nhà tuyển dụng sẽ chọn ra được những ứng viên xuất sắc để vào vòng phỏng vấn. Ứng viên nên tận dụng cơ hội này để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Bạn có thể viết kỹ năng làm việc dựa vào những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra trong phần tin tuyển dụng. Hãy tìm hiểu xem mong muốn của nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên là gì? Dự vào những yêu cầu đó để viết kỹ năng trong CV xin việc của mình.
Những kỹ năng không thể thiếu trong các mẫu CV xin việc ngành giáo dục là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giải quyết vấn đề… Đây đều là những kỹ năng quan trong giúp ứng viên hoàn thành tốt công việc của mình.
Ứng viên nên lựa chọn những kỹ năng nào phù hợp với vị trí ứng tuyển và bản thân mình có để viết trong phần kỹ năng để ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng.
1.5. Kinh nghiệm làm việc
Nhà tuyển dụng luôn mong muốn và yêu tiên những ứng viên có kinh nghiệm làm việc, hãy nắm bắt cơ hội và thời cơ này để ghi điểm một cách tuyệt đối. Với những người đã từng đi làm, có kinh nghiệm làm việc thì hoàn thành nội dung này không quá khó. Bạn chỉ cần kể ra cho nhà tuyển dụng biết công việc bạn đã từng làm, mô tả công việc đó và đưa ra thông tin về vai trò nhiệm vụ bạn đảm nhận ở vị trí đó. Để nhà tuyển dụng biết được bạn là người có kinh nghiệm.
Còn đối với những người chưa có kinh nghiệm, mới ra trường thì bạn cũng đừng quá lo lắng hoặc bỏ trống nội dung phần này nhé. Bạn có thể đưa vào những thông tin về những công việc bạn đã từng làm thêm ở thời sinh viên, những công việc làm thêm đó nó giúp bạn có được những kinh nghiệm gì? Đó cũng là cách bạn hoàn thành thông tin mục kinh nghiệm làm việc với những người không có nhiều kinh nghiệm.
1.6. Thông tin bổ sung
Sau khi hoàn thành những thông tin cơ bản trên thì trong CV xin việc còn có thêm một mục rất quan trọng mà rất nhiều ứng viên không nên bỏ qua đó chính là phần thông tin bổ sung. Với phần này ứng viên có thể đưa vào những thông tin khác, những thông tin này là những thành tích mà ứng viên có được hay là những hoạt động, chương trình mà ứng viên đã tham gia ở thời điểm trước đó mang đến cho ứng viên những kết quả tốt. Hãy tận dụng phần thông tin này để quảng cáo bản thân, làm cho CV xin việc của bạn sáng.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV xin việc ngành giáo dục có thể tham khảo những thông tin trên, từ đó có thể tự mình viết được những CV xin việc hoàn hảo.
Tuyển dụng: Việc làm Chuyên viên tư vấn giáo dục
2. Những mẫu CV xin việc ngành giáo dục được sử dụng nhiều
Trong ngành giáo dục có rất nhiều vị trí việc làm, để có thể làm việc trong ngành thì yêu cầu về mặt hồ sơ giấy tờ rất quan trọng. Ứng viên cần phải chuẩn bị những mẫu CV xin việc ngành giáo dục đúng với vị trí mình ứng tuyển để gửi đến nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số mẫu CV xin việc ngành giáo dục bạn có thể tham khảo.
2.1. Mẫu CV xin việc giáo viên mầm non
Hiện nay giáo viên mầm non là một trong những vị trí việc làm có nhu cầu tuyển dụng nhiều, để có được những việc làm giáo viên mầm non có tiềm năng thì ứng viên phải cạnh tranh với nhau ngày từ vọng loại hồ sơ và CV xin việc giáo viên mầm non là một trong những giấy tờ để nhà tuyển dụng lấy làm căn cứ xét duyệt hồ sơ và lựa chọn ứng viên phù hợp. Bạn có thể tham khảo mẫu CV xin việc giáo viên mầm non trên viecday365.com để tải và sử dụng các mẫu CV xin việc giáo viên mầm non đúng chuẩn và chuyên nghiệp.
2.2. CV xin việc giáo viên các cấp
Ngoài CV xin việc giáo viên mầm non thì còn có mẫu CV xin việc giáo viên các cấp, mẫu CV xin việc giáo viên các cấp ứng viên có thể tham khảo và tìm kiếm trên trang viecday365.com.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều các mẫu CV xin việc của các vị trí khác trong ngành giáo dục bạn có thể tìm hiểu để có thêm kinh nghiệm và kiến thức để có thể viết CV xin việc ngành giáo dục thật hoàn hảo.
Xem thêm: Mẫu CV online của viecday365.com
3. Một số lưu ý khi viết CV xin việc ngành giáo dục
CV xin việc ngành giáo dục không quá khó viết những để viết được những CV xin việc hoàn thảo thì không phải ứng viên nào cũng biết viết. Đã có rất nhiều ứng viên chưa có kinh nghiệm khi viết CV gặp phải khá nhiều lỗi khiến cho CV bạn mất điểm hoặc bị loại. Dưới đây là một số lỗi thường gặp, bạn nên tránh.
- Lỗi đầu tiên phải kể đến đó chính là việc sử dụng một maxi CV xin việc ngành giáo dục gửi cho nhiều vị trí việc làm khác nhau. Việc làm này của bạn đã không tôn trọng nhà tuyển dụng, nội dung trong CV xin việc của bạn cũng không bám sát vị trí ứng tuyển và kết quả những CV xin việc này chắc chắn sẽ bị loại.
- Lỗi về mặt hình thức: Hãy gặp phải ở những bạn ứng viên ẩu, khi trình bày CV không sạch sẽ, tẩy xóa hay cỡ chữ phông chữ không hài hòa làm mất đi tính thẩm mỹ. Hình thức không đẹp thì chắc chắn bạn sẽ mất điểm và cơ hội việc làm của bạn cũng sẽ bị đổi thủ lấy mật.
- Lỗi câu từ và nội dung: Về nội dung trong CV bạn chỉ nên đưa những thông tin một cách ngắn gọn, một CV xin việc hoàn hảo thường nội dung sẽ được thể hiện ở một mặt của tờ A4. Chính vì vậy mà bạn chỉ cần đưa ra những thông tin chính xác và ngắn gọn là đã có thể ghi điểm tuyệt đối. Nhưng bạn cần lưu ý kiểm tra lại nội dung và câu từ mình viết để đảm bảo câu viết đủ nghĩa.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về CV xin việc ngành giáo dục bạn có thể tham khảo và tìm hiểu. Hy vọng với nội dung chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức và kỹ năng để có thể tự tin viết CV xin việc ngành giáo dục để bách chiến bách thắng trong các lần ra quân ứng tuyển.